Xử lý tôm bị đen mang và chết trong nhá

Nếu bà con nuôi tôm quan sát thấy hiện tượng tôm bị đen mang và chết trong nhá thì đây có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Mặc dù có thể có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên, nhưng một số nguyên nhân phổ biến sẽ được BIOGENCY điểm qua bài viết này và hướng dẫn bà con cách xử lý, phòng ngừa tình trạng tôm bị đen mang. Cùng tìm hiểu kỹ hơn dưới đây nhé!

Xử lý tôm bị đen mang và chết trong nhá

Dấu hiệu tôm bị đen mang: Đâu là cảnh báo bệnh?

Dấu hiệu rõ nhất của tình trạng tôm bị đen mang là màu sắc biến đen tại mang và vùng bụng của con tôm. Một số dấu hiệu đặc trưng dễ phát hiện như:

  • Mang có màu sắc từ bình thường qua màu hơi đen: Một trong những dấu hiệu rõ nhất là màu sắc của mang và vùng bụng trở nên đen.
  • Biểu hiện hoạt động trên tôm: Tôm bị ảnh hưởng bởi bệnh đen mang thường giảm bơi, bơi chậm chạp hoặc lờ đờ trên mặt nước.
  • Trong nhá có tôm chết: Bệnh đen mang thường dẫn đến tình trạng tôm chết đột ngột trong nhá mà không có dấu hiệu rõ ràng trước đó.
  • Gai và nổi mụn: Có thể xuất hiện các đốm đen, gai hoặc nổi mụn trên cơ thể của tôm, đặc biệt là ở vùng mang.
  • Tôm bỏ ăn, chậm lớn: Khi tôm bị đen mang nặng, tôm sẽ có xu hướng bỏ ăn, chậm lớn, rớt đáy.
  • Biểu hiện từ môi trường nước: Trong ao sẽ xuất hiện nhiều bùn đen, tảo dày, khí độc cao thường xuất hiện ở các ao ít xử lý đáy, xi-phông không đủ.
Xử lý tôm bị đen mang và chết trong nhá
Biểu hiện tôm bị đen mang.

Nguyên nhân dẫn đến tôm bị đen mang và chết trong nhá

Như đã có rất nhiều nguyên nhân gây ra 1 loại bệnh nào đó trong ao, đôi khi do bệnh mẫn cảm bệnh cũng gây biểu hiện lên tôm. Tuy nhiên, từ trải nghiệm thực tế và các trường hợp từ khách hàng của mình BIOGENCY thống kê và thông tin đến bà con một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh đen mang trên tôm (hoặc mang tôm có biểu hiện chuyển màu đen):

  • Nước nuôi và môi trường đáy ao không chất lượng: Con tôm sống bám vào môi trường nước vì vậy tác động từ nước chính là nguồn gốc của vấn đề lên tôm. Oxy hòa tan trong nước thấp, nồng độ chất hữu cơ cao hay cường độ ánh sáng không phù hợp đều tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn gây hại. Nước nhiễm kim loại nặng hay nồng độ khí độc cao cũng khiến tôm có khả năng bị đen mang. Bùn đáy tích tụ nhiều, dày và đen ảnh hưởng lên tôm. Xem thêm: Hướng dẫn xử lý đáy ao nuôi tôm (trước, trong và sau vụ nuôi)>>>
  • Nhiễm khuẩn: Vi khuẩn Vibrio Harveyi trong ao phát triển quá mức sẽ ăn mòn lớp vỏ chitin, quá trình melanin hóa làm lành vết thương sẽ để lại những đốm đen trên cơ thể tôm.
  • Nhiễm nấm: Cũng như vi khuẩn nấm Fusarium là một tác nhân, các sắc tố melanin thường xuất hiện, gây cho mang tôm có màu đen. Loại nấm thuộc giống Fusarium thường sống trong môi trường nước ngọt, nước lợ và đất, điều này làm cho tất cả các loại tôm thẻ, tôm sú đều có khả năng nhiễm phải.
  • Sự quản lý hệ thống nuôi tôm: sự cân bằng trong việc kiểm soát nước, mật độ, chế độ dinh dưỡng và an toàn sinh học ao nuôi đều liên quan đến nhau và quyết định việc có hay không của các loại mầm bệnh.

Bí quyết để bà con bảo vệ đàn tôm của mình khỏi bệnh đen mang

– Khi phát hiện có tôm bị đen mang

  • Tách riêng những con đó ra để ngăn chặn sự lây lan của bệnh.
  • Đánh vi sinh Microbe-Lift AQUA C làm sạch môi trường nước kết hợp Microbe-Lift AQUA SA sạch đáy. Nuôi nước khỏe mạnh để bảo vệ những con tôm chưa nhiễm bệnh. Ngoài ra bùn đáy được loại bỏ sẽ làm giảm đốm đen có thể thấy rõ.
  • Áp dụng liệu pháp điều trị phù hợp bao gồm sử dụng các loại kháng sinh hoặc chất kháng nấm dựa trên đánh giá hiệu quả của chuyên gia và hướng dẫn sử dụng dùng thuốc.
Xử lý tôm bị đen mang và chết trong nhá
Microbe-Lift AQUA C làm sạch môi trường nước kết hợp Microbe-Lift AQUA SA sạch đáy

– Phòng ngừa tôm bị đen mang

  • Kiểm tra chất lượng nước định kỳ: Việc định kỳ, phòng ngừa là cách chủ động và tốt nhất để bảo vệ ao tôm. Đảm bảo rằng các tham số như pH, nồng độ oxy và mức độ Amoniac, Nitrit được kiểm soát đúng cách.
  • Giữ màu nước ao nuôi: Loại bỏ tảo độc, duy trì mật độ tảo cho màu nước phù hợp, xi-phông chất thải định kỳ 1 ngày 1 lần, sử dụng các loại vi sinh đáy để phân hủy chất hữu cơ, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Bằng cách kiểm soát chất lượng nước, duy trì môi trường nuôi trồng ổn định và áp dụng biện pháp an toàn sinh học, người nuôi tôm có thể giảm nguy cơ nhiễm bệnh và tăng cường sức khỏe của đàn tôm. Ngoài ra, việc kiểm soát mật độ nuôi, cung cấp chế độ dinh dưỡng cân đối, và thực hiện các biện pháp điều trị kịp thời cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự lây nhiễm và giảm tỷ lệ tử vong.

Trong việc nuôi tôm, tình trạng tôm bị đen mang và chết trong nhá không phải là hiện tượng hiếm. Để đối mặt với tình trạng này, việc xử lý hiệu quả và thực hiện các biện pháp phòng ngừa trên là quan trọng để duy trì một hệ thống nuôi tôm khỏe mạnh và sản xuất hiệu quả. Việc áp dụng những biện pháp này không chỉ giúp bảo vệ đàn tôm mà còn tăng cường sự ổn định và tối ưu lợi nhuận kinh tế khi bà con không vướng phải việc điều trị bệnh cho tôm, điều làm tăng nhiều chi phí của người nuôi.

Sự quan tâm đặc biệt đến môi trường nuôi trồng và sức khỏe của tôm không chỉ mang lại hiệu quả cho từng vụ nuôi mà còn đảm bảo sự bền vững và thành công trong ngành nuôi tôm trong tương lai. Bằng cách áp dụng những biện pháp này, chúng ta có thể tạo ra những vụ tôm chất lượng cao, giảm rủi ro và nâng cao lợi nhuận, làm cho ngành nuôi tôm trở thành một ngành sản xuất ngày càng bền vững.

Tôm bị đen mang và chết trong nhá là một hiện tượng nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến hiệu quả vụ nuôi. Nếu gặp bất kỳ khó khăn nào trong quá trình nuôi tôm, bà con hãy gọi ngay đến số HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

>>> Xem thêm: Tôm bị teo gan: Nguyên nhân do đâu? Cách điều trị