Tôm lột dính vỏ có phải là hiện tượng đáng lo ngại?

Lột xác là hoạt động sinh lý bình thường trong tiến trình tăng trưởng của tôm. Vậy trường hợp tôm lột dính vỏ, tức lột không hoàn toàn, tôm lột còn dính ở chân, thân hoặc đuôi liệu có phải là hiện tượng đáng lo ngại? Hãy cùng Đất Hợp tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tôm lột dính vỏ có phải là hiện tượng đáng lo ngại?

Vì sao có hiện tượng tôm lột dính vỏ?

Tôm là một loài giáp xác, đồng nghĩa rằng để phát triển và tăng trưởng nhanh cả về kích thước lẫn trọng lượng, chúng cần diễn ra quá trình lột xác thường xuyên và đúng chu kỳ. Do đó, quá trình lột xác đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tiến trình phát triển của tôm.

Tôm sẽ lột xác khi đủ sức, khi cơ thể hấp thụ đủ dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết. Quá trình tôm lột xác thông thường sẽ diễn ra vào buổi tối, với tôm thẻ thường sẽ lột vào giữa tháng và cuối tháng.

Quá trình lột xác đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của tôm.

Hình 1. Quá trình lột xác đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của tôm.

Tuy nhiên, trên thực tế, không phải lúc nào quá trình lột xác của tôm cũng diễn ra nhanh chóng và suôn sẻ. Hiện nay có nhiều hộ nuôi tôm gặp phải tình trạng tôm lột dính vỏ, tức tôm lột không hết, còn dính chân, thân hay đuôi.

Nguyên nhân tôm lột dính vỏ, dính thân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tôm lột dính vỏ, dưới đây là 3 nguyên nhân chính:

– Tôm thiếu dinh dưỡng:

Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến tôm khó lột xác, tôm lột dính vỏ. Khi thiếu dinh dưỡng, tôm không đủ sức bơm đầy nước vào cơ thể để làm nứt lớp vỏ cũ ở phần đỉnh của thân tôm, dẫn đến tình trạng tôm không lột vỏ hết hoàn toàn, dính chân, thân hoặc đuôi.

Theo đó, để tôm đủ sức lột vỏ thì chúng cần lượng đạm từ 32-45%. Bà con nên cho tôm ăn đủ lượng, trong tháng đầu nên cho ăn từ 8-10% tổng số lượng đàn, các tháng tiếp theo cho ăn từ 5-7%.

Trong thời gian nuôi bà con cần chú ý quan sát, theo dõi để điều chỉnh lượng thức ăn cho tôm phù hợp với từng giai đoạn. Ở giai đoạn chuyển đổi thức ăn, bà con không nên chuyển lập tức, thay vào đó nên trộn lẫn 2 loại cũ và mới cho ăn ít nhất 3 ngày.

Điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp cho tôm trong từng giai đoạn để tránh tình trạng tôm lột dính vỏ.

Hình 2. Điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp cho tôm trong từng giai đoạn để tránh tình trạng tôm lột dính vỏ.

– Môi trường ao nuôi tôm không tốt:

Quá trình lột xác tôm cần lượng oxy hòa tan gấp đôi (4 – 6mg/l). Độ pH cần đạt từ 7 – 8.5, tốt nhất là 7.5 – 8; độ kiềm cần duy trì từ 120mg/l. Bên cạnh đó, ao tôm cần có độ mặn phù hợp.

Nếu những chỉ số trên không đáp ứng, quá trình lột vỏ của tôm sẽ bị kìm hãm, dễ dẫn đến hiện tượng tôm lột dính vỏ, lột vỏ không hoàn toàn.

– Vi khuẩn gây bệnh trên tôm:

Trong quá trình lột vỏ, tôm rất yếu. Do đó, đây là cơ hội để vị khuẩn xâm nhập khiến tôm nhiễm bệnh với mật độ cao. Trong đó chủ yếu là nấm làm tôm lột dính vỏ, vỏ dính vào chân, thân hoặc đuôi. Hoặc tôm bị bệnh gan tụy (EMS) làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, khiến tôm không đủ sức lột vỏ hoàn toàn.

Hiện tượng tôm lột dính vỏ có đáng lo ngại?

Như đã nói ở trên vì là loài giáp xác, do đó quá trình lột xác/vỏ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với tiến trình phát triển của tôm. Nếu quá trình lột vỏ của tôm có vấn đề, tôm không lột được vỏ hoàn toàn đồng nghĩa với tôm sẽ chết.

Cụ thể, khi tôm không lột được vỏ cũ hoàn toàn, thời gian lột vỏ cũ chậm sẽ khiến tôm yếu đi, sức chống chịu giảm. Từ đây làm tăng nguy cơ tôm chết hay còn gọi là hiện tượng rớt đáy, khi xi phông hút đáy sẽ thấy tôm chết nguyên con.

Hiện tượng tôm lột dính vỏ, rớt đáy thường xảy ra, nhất là với các ao nuôi mật độ dày. Số lượng có thể từ vài ký đến vài chục ký mỗi đêm, thậm chí là chết đến cả tấn. Do đó, tôm lột dính vỏ là hiện tượng rất đáng lo ngại. Bởi nếu không có biện pháp khắc phục, nguy cơ mất trắng vụ tôm vô cùng cao.

Cách kiểm soát, phòng ngừa hiện tượng tôm lột dính vỏ hiệu quả

Hiện nay, khi phần lớn bà con hiện đang áp dụng mô hình nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh, tình trạng tôm lột dính vỏ là hiện tượng rất đáng lo ngại.

Yếu tố thời tiết, khí hậu thường thay đổi thất thường, tác động không nhỏ đến quá trình nuôi tôm. Do đó bà con nên có phương án phòng ngừa càng sớm càng tốt.

Để tôm lột vỏ hoàn toàn, không dính vỏ thì bà con cần đáp ứng được các điều kiện giúp tôm diễn ra quá trình lột vỏ tốt nhất, bao gồm cung cấp đủ dinh dưỡng, khoáng chất, đảm bảo chất lượng môi trường ao nuôi, đồng thời kiểm soát tốt các vi khuẩn, mầm bệnh trong ao.

Microbe-Lift – Giải pháp xử lý, kiểm soát toàn diện vấn đề trong ao nuôi tôm

Men vi sinh Microbe-Lift là sản phẩm được tiến hành nghiên cứu và phân lập bởi Viện nghiên cứu sinh thái Hoa Kỳ (Ecological Laboratories INC) từ năm 1976. Đến nay, hiệu quả của Microbe-Lift đã được kiểm định, chứng minh qua việc ứng dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia.

Trong nuôi tôm, ứng dụng của men vi sinh thủy sản Microbe-Lift được đánh giá là giải pháp giúp bà con nuôi tôm kiểm soát toàn diện các vấn đề trong ao nuôi, trong đó bao gồm phòng ngừa hiện tượng tôm lột xác không hết, tôm rớt đáy hiệu quả. Tham khảo thêm: Tổng hợp các giải pháp sinh học trong nuôi trồng thủy sản được BIOGENCY cung cấp>>>

Men vi sinh thủy sản Microbe-Lift đang được cung cấp tại BIOGENCY.

Hình 3. Men vi sinh thủy sản Microbe-Lift đang được cung cấp tại BIOGENCY.

Bà con có thể tham khảo cách sử dụng các sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift cụ thể về liều lượng, ở từng giai đoạn qua bảng sau:

Giai đoạn Trước khi thả tôm Giai đoạn 1-10 ngày Giai đoạn 10-30 ngày Giai đoạn 30-60 ngày Giai đoạn 60 ngày – thu hoạch
Đặc điểm mỗi giai đoạn Gây màu nước Tôm ăn ít nhưng bắt đầu xuất hiện thức ăn thừa và phân tôm Tôm phát triển và tăng lượng thức ăn. Chớm xuất hiện vấn đề về chất lượng nước, khí độc Chất lượng nước xấu hơn, tảo tàn, lợn cợn, nước đục.
NH3, NO2 bắt đầu tăng mỗi ngày
Tôm bị ảnh hưởng do khí độc tăng cao, xuất hiện tôm lờ đờ, rớt đáy
Sản phẩm, liều lượng AQUA C: 100ml/lần/ao 1000m3 AQUA C: 100ml/lần/ao 1000m3
3 ngày/lần
AQUA C: 100ml/lần/ao 1000m3
3 ngày/lần
AQUA C: 150ml/lần/ao 1000m3
3 ngày/lần
AQUA C: 200ml/lần/ao 1000m3
2- 3 ngày/lần
AQUA SA: 100ml/lần/ao 1000m3
3 ngày/lần
AQUA SA: 100ml/lần/ao 1000m3
3 ngày/lần
AQUA SA: 150ml/lần/ao 1000m3
3 ngày/lần
AQUA SA: 200ml/lần/ao 1000m3
2- 3 ngày/lần
AQUA N1: 100ml/lần/ao 1000m3
3 ngày/lần
AQUA N1: 150ml/lần/ao 1000m3
3 ngày/lần
AQUA N1: 200ml/lần/ao 1000m3
2- 3 ngày/lần
Bổ sung men đường ruột Microbe-Lift DFM trộn với thức ăn tôm liều lượng 0,5-1g/1kg thức ăn

Bảng tham khảo liều lượng và cách sử dụng men vi sinh thủy sản Microbe-Lift.

Tôm lột dính vỏ là một hiện tượng đáng lo ngại, ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm, cũng như kết quả mùa vụ. Để được tư vấn cụ thể hơn về hiện tượng tôm lột dính vỏ hoặc giải đáp các thắc mắc liên quan, bà con hãy liên hệ ngay cho Biogency qua Hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>>> Xem thêm: Cách nhận biết tôm sắp lột vỏ. Làm thế nào để tôm lột vỏ thuận lợi?