Tôm rớt đáy do ô nhiễm môi trường, chuyện không của riêng ai

Thời gian gần đây tình trạng ô nhiễm môi trường bên ngoài tác động đến ao nuôi ngày xuất hiện càng nhiều. Tôm rớt đáy, ao lợn cợn, tảo tàn, khí độc… luôn hiện hữu là vấn đề nhức nhối của nhiều người nuôi tôm hiện nay. Cùng Biogency tìm hiểu về hiện tượng tôm rớt đáy do ô nhiễm môi trường qua bài viết dưới đây.

Tôm rớt đáy do ô nhiễm môi trường, chuyện không của riêng ai

Hiện tượng tôm rớt đáy và ảnh hưởng của nó

Tôm rớt đáy là hiện tượng tôm chết rớt xuống đáy ao tại các ao nuôi thương phẩm, là hiện tượng có thể nhận biết bằng mắt thường. Bà con có thể quan sát ao thấy tôm chết rải rác hoặc có khi chết số lượng lớn. Đây là tình trạng nguy hiểm, báo động các vấn đề lớn mà ao nuôi tôm đang gặp phải.

Nếu không có biện pháp kịp thời số lượng tôm rớt đáy là cực kỳ nhiều và nhanh. Tôm rớt nhiều khiến môi trường nước càng thêm ô nhiễm do xác tôm phân hủy chưa kịp xi-phông ra ngoài và gây ra thiệt hại trực tiếp đến sản lượng thu hoạch cuối vụ.

Tôm chết rớt đáy không rõ lý do, gây ảnh hưởng đến năng suất mùa vụ.

Hình 1. Tôm chết rớt đáy không rõ lý do, gây ảnh hưởng đến năng suất mùa vụ.

Những tác nhân ô nhiễm môi trường gây nên tình trạng tôm rớt đáy

Nguyên nhân của tôm rớt đáy do sự biến động của môi trường nước, mật độ tôm quá dày hay ao xuất hiện khí độc với nồng độ cao, ao bị sụp tảo, tảo tàn và còn do thời tiết bất thường cũng gây ra tình trạng này.

Trong các nguyên nhân trên thì sự biến động các chỉ tiêu của môi trường nước là nguyên nhân chính khiến tôm bị rớt đáy. Bởi môi trường nước chứa nhiều thông số quan trọng để tôm phát triển như: Oxy hòa tan, độ mặn, độ kiềm, pH, nhiệt độ, độ trong của nước và cả nồng độ NH3/NH4+ và NO2- đều hiện diện trong môi trường nước ao. Xem thêm: Cách đo 10 chỉ tiêu của nước trong ao nuôi tôm >>>

Bên cạnh các thông số của môi trường nước, việc thay nước ao nuôi liên tục, nước cấp vào ao chưa được xử lý ô nhiễm làm biến động ao, đồng thời mang mầm bệnh và khí độc vào ao, là nguyên nhân gây nên tình trạng tôm rớt đáy.

Một số phương pháp phòng ngừa tôm rớt đáy

Để phòng ngừa tình trạng tôm rớt đáy trong ao nuôi tôm của mình, bà con có thể áp dụng các phương pháp sau:

  • Có phương pháp ứng phó với thời tiết biến động nhất là mưa nhiều ngày liên tục.
  • Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho tôm trong giai đoạn lột xác. Đáp ứng các yêu cầu về khoáng chất như Canxi, Kali, Magie…
  • Ổn định chất lượng nước và làm sạch đáy ao nuôi tôm. Sử dụng men vi sinh xử lý nước ao nuôi. Đồng thời, bà con cần sắp xếp đủ quạt sục khí và đặt ở vị trí thích hợp để nước trong ao nuôi chảy liên tục và luân chuyển đồng đều. Xem thêm: Men vi sinh Microbe-Lift AQUA C xử lý nước ao nuôi tôm >>>
  • Tăng giảm độ pH cho hợp lý cho ao nuôi. pH dao động tại sáng sớm và chiều tối không quá 0,5. pH tối ưu cho ao nuôi là từ 7,5 – 8,5.
  • Kiểm soát tảo thường xuyên để tránh khỏi tình trạng tảo phát triển quá mức, kiểm soát hiện tượng tảo tàn.
  • Nuôi tôm với mật độ vừa phải. Mật độ nuôi tôm thẻ chân trắng hợp lý nhất cho bà con có ao kích thước trung bình là dưới 100 con/m² ao nuôi tôm (60-80 con theo tiêu chuẩn) và tùy từng môi hình mà có mật độ khác nhau, tham khảo:
    + Đối với mô hình nuôi bán thâm canh: mật độ từ 10 – 15 con/m² ở ao sâu dưới 1m.
    + Ao sâu trên 1,2m đối với mô hình thâm canh: mật độ từ 45-60 con/m².
    + Đối với hình thức nuôi siêu thâm canh với mật độ nuôi tôm cao, ao sâu trên 1,4m thì mật độ nuôi tôm sẽ từ 200 – 250 con/m².
  • Kiểm tra mức tiêu thụ thức ăn của tôm để điều chỉnh liều lượng thức ăn phù hợp cho tôm. Ngoài ra, sử dụng thức ăn cho tôm chất lượng tốt vì các loại thức ăn dễ tan trong nước sẽ gây ô nhiễm nước cao hơn các loại khác
  • Sử dụng men vi sinh là một giải pháp hiệu quả để hạn chế tình trạng tôm bị rớt đáy. Cụ thể như:
    + Men vi sinh Microbe-Lift AQUA C khắc phục tình trạng tảo tàn, sụp tảo, môi trường ao nuôi ô nhiễm và chất lượng nước ao nuôi kém,…
    + Men vi sinh Microbe-Lift AQUA N1 chứa chủng NitrosomonasNitrobacter giúp kiểm soát khí độc H2S, NH3/NH4+ và NO2- tránh tình trạng tôm nuôi gặp phải khí độc làm chúng bị rớt đáy.

Sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift AQUA C và Microbe-Lift AQUA N1 được sử dụng trong ao nuôi tôm.

Hình 2. Sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift AQUA C và Microbe-Lift AQUA N1 được sử dụng trong ao nuôi tôm.

Biogency hy vọng rằng bài viết trên sẽ giúp cho bà con có thể giải đáp được các thắc mắc về tình trạng tôm bị rớt đáy. Để được tư vấn chi tiết hơn về các phương pháp xử lý nước ao nuôi tôm theo công nghệ sinh học, xin hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo HOTLINE 0909 538 514.

>>> Xem thêm: Tôm bị đứt ruột, rỗng ruột: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng trị bệnh