Công nghệ MBR là một trong các công nghệ quen thuộc, ứng dụng phổ biến trong xử lý nước thải. Vậy cụ thể công nghệ MBR là gì? Công nghệ MBR có những ưu và nhược điểm gì khi xử lý nước thải? Hãy cùng Biogency tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Công nghệ MBR là gì?
– Công nghệ MBR
Công nghệ MBR là một công nghệ được sử dụng trong xử lý nước thải và là công nghệ được phát triển dựa trên sự kết hợp giữa phương pháp xử lý sinh học và lý học.
Trong bể xử lý nước thải, mỗi một đơn vị MBR được cấu tạo từ nhiều sợi rỗng được liên kết với nhau. Mỗi sợi rỗng đó lại có cấu tạo tương tự như một màng lọc với những lỗ lọc có kích thước rất nhỏ, đến mức một số vi sinh vật không thể xuyên qua được. Nhờ đó, lượng vi sinh vật trong bể xử lý sẽ được bảo toàn, không bị mất đi và giúp đảm bảo hiệu suất xử lý trong bể. Đồng thời, điều này cũng giúp cho các loại vi sinh không cần thiết được loại bỏ dễ dàng, không phải thông qua quá trình khử trùng như thông thường.
– Cơ chế hoạt động của công nghệ MBR
Cơ chế hoạt động của công nghệ MBR cũng tương tự với bể bùn hoạt tính hiếu khí, tuy nhiên trong công nghệ MBR, bùn sinh học được tách bằng màng.
Kích thước lỗ lọc của màng MBR rất nhỏ, chỉ từ 0.01 ~ 0.2 µm. Với kích thước nhỏ như vậy, bùn sinh học sẽ được giữ lại trong bể, nhờ đó giúp tiết kiệm được diện tích khi xây dựng hệ thống nước thải đến 50%, đồng thời duy trì được mật độ vi sinh vật cần thiết, nâng cao hiệu quả xử lý.
Bên cạnh đó, với công nghệ MBR, nước sạch sẽ được bơm hút sang bể chứa rồi thoát ra ngoài mà không phải qua giai đoạn bể lắng, lọc hay khử trùng.
Ưu và nhược điểm khi xử lý nước thải bằng công nghệ MBR
Để có thể ứng dụng công nghệ MBR khi xử lý nước thải một cách hiệu quả, kỹ sư vận hành cần hiểu rõ về những ưu và nhược điểm cụ thể của công nghệ.
– Ưu điểm khi xử lý nước thải bằng công nghệ MBR
Những ưu điểm khi xử lý nước thải bằng công nghệ MBR như:
- Với kích thước nhỏ gọn, màng MBR có khả năng tách vi khuẩn, những chất rắn lơ lửng, hạt keo hay các phân tử hữu cơ. Vì vậy, khi xử lý nước thải bằng công nghệ MBR sẽ không cần phải xây dựng thêm bể khử trùng hay bể lắng bùn sinh học.
- Trong công nghệ MBR, bông bùn có kích thước nhỏ, nhờ đó chất dinh dưỡng và oxy được chuyển hóa nhiều hơn.
- Thời gian lưu nước ngắn hơn (khoảng 2,5 đến 5 giờ) so với công nghệ bùn hoạt tính (hơn 6 giờ) nhờ đó giảm được diện tích mặt bằng và phù hợp cho hệ thống xử lý nước thải các khu vực khách sạn, cao ốc, bệnh viện,…
- Màng lọc công nghệ MBR được thiết kế với khả năng chịu được tải lượng BOD cao để xử lý và nồng độ bùn hoạt tính khoảng từ 5000 – 12000 mg/l.
- Đảm bảo được chất lượng của nước thải sau khi được xử lý với khả năng xử lý triệt để các vi khuẩn có hại, gây bệnh, những chất rắn lơ lửng hay kiểm soát Chlorine dư.
- Màng lọc MBR xử lý tối đa BOD, COD giúp nước thải đầu ra đạt chất lượng và có thể được sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau như vệ sinh môi trường, tưới cây,…
- Tiết kiệm được lượng năng lượng tiêu thụ.
- Tiết kiệm được chi phí tối đa trong xây dựng hệ thống xử lý.
– Nhược điểm khi xử lý nước thải bằng công nghệ MBR
Mặc dù, công nghệ MBR sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội như tiết kiệm được thể tích hay giảm chi phí xây dựng, thế nhưng công nghệ này vẫn có một số nhược điểm nhất định, có thể kể đến như:
- Nếu màng lọc MBR không được vệ sinh thường xuyên sẽ dễ gây ảnh hưởng cho quá trình xử lý nước thải do tắc nghẽn.
- Chi phí đầu tư ban đầu của công nghệ MBR khá cao.
- Không ứng dụng được đối với những loại nước thải có độ màu cao hay có nhiều hóa chất, bởi dễ dẫn đến tắc nghẽn màng thường xuyên.
- Cần có hóa chất chuyên biệt để vệ sinh màng lọc MBR.
- Thao tác làm sạch màng tương đối phức tạp, đòi hỏi kinh nghiệm vận hành cao.
- Chỉ phù hợp cho những công trình xử lý nước thải có công suất nhỏ hơn 50m3/ngày đêm.
Tuy nhiên, những nhược điểm của công nghệ MBR có thể được hạn chế và khắc phục khi kỹ sư vận hành hiểu rõ về công nghệ cũng như nguyên lý hoạt động của công nghệ.
Công nghệ MBR là một trong những phương pháp hiệu quả trong xử lý nước thải, giúp nước thải nhanh chóng đạt chất lượng đầu ra. Để được tư vấn chi tiết hơn về công nghệ xử lý nước thải MBR cũng như các giải pháp sinh học giúp tăng hiệu suất xử lý của công nghệ này, hãy liên hệ ngay đến Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh nhất!
>>> Xem thêm: Sự khác biệt giữa công nghệ MBR và MBBR trong xử lý nước thải