Ưu tiên xử lý nước thải tinh bột sắn bằng sinh học

Xử lý nước thải tinh bột sắn bằng phương pháp sinh học là sử dụng vi sinh vật để phân giải các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy và dễ phân hủy có trong nước thải. Lý do vì sao phương pháp này được ưu tiên để xử lý nước thải tinh bột sắn? Hãy cùng Biogency tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Ưu tiên xử lý nước thải tinh bột sắn bằng sinh học

Xử lý nước thải tinh bột sắn bằng phương pháp sinh học là gì?

Xử lý nước thải tinh bột sắn bằng phương pháp sinh học là sử dụng vi sinh vật để phân giải các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy và dễ phân hủy có trong nước thải. Nhờ hoạt động của hệ vi sinh vật nên các chất ô nhiễm được chuyển hóa và nước thải được làm sạch, nhằm đảm bảo an toàn cho con người và môi trường.

Sử dụng công nghệ sinh học Biogas để xử lý nước thải tinh bột sắn.
Sử dụng công nghệ sinh học Biogas để xử lý nước thải tinh bột sắn.

Vì sao nên ưu tiên xử lý nước thải tinh bột sắn bằng sinh học?

Sử dụng công nghệ sinh học để xử lý nước thải tinh bột sắn mang đến nhiều ưu điểm vượt trội:

  • Phương pháp xử lý nước thải sinh học đơn giản, chi phí xử lý thấp và tận dụng được nguồn vi sinh vật sẵn có trong nước, bao gồm các chủng vi sinh kỵ khí xử lý hầm Biogas, vi sinh thiếu khí xử lý ở bể Anoxic và vi sinh hiếu khí xử lý tại bể Aerotank. Ngoài ra ở các hồ sinh học còn có các chủng vi sinh tùy nghi để xử lý các chất ô nhiễm còn dư trong nước thải.
  • Hiệu quả xử lý các chất gây ô nhiễm như BOD, COD, TSS, TN cao, an toàn với môi trường và sức khỏe cộng đồng. Xem thêm: Xử lý BOD, COD trong nước thải chế biến tinh bột >>>
  • Tận dụng nguồn năng lượng thu được từ quá trình xử lý kỵ khí tại hầm Biogas để phục vụ nhu cầu sản xuất của nhà máy, cụ thể là để đốt, sấy bã và bột mì, tái tạo năng lượng để phát điện. Từ đó giúp nhà máy tiết kiệm chi phí sản xuất.
  • Tái sử dụng nước thải sau chế biến tinh bột sắn: Nước thải sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học có thể tái sử dụng để phục vụ cho việc rửa nguyên liệu và tưới cây giúp giảm chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế. Trong đó, nước thải thu được trong quá trình rửa sắn chủ yếu là đất, cát và nồng độ ô nhiễm không cao nên có thể xử lý sơ bộ và sau đó dùng tái sử dụng để rửa sắn nguyên liệu cho các đợt tiếp theo.

Giai đoạn cần ưu tiên quan tâm khi xử lý nước thải tinh bột sắn bằng sinh học

Trong xử lý nước thải tinh bột sắn bằng phương pháp sinh học cần chú tâm nhiều vào giai đoạn xử lý kỵ khí ở Hầm Biogas. Đây là giai đoạn quan trọng trong quá trình xử lý nước thải tinh bột sắn. Nếu giai đoạn này không xử lý hiệu quả thì khí Gas sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu đốt của nhà máy và làm sốc thải đến toàn bộ hệ thống xử lý nước thải phía sau. Đây cũng là giai đoạn gây ảnh hưởng lớn đến chi phí sản xuất và vận hành của nhà máy.

Xử lý nước thải tinh bột sắn bằng sinh học
Xử lý sinh học kỵ khí ở hầm Biogas.

Để tối ưu được giai đoạn xử lý kỵ khí ở hầm Biogas, cần phải:

  • Cần loại bỏ tối đa các tạp chất như đất, cát, bùn, vỏ, rác,…và hạn chế cho bã trực tiếp vào hầm Biogas. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến hàm lượng SS trong nước thải cao là gây lắng đọng và thu hẹp thể tích hầm Biogas, làm giảm thời gian lưu của Hầm Biogas.
  • Quá trình chuyển hóa tinh bột thành acid hữu cơ làm cho pH trong nước thải giảm, điều này có thể dẫn đến việc chua hầm. Để ngăn ngừa trường hợp này xảy ra cần theo dõi pH thường xuyên. Nếu pH < 6, cần bổ sung Vôi hoặc NaOH châm nhỏ giọt ở đầu vào để nâng pH lên trước khi vào hầm, hoặc cho chạy nội tuần hoàn để ổn định lại pH.
  • Nên bổ sung định kỳ các chủng vi sinh có hoạt tính mạnh để tăng hiệu suất xử lý, giảm bùn trong hầm Biogas và duy trì ổn định hiệu suất cho toàn hệ thống. Có thể tham khảo đến dòng vi sinh Microbe-Lift BIOGAS Microbe-Lift SA chuyên dùng cho hầm Biogas.
Tăng sinh khí cho hầm Biogas Giảm bùn cho hầm Biogas
Men vi sinh Microbe-Lift BIOGAS
Men vi sinh Microbe-Lift BIOGAS
Men vi sinh Microbe-Lift SA
Men vi sinh Microbe-Lift SA
– Tăng sinh bùn hoạt tính, khởi động hệ thống.
– Tăng sinh khí Biogas, giảm khí H2S.
– Giảm các thông số ô nhiễm BOD, COD, TSS
– Ổn định hiệu suất hoạt động của hầm Biogas và hệ thống xử lý nước thải phía sau.
– Phân hủy lớp bùn tích tụ dưới lớp đáy.
– Phá bỏ lớp màng cứng trên bề mặt.
– Tăng cường phân hủy hợp chất hữu cơ khó phân hủy.
– Cải thiện hiệu suất xử lý cho toàn bộ hệ thống xử lý nước thải.

Hiện nay Microbe-Lift BIOGAS và Microbe-Lift SA đang là hai sản phẩm chủ lực được tin dùng trên thị trường trong việc kiểm soát khả năng tăng sinh khí gas tối ưu trong suốt mùa vụ từ 30 – 50%. Nếu bạn đang gặp vấn đề khó khăn trong việc vận hành hầm Biogas, hãy liên hệ ngay tới Biogency qua HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất!

>>> Xem thêm: Xử lý & Tái sử dụng chất thải từ quá trình chế biến tinh bột sắn