Vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cần tuân thủ quy trình nào, đảm bảo các yếu tố gì để hiệu quả xử lý đạt chuẩn, giảm các tác động xấu đến môi trường? Trong bài viết này, hãy cùng BiIOGENCY tìm hiểu chi tiết.
Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt đạt chuẩn
Vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cần tuân thủ theo đúng quy trình để đảm bảo nước thải đầu ra đạt chuẩn. Theo đó, quy trình cơ bản gồm các bước diễn ra tại các bể như sau:
- Bể thu gom: Nước thải sinh hoạt sẽ đưa về bể thu gom. Trước đó, nước thải đảm bảo yêu cầu đã tách dầu mỡ, loại bỏ rác, chất cặn bã, bùn, đất cát,… hoàn toàn, góp phần nâng hiệu suất xử lý cũng như tăng tuổi thọ của hệ thống.
- Bể điều hòa: Nước thải từ bể thu gom sang bể điều hòa và được tiến hành sục khí liên tục.
- Bể thiếu khí (Anoxic): Tại bể Anoxic được trang bị giá thể sinh học để “nuôi dưỡng” vi sinh, diễn ra quá trình phân huỷ các chất hữu cơ thành các khí C02, H2O, CH4,… Lúc này hàm lượng BOD cũng giảm theo.
- Bể hiếu khí (Aerotank): Vi sinh vật bám, sinh sôi ở giá thể giúp phân huỷ các chất hữu cơ nhanh hơn. Quá trình này cần đảm bảo hàm lượng BOD không quá 5mg/l. Nước thải chảy sang bể hồi lưu tiến hành khử Nitrat.
- Bể lắng: Cặn bùn sót lại lắng đọng xuống đáy tại bể lắng cơ học, bể lắng bùn có tuổi thọ thường < 3 năm.
- Bể khử trùng: Nước thải được khử trùng để tiêu diệt vi khuẩn, mầm mống gây bệnh cũng như điều chỉnh độ pH trước khi thải ra ngoài.
Các yếu tố cần lưu ý khi vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Bên cạnh tuân thủ đúng quy trình ở trên thì khi vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt nhà quản lý còn cần chú ý các yếu tố sau:
– Kiểm tra hệ thống thiết bị, máy móc
Hệ thống xử lý nước thải được trang bị rất nhiều máy móc, thiết bị,… Do đó trong quá trình vận hành, nhà vận hành cần kiểm tra định kỳ xem chúng có hoạt động ổn định hay không. Nếu có hư hỏng phát hiện kịp thời, hạn chế ảnh hưởng đến quá trình vận hành.
– Khởi động hệ thống xử lý nước thải sinh học
Nước thải sinh hoạt chứa nhiều thành phần chất hữu cơ, phương pháp sinh học dựa trên vi sinh vật mang hiệu quả cao lại an toàn và dễ vận hành nên rất được ưa chuộng.
– Kiểm soát các điều kiện trong quá trình vận hành
Khi khởi động hệ thống xử lý sinh học cần chú ý các chỉ số về nhiệt độ, độ pH, hàm lượng oxy hòa tan trong nước DO ở các bể sinh học, tỷ lệ F/M,… tránh xảy ra các sự cố như vi sinh giảm đột ngột, tắc nghẽn đường ống,…
– Ghi chép nhật ký vận hành
Nhật ký vận hành là tài liệu (viết ở sổ tay hoặc file mềm) theo dõi các số liệu thu thập được trong suốt quá trình vận hành hệ thống, như thông số bùn thải, điện nước, dữ liệu quan trắc,… Ghi chép nhật ký đều đặn giúp theo dõi quá trình vận hành, hiệu suất hoạt động, quản lý dữ liệu tổng quản, chất thải cặn cũng như sử dụng để xác định sự cố, hỏng hóc hệ thống sớm, ngăn chặn các vấn đề lớn.
Vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đạt chuẩn bằng cách sử dụng vi sinh Microbe-Lift
Để hiệu quả xử lý đạt chuẩn, bên cạnh công nghệ thì bổ sung vi sinh là cách đơn giản giúp tăng cường hiệu suất. Trong đó, bộ đôi đến từ thương hiệu Microbe-Lift gồm Microbe-Lift IND và Microbe-Lift N1 là lựa chọn được ưa chuộng ở nhiều hệ thống xử lý hiện nay.
Nguyên nhân khiến Microbe-Lift được nhiều nhà vận hành tin tưởng lựa chọn:
- Sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất bởi Viện Nghiên Cứu Sinh Thái Hoa Kỳ (Ecological Laboratories)
- Các chủng vi sinh được phân lập, nuôi cấy cùng các công nghệ độc quyền hàng đầu cho hiệu suất xử lý cao, ổn định, khả năng thích nghi tốt
- Men vi sinh an toàn, thân thiện môi trường, sử dụng đơn giản, nhanh chóng mà không cần kích hoạt.
Các bước sử dụng men vi sinh Microbe-Lift trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt như sau:
- Men vi sinh Microbe-Lift IND: Được sử dụng tại bể Anoxic nhằm bổ sung các chủng vi sinh được phân lập, hỗ trợ quá trình khử Nitrat như Bacillus lichenliformis, Pseudomonas citronellolis, Wolinella succinogenes. Các chủng này hoạt động nhanh gấp 17 lần so với vi khuẩn bản địa, từ đó tăng hiệu suất xử lý.
- Men vi sinh Microbe-Lift N1 kết hợp Microbe-Lift IND: Được sử dụng tại bể Aerotank, trong đó Microbe-Lift IND giúp phân huỷ chất hữu cơ, Microbe-Lift N1 thúc đẩy quá trình Nitrate hóa, chuyển hóa Amonia về dạng Nitrate.
Tỷ lệ sử dụng men vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt sẽ tùy thuộc vào tình trạng, mức độ ô nhiễm,…. Để được hỗ trợ bạn liên hệ ngay cho chúng tôi qua Hotline 0909 538 514, đội ngũ chuyên viên kỹ thuật giàu kinh nghiệm trong xử lý nước thải sinh hoạt của BIOGENCY luôn sẵn sàng.
>>> Xem thêm: Cách xác định và xử lý hàm lượng COD trong nước thải sinh hoạt