Vi sinh bị sốc tải COD: Dấu hiệu và cách xử lý

Vi sinh bị sốc tải COD là sự cố thường xảy ra trong quá trình vận hành hầu hết các hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Bài viết này BIOGENCY sẽ mách bạn cách nhận biết vi sinh đang bị sốc tải COD cũng như kinh nghiệm xử lý hiệu quả.

Vi sinh bị sốc tải COD: Dấu hiệu và cách xử lý

Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý vi sinh bị sốc tải COD

Vi sinh bị sốc tải COD là khi hàm lượng COD trong nước thải đầu vào quá cao vượt quá nhu cầu xử lý của các vi sinh vật. Hay nói cách khác, việc quen xử lý với cường độ ô nhiễm định mức trước đó, nay đột ngột tăng khối lượng xử lý khiến hệ vi sinh không kịp thích nghi hoặc làm việc quá mức dẫn đến bị chết, từ đó gây các hiện tượng như mùi, bùn nổi,… ảnh hưởng hiệu suất xử lý của hệ thống.

– 6 dấu hiệu nhận biết vi sinh bị sốc tải COD:

Khi vi sinh bị sốc tải COD, nhà vận hành hệ thống có thể phát hiện hiện tượng này bằng mắt thường thông qua các dấu hiệu điển hình sau:

  1. Quan sát thấy bể Anoxic có hiện tượng nổi bọt trắng đi kèm mùi.
  2. Bọt trắng xuất hiện nhiều ở bể hiếu khí, có thể tràn cả ra ngoài thành bể.
  3. Khi đo SV30 vi sinh lắng chậm.
  4. Độ pH đo tại bể hiếu khí giảm xuống dưới 6.0.
  5. Vi sinh ngả màu hơi xám đen.
  6. Bể lắng nước đầu ra bị đục.
Vi sinh bị sốc tải COD: Dấu hiệu và cách xử lý
Bọt trắng nổi khi vi sinh bị sốc tải COD.

– 5 bước xử lý khi gặp trường hợp vi sinh bị sốc tải COD:

Vi sinh sốc tải gây ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý COD, giảm hiệu suất xử lý Nitơ, Amonia khiến nước thải đầu ra vượt mức tiêu chuẩn. Lúc này có thể áp dụng các bước sau:

  • B1: Kiểm tra nguồn nước đầu vào.
  • B2: Giảm tải đầu vào kỵ khí.
  • B3: Kiểm tra hóa chất, tăng lượng hóa chất sử dụng ở cụm bể hóa lý để tăng hiệu suất xử lý COD.
  • B4: Pha nước sạch vào bể Anoxic để giảm nồng độ.
  • B5: Châm men vi sinh kỵ khí và hiếu khí để tăng khả năng phục hồi.
Vi sinh bị sốc tải COD: Dấu hiệu và cách xử lý
Pha nước sạch vào bể Anoxic để giảm nồng độ.

Xử lý và giảm hiện tượng vi sinh chết do sốc tải COD với men vi sinh Microbe-Lift IND

Đối với các hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp xử lý sinh học, vi sinh ở giai đoạn giữa vụ thường dễ bị sốc tải do nhiều nguyên nhân, sốc tải COD là một trong số đó. Để xử lý cũng như hạn chế tình trạng vi sinh chết do sốc tải nói chung, nhà vận hành có thể tham khảo phương án bổ sung men vi sinh chứa vi sinh có hoạt tính mạnh như vi sinh hiếu khí Microbe-Lift IND và vi sinh kỵ khí Microbe-Lift BIOGAS.

Vi sinh bị sốc tải COD: Dấu hiệu và cách xử lý
Men vi sinh hiếu khí Microbe-Lift IND.

Microbe-Lift IND là sản phẩm cốt lõi của dòng vi sinh môi trường thuộc thương hiệu Microbe-Lift, sở hữu số lượng chủng vi sinh vật đa dạng nhất trên thị trường hiện nay. Quần thể vi sinh trong sản phẩm được phân lập và nuôi cấy dạng lỏng bằng công nghệ độc quyền cho hoạt tính mạnh gấp 5 đến 10 lần vi sinh thông thường, bao gồm:

  • Bacilus amyloliquefaciens.
  • Bacillus licheniformis.
  • Bacillus subtilus.
  • Clostridium butyricum.
  • Clostridium sartagoforme.
  • Desulfovibrio vulgaris.
  • Desulfovibrio aminophilus.
  • Geobacter lovleyi.
  • Methanomethylovorans hollandica.
  • Methanosarcina bakeri.
  • Pseudomonas citronellolis.
  • Rhodopseudomonas palustris.
  • Wolinella succinogenes.

Đồng thời những chủng vi sinh này có khả năng thích nghi tốt với cả 3 môi trường, chịu được độ mặn đến 4%, chịu tải lượng COD cao lên đến 12.000 mg/l, sử dụng được cho tất cả các loại hình nước thải chứa hàm lượng hữu cơ cao từ nước thải công nghiệp đến nước thải đô thị và chế biến thuỷ sản.

Sử dụng men vi sinh Microbe-Lift IND duy trì định kỳ vào các bể sinh học đã được chứng thực là có hiệu quả trong việc phục hồi nhanh hệ thống xử lý nước thải sau khi bị sự cố, hạn chế tình trạng sốc tải hệ thống xử lý nước thải cũng như tăng hiệu suất xử lý cho toàn hệ thống. Dưới đây là kết quả sử dụng men Microbe-Lift IND để xử lý sự cố sốc tải hệ thống xử lý nước thải cao su 500 m3/n.đ.

Thời gian Liều lượng vi sinh Microbe-Lift IND
Tổng liều lượng 16 gallons

Lưu ý:

  • Lắc đều và bổ sung vi sinh theo liều lượng chỉ dẫn.
  • Tuần hoàn bùn 100% về các bể sinh học.
  • Đảm bảo duy trì pH ổn định từ 7.0 – 8.5.

Kết quả:

  • Nước trong, bông bùn to và lắng nhanh sau 02 tuần sử dụng.
  • Hiệu suất xử lý COD ổn định sau 04 tuần.
  • Bể sinh học hiếu khí không còn nổi bọt trắng.
Hình ảnh Vi sinh bị sốc tải COD: Dấu hiệu và cách xử lý Vi sinh bị sốc tải COD: Dấu hiệu và cách xử lý
Kết quả SV30 trước khi sử dụng Microbe-Lift, bùn mịn khó lắng, nước đục. SV30 sau khi sử dụng Microbe-Lift, bông bùn to, lắng nhanh, nước trong.

Kết quả sử dụng men vi sinh Microbe-Lift xử lý sốc tải hệ thống nước thải cao su.

Vi sinh sốc tải là sự cố thường gặp và hoàn toàn có thể khắc phục khi phát hiện kịp thời. Liên hệ ngay HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ tư vấn chi tiết về phương án xử lý vi sinh bị sốc tải COD trong hệ thống của bạn.

>>> Xem thêm: Vi sinh sốc tải vì nước thải thủy sản nhiễm mặn cao

Trả lời