Amoni là một trong những tiêu chí quan trọng cho chất lượng đầu ra của nước thải. Do đó, vấn đề xử lý Amoni trong nước thải rất được quan tâm bởi các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở doanh nghiệp,…Hãy cùng tìm hiểu về phương pháp xử lý Amoni trong nước thải triệt để với vi sinh qua bài viết sau đây nhé!
Amoni trong nước thải là gì?
Amoni trong nước là một chất ô nhiễm, xuất phát từ chất thải động vật, nước cống và có khả năng nhiễm khuẩn, gây bệnh cao.
Amoni (còn được gọi là Ammonia) là một trạng thái hóa trị của nguyên tố Nitơ. Trong môi trường nước, Amoni tồn tại dưới 2 dạng là NH3 và NH4+ (trong đó NH4+ là Amoni, ít độc). Vì vậy, khi xử lý Amoni trong nước thải, Amoniac NH3 là yếu tố chủ yếu cần chú trọng.
Hình 1. Nồng độ Amoni trong nước thải là một yếu tố vô cùng quan trọng trong xử lý nước thải.
Tại sao phải xử lý Amoni trong nước thải?
Khi Amoni tồn tại trong môi trường nước với hàm lượng quá mức cho phép, chúng có thể bị chuyển hóa thành những chất gây ung thư và những bệnh lý nguy hiểm cho con người và động vật.
Những ảnh hưởng của Amoni đến môi trường và sức khỏe của con người:
- Cản trở việc xử lý nước, giảm tác dụng, hiệu quả của quá trình khử trùng nước.
- Là điều kiện cho những vi khuẩn có hại phát triển, ảnh hưởng đến chất lượng nước đầu ra.
- Tác nhân gây ra hiện tượng phú dưỡng trong hệ sinh thái nước.
- Làm cạn kiệt lượng oxy có trong nước.
- Gia tăng nguy cơ bị ô nhiễm Nitrat và Nitrit trong nguồn nước ngầm, đây cũng là một trong những tác nhân có khả năng gây ung thư cho con người khi nhiễm phải.
Quy định về nồng độ Amoni trong nước thải
Với mục đích ngăn ngừa, giảm thiểu đi những hệ lụy có thể xảy ra đối với sức khỏe con người, đồng thời đảm bảo an toàn cho môi trường, nồng độ Amoni trong nước thải đã được đưa ra trong các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải. Những quy định này được áp dụng cho các hệ thống xử lý nước thải trong xí nghiệp, nhà máy, khu đô thị, nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại,…
Hình 2. Quy định về nồng độ Amoni trong nước thải giúp đảm bảo an toàn cho môi trường và sức khỏe con người.
Ví dụ, theo QCVN 14:2018/BTNMT quy định, nồng độ Amoni có trong lượng nước thải sinh hoạt không được vượt quá 5 mg/L và không quá 10 mg/L đối với các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Phương pháp xử lý Amoni trong nước thải bằng vi sinh
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp được ứng dụng để xử lý Amoni trong nước thải. Trong đó, phương pháp tối ưu và hiệu quả nhất chính là áp dụng biện pháp sinh học – sử dụng các chủng vi sinh vật để xử lý Amoni. Xử lý Amonia trong nước thải có hai cơ chế:
- Thông qua quá trình sinh khối vi sinh, sau đó xả bùn thải.
- Quá trình Nitrat hóa và khử Nitrat.
– Quá trình Nitrat hóa:
Quá trình Nitrat hóa từ Amoni được thực hiện theo hai bước, có sự tham gia của hai loại vi khuẩn Nitrosomonas sp và Nitrobacter sp.
- Bước 1: Vi khuẩn Nitrosomonas sp sẽ chuyển hóa Amoniac (NH3, NH4+) thành Nitrit (NO2), phương trình phản ứng như sau:
NH4- + 1,5 O2 –> NO2- + 2H+ + H2O
- Bước 2: Vi khuẩn Nitrobacter sp sẽ tiến hành biến đổi NO2 thành Nitrat (NO3), kết thúc quá trình Nitrat hóa theo phương trình phản ứng:
NO2- + 0,5 O2 –> NO3-
Sau khi kết thúc quá trình Nitrat hóa sẽ tiến đến quá trình thứ hai trong quy trình xử lý Nitơ trong nước thải. Bước sau đó chính là quá trình khử Nitrat thành khí N2 về khí quyển, qua đó giúp giảm hàm lượng Nitơ, Amoniac có nồng độ cao trong nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp và khu đô thị,…
– Quá trình khử Nitrat:
Quá trình khử Nitrat sẽ tách Oxy ra khỏi Nitrit (NO2), Nitrat (NO3) dưới tác dụng của các vi khuẩn khử Nitrat. Oxy được tách ra từ Nitrit và Nitrat, sau đó sẽ được dùng lại để Oxy hóa các chất hữu cơ. Nitơ được tách ra ở dạng khí và bay vào khí quyển theo quá trình:
NO3– → NO2– → NO → N2O → N2
Quá trình khử Nitrat này được tiến hành bởi các chủng vi khuẩn như Thiobacillus denitrificans, Micrococcus denitrificans, Serratia, Pseudomonas và Achromobacter, có khả năng khử Nitơ trong điều kiện thiếu khí.
Việc sử dụng phương pháp sinh học để xử lý Amoni có nhiều ưu điểm, có thể kể đến như: Quá trình hoạt động được đảm bảo ổn định, bền vững, không gây ra những phát sinh khác; sản phẩm đa dạng, phong phú, ứng dụng được trong nhiều điều kiện môi trường; thân thiện với môi trường và sức khỏe con người; dễ sử dụng, không yêu cầu kỹ thuật cao; tiết kiệm được chi phí cho việc vận hành và nhân lực.
Xử lý Amoni trong nước thải triệt để với vi sinh Microbe-Lift N1
Việc lựa chọn sản phẩm men vi sinh chất lượng có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến mức độ hiệu quả của quá trình xử lý Amoni trong nước thải. Sản phẩm được chọn cần chức lượng vi sinh vật có sức khỏe và khả năng hoạt động tốt, thích ứng nhanh trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau, góp phần nâng cao hiệu suất xử lý Amoni.
Microbe-Lift N1 là sản phẩm men vi sinh có khả năng xử lý Amoni trong nước thải hàng đầu hiện nay. Đây là dòng sản phẩm được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng nhờ hiệu quả vượt trội trong việc xử lý Amoni, giúp đảm bảo chỉ tiêu của nước thải tại đầu ra.
Hình 3. Microbe-Lift N1 là sản phẩm men vi sinh dẫn đầu về khả năng xử lý Amoni trong nước thải.
Những ưu điểm vượt trội của Microbe-Lift N1 giúp xử lý Amoni trong nước thải triệt để:
- Nhờ có men vi sinh Microbe-Lift N1 mà quá trình Nitrat hóa được diễn ra ổn định, nhanh chóng, tăng hiệu suất quá trình xử lý Nitơ, Amoni.
- Khử mùi Amoniac trong hệ thống xử lý nước thải.
- Có thể hoạt động được với hàm lượng Ammonia lên đến 1.500 mg/l.
- Ứng dụng được cho đa dạng loại nước thải, từ nước thải sản xuất đến nước thải sinh hoạt.
- Khả năng kích hoạt nhanh, không cần ngâm ủ.
- Hiệu quả rõ rệt chỉ trong vòng 2 – 4 tuần.
Ngoài ra, người dùng cũng có thể kết hợp Men vi sinh Microbe-Lift N1 với Men vi sinh Microbe-Lift IND để tăng cường hiệu quả xử lý.
Microbe-Lift N1 hiện đang được phân phối độc quyền tại thị trường Việt Nam bởi Biogency. Để được hỗ trợ tư vấn chi tiết về xử lý Amoni trong nước thải triệt để với vi sinh, liên hệ ngay cho Biogency theo HOTLINE 0909 538 514.
>>> Xem thêm: Vì sao bông bùn to đẹp nhưng không xử lý Amonia được?