Hiện nay, một số nhà máy xây dựng hệ thống xử lý nước thải không đúng quy định hoặc tính chất đặc thù của ngành sản xuất đã khiến nhiều hệ thống phát sinh ra mùi hôi. Vấn đề xử lý mùi hệ thống xử lý nước thải đã trở thành bài toán được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm. Bài viết này, Biogency sẽ giúp bạn nắm rõ nguyên nhân, ảnh hưởng cùng những biện pháp khắc phục hiện trạng trên.
Nguyên nhân phát sinh mùi ở hệ thống xử lý nước thải
Không phải tất cả các mùi phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải đều giống nhau. Chúng sẽ khác nhau về mức độ cũng như nguồn gốc phát sinh. Một số mùi thì nhẹ, trong khi có những mùi khác thì nặng hơn.
Điều kiện thời tiết là một trong những nguyên nhân có thể làm tăng mùi hôi. Nhiệt độ, vận tốc gió, và hướng gió góp phần làm phát tán mùi đi xa hơn. Mùi thường khó chịu và di chuyển khu vực rộng hơn ở nhiệt độ cao. Yếu tố này có thể làm gia tăng mức độ mùi trong mùa hè.
Hệ thống xử lý nước thải không có kế hoạch bảo trì hoặc cải tạo các quy trình xử lý (đặc biệt là hệ thống kỵ khí) là yếu tố ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của mùi hôi. Mùi thường kéo dài bên trong và xung quanh khu vực hệ thống xử lý nước thải. Đó có thể là mùi giống như mùi trứng thối, mùi Amoniac, hoặc tỏi. Đôi khi giống mùi đất hoặc chất hữu cơ thối rữa.
Nói chung, mùi hôi ở hệ thống xử lý nước thải bắt nguồn từ sự phân hủy yếm khí của các hợp chất hữu cơ.
Hình 1. Bể lắng lâu ngày không vệ sinh khiến bùn nổi phát sinh mùi hôi.
Ảnh hưởng của việc phát sinh mùi hôi từ hệ thống xử lý nước thải
Mùi hôi từ hệ thống xử lý nước thải ảnh hưởng trực tiếp đến con người, môi trường và hệ sinh thái:
- Khiến không khí bị ô nhiễm ngày càng trầm trọng, ảnh hưởng đến dân cư khu vực xung quanh.
- Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của nhà vận hành ở trạm xử lý.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe của các công nhân viên và khuôn viên công ty.
- Ảnh hưởng đến dân cư gần khu vực hệ thống xử lý nước thải.
Trong quá trình hệ thống đang vận hành mà phát sinh mùi hôi chứng tỏ hệ thống đang gặp sự cố và ảnh hưởng đến chất lượng nước thải đầu ra.
Xử lý mùi hệ thống xử lý nước thải bằng cách nào?
Có rất nhiều phương pháp xử lý mùi hệ thống xử lý nước thải hiện nay:
- Sử dụng tháp hấp thụ bằng than hoạt tính.
- Xử lý mùi bằng quá trình thiêu đốt.
- Xử lý mùi sử dụng công nghệ sinh học Biofilter.
Trong quá trình vận hành, để kiểm soát mùi hôi phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải, nhân viên vận hành có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Đối với nước thải có mùi hôi đặc trưng của ngành, nên có hệ thống thu gom kín và có hệ thống thoát khí ra ngoài.
- Thường xuyên kiểm tra lượng khí sục tại bể điều hòa, bể hiếu khí đảm bảo rằng không có tình trạng phân hủy kị khí diễn ra.
- Nên có khu vực riêng, chứa hóa chất, có mái che đậy.
- Thu gom và xử lý bùn đúng định kỳ, xây dựng sân phơi bùn, thiết bị ép bùn phù hợp, không để bùn tồn đọng lâu ngày dẫn đến quá trình kị khí.
Ngoài ra có thể sử dụng vi sinh khử mùi Microbe-Lift OC giúp tiết kiệm thời gian và hiệu quả mang lại rất cao. Vi sinh Microbe-Lift OC tập hợp các chủng vi sinh có khả năng kiểm soát hầu hết các khí gây mùi. Đóng vai trò như các tấm màng đa phân tử (giống khối xốp) để cô lập và cố định phản ứng tạo mùi gây ra bởi các phản ứng sinh học, giúp ngăn cản mùi thoát ra.
Hình 2. Vi sinh khử mùi hôi Microbe-Lift OC là sản phẩm được phát triển bởi Viện Nghiên Cứu Sinh Thái Hoa Kỳ, chuyên dùng để xử lý mùi hệ thống xử lý nước thải.
Hiệu quả sau khi sử dụng:
- Mùi hôi sẽ giảm từ 15 – 30 phút sau khi phun xịt từ 60 – 90%.
- Mùi hôi sẽ được kiểm soát trong vòng 5 – 6 giờ.
Hình 3. Phun xịt khử mùi cho hồ xử lý nước thải chế biến gỗ.
Để nâng cao hiệu quả xử lý mùi hôi tại các trạm xử lý nước thải, Hãy liên hệ ngay với Biogency theo HOTLINE 0909 538 514 để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ giải pháp phù hợp.
>>> Xem thêm: Kiểm tra chất lượng bùn hoạt tính bằng cách nào?