Xử lý nước thải ngành tinh bột sắn bằng men vi sinh Microbe-Lift

Để việc xử lý nước thải ngành tinh bột sắn mang lại hiệu quả và tận dụng được khí Biogas sinh ra, Biogency đã bổ sung các dòng men vi sinh Microbe-Lift vào hầm Biogas, bể hiếu khí, bể Anoxic để xử lý chất thải – tạo khí Biogas và xử lý các chỉ tiêu ô nhiễm. Cụ thể bổ sung như thế nào? Hãy cùng Biogency tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Xử lý nước thải ngành tinh bột sắn bằng men vi sinh Microbe-Lift

Ô nhiễm môi trường từ nước thải ngành tinh bột sắn

– Ô nhiễm từ khí thải:

  • Bã thải rắn, hồ xử lý nước thải yếm khí, sinh khí H2S, NH4.
  • Lò hơi, phương tiện chuyên chở sinh khí NOx, SOx, CO, CO2, HC.

– Ô nhiễm từ chất thải rắn:

Chất thải rắn sinh ra trong quá trình sản xuất chủ yếu bao gồm:

  • Vỏ gỗ và vỏ củ: chiếm khoảng 2- 3 % lượng sắn củ tươi, được loại bỏ ngay từ khâu bóc vỏ. Phế liệu này có thể được sử dụng làm thức ăn gia súc ở dạng khô hoặc ướt.
  • Xơ và bã sắn được thu nhận sau khi đã lọc hết tinh bột. Loại chất thải rắn này thường chiếm 15 – 20 % lượng sắn tươi. Sơ và bã sắn sau khi trích ly được tách nước làm thức ăn gia súc.
  • Bùn lắng sinh ta từ hệ thống xử lý nước thải.
  • Bao bì phế thải.

Nhà máy chế biến tinh bột sắn

Hình 1. Nhà máy chế biến tinh bột sắn.

– Ô nhiễm từ nước thải:

Quá trình sản xuất tinh bột sắn là một quy trình công nghệ có nhu cầu sử dụng nước khá lớn trong quá trình sản xuất, định mức khoảng 5 – 6 m3/tấn củ tươi tương đương 25 – 40 m3/tấn sản phẩm, tuỳ thuộc vào công nghệ sản xuất khác nhau.Lượng nước thải từ quá trình này chiếm khoảng 80 – 90% tổng lượng nước sử dụng.

Nước thải dòng rửa củ chủ yếu là cát, sạn, hàm lượng chất hữu cơ không cao, pH ít biến động thường khoảng 6,5 – 6,8.

Nước thải từ công đoạn tinh chế bột có hàm lượng ô nhiễm chất hữu cơ cao (COD: 10000 – 13000mg/l; BOD: 4000 – 9000mg/l), hàm lượng cặn lơ lửng, cặn khó chuyển hoá lớn (gồm xơ mịn, pectin và các cặn không tan khác), pH = 5,7 – 6.

Ngoài hai nguồn ô nhiễm chính còn có khoảng 10% nước thải từ quá trình rửa nhà, sàn, thiết bị, nước từ phòng thí nghiệm, nước từ quá trình sinh hoạt…

Đặc trưng nước thải ngành bột sắn

Thành phần Rửa củ Nước thải tinh chế bột TCVN 5945-2005,B
pH 6,5 – 6,8 4,5- 5,5 5,5 – 9
COD(mg/l) 1500 – 2000 1000 – 20000 80
BOD(mg/l) 500 – 1000 4000 – 9000 50
SS(mg/l) 1150 – 2000 1360 – 5000 100
CN-(mg/l) 11 32 0,1
Tổng Nitơ(mg/l) 122 – 270 30
Tổng Phốtpho (mg/l) 24 – 31 6

Hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải ở các công đoạn chính đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép (TCVN5945 – 2005) rất nhiều lần.

Nước thải rửa củ có pH gần như trung tính, hàm lượng chất rắn lơ lửng cao từ 1150 – 2000 mg/l; BOD = 500 – 1000 mg/l; COD = 1500 – 2000. Vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với SS gấp 15 lần; BOD gấp 20 lần; COD gấp 25 lần.

Nước thải tinh chế bột có pH = 5,7 – 6

  • SS = 1360 – 5000 mg/l (gấp khoảng 14 – 50 lần so với TCCP).
  • BOD = 4000 – 9000 mg/l (gấp khoảng 87 lần so với TCCP).
  • COD = 10000 – 20000 mg/l (gấp 140 lần TCCP).

Công nghệ xử lý nước thải ngành tinh bột sắn điển hình

Phía dưới là sơ đồ công nghệ xử lý nước thải ngành tinh bột sắn đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay. Để việc xử lý nước thải ngành tinh bột sắn mang lại hiệu quả và tận dụng được khí Biogas sinh ra, Biogency đã bổ sung các dòng men vi sinh Microbe-Lift vào hầm Biogas, bể hiếu khí, bể Anoxic để xử lý chất thải – tạo khí Biogas và xử lý các chỉ tiêu ô nhiễm.

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải ngành tinh bột sắn điển hình

Hình 2. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải ngành tinh bột sắn điển hình.

– Giải pháp xử lý Hầm Biogas:

Tăng sinh khí Biogas, giảm khí H2S: Vi sinh tăng sinh khí Microbe-Lift BIOGAS chứa quần thể vi sinh được nuôi cấy dạng lỏng hoạt động mạnh gấp 5 đến 10 lần vi sinh thông thường. Sản phẩm được chứng minh có hiệu quả trong việc xử lý nước thải tinh bột sắn có hàm lượng chất hữu cơ (BOD, COD) rất cao (lên tới hàng ngàn mg/l). Thúc đẩy quá trình hình thành khí sinh học từ 30 – 50% so với quá trình xử lý sinh học thông thường.

Giảm bùn đáy và lớp váng cứng: Vi sinh phân hủy bùn Microbe-Lift SA là quẩn thể vi sinh vật dạng lỏng có hoạt tính cao được thiết kế để tăng tốc quá trình oxy hóa sinh học của các hợp chất hữu cơ khó phân hủy, nhờ đó làm giảm rõ rệt lớp bùn đáy và lớp váng bề mặt. Đồng thời trong sản phẩm Microbe-Lift SA có chứa Humic có chức năng thu gom khí H2S. Sau đó, vi khuẩn lưu huỳnh tía oxy hóa H2S (trong Microbe-Lift BIOGAS) và chuyển hóa nó thành các hạt lưu huỳnh nguyên tố. Giải quyết được vấn đề lượng khí H2S phát sinh nhiều trong hầm Biogas.

Hầm Biogas trong xử lý nước thải ngành tinh bột sắn

Hình 3. Hầm Biogas trong xử lý nước thải ngành tinh bột sắn.

Ví dụ: Tính toán liều lượng Microbe-Lift BIOGAS và Microbe-Lift SA sử dụng cho nhà máy xử lý nước thải ngành tinh bột sắn để tăng sinh khí và xử lý bùn đáy cho hầm Biogas công suất 1700 m3/day, COD = 16.000 mg/l.

Các thông số của nhà máy:

  • Lưu lượng đầu vào: 1700 m3/day
  • Thời gian lưu hầm 1 và 3: 15 ngày
  • Thời gian lưu hầm 2: 8 ngày
  • Thể tích hầm Biogas 1: 25000 m3
  • Thể tích hầm Biogas 2: 25000 m3
  • Thể tích hầm Biogas 3: 25000 m3

Bảng phân phổ liều lượng sử dụng men vi sinh Microbe-Lift tại Hầm Biogas sau khi tính toán:

. Liều lượng sử dụng men vi sinh Microbe-Lift BIOGAS và Microbe-Lift SA để tăng sinh khí Biogas và giảm lớp bùn đáy, váng cứng trong hầm Biogas

Hình 4. Liều lượng sử dụng men vi sinh Microbe-Lift BIOGAS và Microbe-Lift SA để tăng sinh khí Biogas và giảm lớp bùn đáy, váng cứng trong hầm Biogas.

– Giải pháp xử lý các chỉ tiêu ô nhiễm trong nước thải ngành tinh bột sắn:

Xử lý BOD, COD, TSS: Bổ sung men vi sinh Microbe-Lift IND chứa quần thể vi sinh được nuôi cấy dạng lỏng được thiết kế chuyên biệt để xử lý BOD, COD, TSS, tăng hàm lượng MLSS và tăng hiệu suất xử lý sinh học lên tối đa 85%.

Xử lý Nitơ tổng:

  • Xử lý Nitơ Amonia: Bổ sung men vi sinh Microbe-Lift N1 chuyên dùng cho quá trình khử Ammonia, tăng cường phản ứng Nitrate hóa vào bể hiếu khí. Microbe-Lift N1 chứa chủng vi khuẩn Nitrosomonas giúp chuyển hóa Ammonia về dạng Nitrite và chủng vi khuẩn Nitrobacter giúp chuyển hóa từ Nitrite về dạng Nitrate (NO3-).
  • Xử lý Nitơ Nitrate: Bổ sung men vi sinh Microbe-Lift IND giúp chuyển hóa NO3- thành Nitơ tự do (N2) bay lên nhờ vi khuẩn dị dưỡng khử Nitrate nhanh hơn gấp 17 lần so với so với các vi khuẩn bản địa, bao gồm: Bacillus lichenliformis, Pseudomonas citronellolis và Wolinella succinogenes.

Hệ thống xử lý nước thải ngành tinh bột sắn

Hình 5. Hệ thống xử lý nước thải ngành tinh bột sắn.

Ví dụ: Nhà máy tính bột sắn công suất 200 m3/day, COD = 1500 mg/l; Tổng Nitơ= 300 mg/l; Amonia= 180 mgl/l; NO2= 20 mg/l; NO3=50 mg/l. Bể Anoxic =150 m3; Bể hiếu khí = 250 mg/l. Tính toán liều lượng Microbe-Lift cần dùng để giảm COD và Tổng Nitơ.

Bảng phân phổ liều lượng sử dụng men vi sinh Microbe-Lift tại bể hiếu khí và bể Anoxic để xử lý các chỉ tiêu ô nhiễm như sau:

. Liều lượng sử dụng men vi sinh Microbe-Lift IND và Microbe-Lift N1 bổ sung tại bể hiếu khí Aerotank và bể thiếu khí Anoxic để xử lý các chỉ tiêu ô nhiễm (BOD, COD, TSS, Nitơ Amonia, Nitơ Nitrat)

Hình 6. Liều lượng sử dụng men vi sinh Microbe-Lift IND và Microbe-Lift N1 bổ sung tại bể hiếu khí Aerotank và bể thiếu khí Anoxic để xử lý các chỉ tiêu ô nhiễm (BOD, COD, TSS, Nitơ Amonia, Nitơ Nitrat).

—–
Nước thải ngành chế biến tinh bột sắn là loại nước thải chứa nhiều chất ô nhiễm ở nồng độ cao, do đó quy trình xử lý cũng khá phức tạp. Sử dụng men vi sinh Microbe-Lift sẽ giúp việc xử lý chất ô nhiễm được dễ dàng hơn và khí Biogas sinh ra cũng nhiều hơn. Để được tư vấn chi tiết về phương án sử dụng men vi sinh Microbe-Lift trong xử lý nước thải ngành tinh bột sắn, hãy liên hệ ngay đến Biogency theo HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>>> Xem thêm: Áp dụng công nghệ sinh học hiếu khí và kỵ khí để xử lý nước thải