Xử lý nước thải nhiễm mặn đạt hiệu quả cao bằng “vi sinh chịu mặn”

Khi xử lý nước thải nhiễm mặn, cần đưa ra các giải pháp cụ thể phù hợp với từng hệ thống, đặc biệt việc lựa chọn một loại vi sinh chịu được độ mặn cao cũng vô cùng quan trọng vì nước thải nhiễm mặn sẽ ức chế vi sinh vật trong các cụm bể sinh học dẫn đến việc bị giảm hiệu suất, làm nước thải đầu ra vượt ngưỡng xả thải cho phép.

Xử lý nước thải nhiễm mặn

Những loại nước thải thường bị nhiễm mặn

Nước thải nhiễm mặn thường có ở các ngành công nghiệp khác nhau, bao gồm các ngành công nghiệp hóa chất, dược phẩm, chế biến thủy sản… Việc xả nước thải có độ mặn cao chưa qua xử lý có thể gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và hủy hoại các hệ sinh thái dưới nước, trên cạn và đất ngập nước. Đối với nhiều quốc gia, việc xử lý nước thải nhiễm mặn đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng.

Nước thải nhiễm mặn là nguồn nước có chứa hàm lượng lớn các chất muối hòa tan (chủ yếu là NaCl) vượt qua ngưỡng cho phép. Một số loại nước thải thường bị nhiễm mặn cao là:

  • Nước thải sinh hoạt và chăn nuôi: Trên nhiều đảo hay vùng ven biển, do thiếu nước ngọt, nước biển thường xuyên được sử dụng cho các nhu cầu vệ sinh, bao gồm rửa thực phẩm, vệ sinh giết mổ, chuồng trại chăn nuôi, rửa nhà vệ sinh… Kết quả là dòng chất thải hữu cơ bị hòa với nước biển, trở thành một dòng chất thải sinh hoạt hoặc chăn nuôi nhiễm mặn cao độ, ngoài các chỉ số đặc trưng COD, tổng N, tổng P cao, còn có hàm lượng NaCl có thể lên tới 20 – 30g/l, khác hẳn với các dòng chất thải trên bờ hay trên các đảo có nguồn nước ngọt phong phú.

Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo

Hình 1. Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo.

  • Nước thải công nghiệp: Nước thải công nghiệp nhiễm mặn thường phát sinh từ các nhà máy chế biến thủy sản, muối hay sản xuất đồ hộp rau quả, thuộc da và sản xuất hóa chất. Đặc biệt là các nhà máy chế biến hải sản nằm gần biển, ở vùng thiếu nước ngọt, thường sử dụng nước biển cho nhiều công đoạn như rã đông hay rửa nguyên liệu thô…

Hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản nằm gần khu vực ven biển

Hình 2. Hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản nằm gần khu vực ven biển.

Tính chất của nước thải nhiễm mặn

Nước thải sinh hoạt nhiễm mặn là nước thải có các đặc trưng điển hình sau:

  • BOD5 dao động từ 100 – 200 mg/l.
  • COD 200 – 400mg/l.
  • TKN: 60 -120 mg/l.
  • NH4-N: 15 – 30 mg/l.
  • Độ mặn tính theo NaCl dao động từ 3.000 – 30.000 mg/l, tùy thuộc vào lượng nước sử dụng và tỷ lệ nước mặn dùng để vệ sinh.

Tương tự, nước thải chăn nuôi (trường hợp nuôi heo) nhiễm mặn có:

  • COD dao động từ 5000 -10.000 mg/l.
  • TKN 400 – 600 mg/l.
  • NH4-N 150 – 300 mg/l
  • Độ mặn tính theo NaCl dao động từ 3.000 – 30.000 mg/l, tùy thuộc vào lượng nước vệ sinh và tỷ lệ nước mặn được sử dụng.

Đo độ mặn của một hệ thống xử lý nước thải

Hình 3. Đo độ mặn của một hệ thống xử lý nước thải.

Vì sao nước thải nhiễm mặn khó xử lý?

Khi nước thải bị nhiễm mặn thì các vi sinh vật (VSV) mất hoạt tính vì quá trình Plasmolysis xảy ra với sự có mặt của muối ăn. Nghĩa là hiện tượng co hẹp của chất nguyên sinh cách xa vách tế bào của vi khuẩn do mất nước dưới tác dụng của áp suất thẩm thấu. Dẫn đến những khoảng trống giữa các tế bào và màng tế bào. Điều này tác động xấu đến khả năng sinh trưởng của các vi sinh vật. Vì thế, các loài vi sinh vật trong bùn hoạt tính bị ức chế nên việc loại bỏ các chất ô nhiễm hữu cơ trong môi trường nước thải nhiễm mặn.

Giải pháp xử lý nước thải nhiễm mặn bằng vi sinh

Không nhiều dòng sản phẩm vi sinh trên thị trường tích hợp được các chủng vi sinh chịu mặn. Microbe-Lift là một trong những dòng sản phẩm hiếm hoi đó. Khả năng chịu mặn của các chủng vi sinh trong Microbe-Lift lên đến 40 ‰ (khoảng 4%), điển hình là 3 dòng sản phẩm: Microbe-Lift IND, Microbe-Lift N1 và Microbe-Lift BIOGAS.

  • Microbe-Lift IND: Microbe-Lift IND là sản phẩm cốt lõi của dòng vi sinh môi trường của Microbe-Lift. Sản phẩm chứa quần thể vi sinh được nuôi cấy dạng lỏng, hoạt tính mạnh, hoạt động mạnh gấp 5 – 10 lần so với vi sinh vật bình thường. Công dụng của Microbe-Lift IND chủ yếu là xử lý các chỉ tiêu COD, BOD, TSS… ngoài ra Microbe-Lift IND còn tham gia vào quá trình Nitrat hóa để giảm hàm lượng Nitơ trong nước thải.
  • Microbe-Lift N1: Microbe-Lift N1 là dòng vi sinh chủ lực với vai trò xử lý Nitơ, Amonia, phù hợp với nhiều loại nước thải như: Nước thải sinh hoạt, cao su, thủy sản, bia, thực phẩm… Không chỉ chịu mặn tốt, N1 còn có thể hoạt động với hàm lượng Amoni lên tới 1.500 mg/l.
  • Microbe-Lift BIOGAS: Microbe-Lift BIOGAS sử dụng các chủng vi sinh vật kỵ khí có khả năng hoạt động gấp 5 – 10 lần so với vi sinh thường, giúp giảm nhanh BOD, COD, TSS, giảm mùi hôi, giảm bùn thải, tăng lượng khí Biogas từ 30 – 50%, tăng khả năng phân hủy sinh học cho toàn hệ thống.

Microbe-Lift là một trong những dòng sản phẩm hiếm hoi trên thị trường có khả năng chịu mặn lên đến 40 ‰ (khoảng 4%)

Hình 4. Microbe-Lift là một trong những dòng sản phẩm hiếm hoi trên thị trường có khả năng chịu mặn lên đến 40 ‰ (khoảng 4%), giúp xử lý nước thải nhiễm mặn hiệu quả.

Liều lượng sử dụng vi sinh khi xử lý nước thải nhiễm mặn

  • Tháng đầu tiên nuôi cấy vi sinh:
    + Ngày 01 và 02 sử dụng từ 40 – 80 ml/m3.
    + Ngày 03 đến 07 sử dụng từ 10 – 20 ml/m3.
    + Ngày 08 đến 30 sử dụng từ 2 – 5 ml/m3.
  • Duy trì sự ổn định và hiệu suất toàn hệ thống:
    + Sử dụng liều lượng từ 1-5 ml/m3.

Lưu ý: Liều lượng sẽ thay đổi phụ thuộc vào tính chất nước thải và đặc điểm của từng hệ thống.

Lưu ý khi xử lý nước thải nhiễm mặn để đạt hiệu quả cao

Thường nước thải nhiễm mặn sẽ ức chế vi sinh vật trong các cụm bể sinh học dẫn đến việc bị giảm hiệu suất, làm nước thải đầu ra vượt ngưỡng xả thải cho phép, chính vì vậy khi xử lý nước thải nhiễm mặn cần đưa ra các giải pháp cụ thể phù hợp với từng hệ thống, đặc biệt việc lựa chọn một loại vi sinh chịu được độ mặn cao cũng vô cùng quan trọng.

Các sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift hiện đang được phân phối độc quyền tại Biogency – Đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vi sinh xử lý nước thải nhiễm mặn. Không chỉ sản phẩm chất lượng, Biogency còn sở hữu đội ngũ kỹ thuật viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm thực tiễn tại các hệ thống xử lý nước thải khác nhau, sẽ giúp doanh nghiệm vận hành hệ thống xử lý nước thải nhiễm mặn đạt hiệu suất và hiệu quả cao nhất.

Không những thế, Biogency còn đầu tư thêm trang thiết bị phòng thí nghiệm hỗ trợ khách hàng kiểm tra mẫu nước, đồng thời có thể đưa ra phương án chính xác với chi phí hợp lý nhất cho từng nhu cầu của khách hàng.

Liên hệ Hotline 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết về phương án giúp xử lý nước thải nhiễm mặn hiệu quả.

>>> Xem thêm: Sử dụng men vi sinh để xử lý nước thải đạt hiệu quả