Quy trình xử lý nước thải nuôi tôm đang được áp dụng trong hệ tuần hoàn RAS

Trước tình hình môi trường nuôi tôm bị suy thoái dẫn đến tôm dễ mắc bệnh, bà con cần phải nghiên cứu các giải pháp nhằm xử lý nước thải nuôi tôm và bảo vệ môi trường nuôi tôm hợp lý. Với bài viết hôm nay, Biogency sẽ mang đến cho bà con Quy trình Xử lý nước thải nuôi tôm đang được áp dụng trong hệ tuần hoàn RAS. Quy trình này được sử dụng khi nào? Nó có ưu điểm gì? Hãy cùng Biogency tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Xử lý nước thải nuôi tôm bằng Hệ thống tuần hoàn RAS

Ảnh hưởng môi trường từ nước thải nuôi tôm

Thủy sản là ngành chiếm vai trò quan trọng, tỷ lệ cao ở cơ cấu ngành nông nghiệp nói riêng cũng như kinh tế Việt Nam nói chung. Do vậy mà diện tích nước dành cho việc nuôi trồng thủy sản, trong đó có tôm ngày càng tăng nhanh chóng. Có thể nói, lượng tài nguyên cả nước dành cho việc nuôi tôm đã chiếm từ trên 65%.

Tôm là loại động vật có giá trị dinh dưỡng cao, chứa các chất cần thiết cho cơ thể của con người. Vậy nên các đầm nuôi tôm mọc lên rất nhiều để đáp ứng được các nhu cầu về tôm của người tiêu dùng và xuất khẩu. Theo thống kê, sản lượng tôm xuất khẩu, tôm đông lạnh dao động chiếm đến 60% tổng giá trị xuất khẩu về thủy sản của cả nước. Cũng vì điều này, mà các khu nuôi tôm được xây dựng nhiều nhưng hệ thống xử lý nước thải nuôi tôm chưa được đầu tư bài bản, dễ tạo nên các hệ lụy cho môi trường xung quanh.

Các tác động từ việc nuôi tôm trực tiếp đến môi trường gắn liền với quy trình nuôi. Trong đó, tác động ở nước thải nuôi tôm là rõ ràng nhất. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực này nhận định, hàm lượng các chất hữu cơ như BOD5 vượt 2.4 lần và COD vượt 1.3 lần so với QCVN 40:2011/BTNMT. Còn đối với chỉ tiêu TSS thì hàm lượng chất rắn lơ lửng lên đến 1150mg/L, vượt đến 10.65 lần với cột B, QCVN 40:2011/BTNMT.

Ô nhiễm nguồn nước từ nuôi tôm.

Hình 1. Ô nhiễm nguồn nước từ nuôi tôm.

Chính với những kết quả báo cáo hiện trạng như các chuyên gia đã thông báo, cho thấy nếu nước thải nuôi tôm không được xử lý kịp thời trước khi đưa ra môi trường, thì nguy cơ gây nên phú nhưỡng, ô nhiễm các chất hữu cơ cũng như gây nhiễm khuẩn cho khu vực tiếp nhận cực kỳ cao. Nếu việc xả thải liên tục được diễn ra trong thời gian dài sẽ làm môi trường rất khó để phục hồi, nghề nuôi tôm thâm canh sẽ chịu nhiều rủi ro.

Quy trình Xử lý nước thải nuôi tôm đang được áp dụng phổ biến trong hệ tuần hoàn RAS

Hiện nay, ở một số mô hình nuôi tôm tuần hoàn nước (RAS) đã áp dụng quy trình xử lý nước liên tục và tuần hoàn nước trở lại ao nuôi tôm. Quy trình này nhằm giảm thiểu được rủi ro dịch bệnh và giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường.

Nguyên tắc hoạt động của quy trình này đơn giản như sau:

  • Nước thay, nước xi phông được tách những chất rắn lơ lửng bằng thiết bị lọc còn trống. Sau khi tách được chất rắn lơ lửng thì nước sẽ được đưa vào bể để xử lý sinh học.
  • Ở đây, bể lọc sinh học chứa các giá thể sinh học lơ lửng ở trong nước được sục khí tích cực và nhờ vào số lượng lớn vi sinh ở trong bùn hoạt tính sẽ giúp chuyển hóa những hợp chất hữu cơ hòa tan tạo thành hợp chất vô cơ không độc, hoặc sinh khối vi khuẩn.
  • Tiếp theo, nước qua khỏi bể lọc sinh học sẽ được chuyển qua bể lắng giúp tách bùn, và chuyển đến bể khử trùng diệt khuẩn, tuần hoàn tái sử dụng hoặc thải ra ngoài môi trường. Hơn nữa, lượng bùn được phát sinh từ bể lắng sẽ được thu gom vào bể chứa bùn để có thể xử lý hoặc tận dụng để trồng cây rất tốt cho thực vật.

Quy trình xử lý nước thải nuôi tôm bằng bể xử lý sinh học.

Hình 2. Quy trình xử lý nước thải nuôi tôm bằng bể xử lý sinh học.

Ưu và nhược điểm của Quy trình Xử lý nước thải nuôi tôm đang được áp dụng trong hệ tuần RAS

– Ưu điểm của việc áp dụng hệ thống xử lý nước tuần hoàn RAS trong Xử lý nước thải nuôi tôm

  • Lọc sạch và xử lý được các chất hữu cơ, sau đó tái sử dụng liên tục. Nhờ đó hạn chế được dịch bệnh xảy ra ở tôm và giảm đáng kể tiêu thụ nguồn nước.
  • Thiết bị được thiết kế để mọi người có thể vận hành một cách đơn giản nhất.
  • Hiệu suất xử lý nước thải cao.
  • Nước được xử lý liên tục và có thể tái sử dụng ngay lập tức.
  • Thời gian thực hiện nhanh chóng.
  • Giảm thiểu được mùi khó chịu.
  • Hỗ trợ tăng tuổi thọ, mật độ cũng như cân nặng cho tôm nuôi.

– Nhược điểm của hệ thống xử lý nước tuần hoàn RAS

  • Quy trình như hình trên hiện chỉ đáp ứng hiệu quả trong việc xử lý các chất hữu cơ và giảm được nồng độ khí độc NH3, NO2 nhờ quá trình Nitrat hóa được diễn ra mạnh mẽ ở bể giá thể. Tuy nhiên, một vấn đề ít được mọi người quan tâm đó là chỉ tiêu NO3, mô hình RAS giúp phần lớn lượng nước được xử lý và sử dụng, nhưng chưa đáp ứng được quá trình Khử Nitrat dẫn đến hàm lượng NO3 tích tụ và tăng cao về cuối vụ, ở nồng độ cao sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con tôm.
  • Đối với phương pháp này người nuôi phải tốn nhiều chi phí để xử lý được nước thải.
  • Đặc biệt cần chuyên môn sâu về nguyên lý và cũng như cần đáp ứng các kỹ thuật cần thiết để có thể vận hành hệ thống
  • Chỉ áp dụng được với các nhà đầu tư, công ty lớn, rất khó để áp dụng được đại trà.

Để góp phần bảo vệ môi trường, hạn chế được dịch bệnh cũng như tăng hiệu quả cho người nuôi tôm thì việc xử lý nước thải nuôi tôm bằng hệ thống tuần hoàn RAS là một trong những gợi ý mà bà con nên cân nhắc tham khảo.

Ngoài ra, để được tư vấn chi tiết hơn về cách xử lý nước thải nuôi tôm cũng như các sản phẩm men vi sinh làm sạch nước ao tôm, xử lý khí độc, xử lý đáy và nhớt bạt ao nuôi tôm, bà con hãy liên hệ ngay đến Biogency theo HOTLINE 0909 538 514, Biogency luôn sẵn sàng hỗ trợ bà con và đồng hành cùng bà con để có những vụ nuôi tôm bội thu.

>>> Xem thêm: Xử lý khí độc ao tôm 34 ngày (NO2=30mg/l) nuôi về size 30 con bằng vi sinh Microbe-Lift