Xử lý nước thải nuôi tôm bằng Phương pháp ao sinh học

Ngành nuôi tôm ngày càng phát triển mạnh ở Việt Nam, giúp bà con có nguồn thu nhập ổn định trong cuộc sống. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết bà con đều chưa có hệ thống xử lý nước thải trong quá trình nuôi, dẫn đến nước thải bị thải trực tiếp ra ngoài môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng. Phương pháp xử lý nước thải nuôi tôm bằng ao sẽ giúp bà con giải quyết được vấn đề này. Hãy cùng Biogency tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Xử lý nước thải nuôi tôm bằng Phương pháp ao sinh học

Xử lý nước thải nuôi tôm là yêu cầu cần thiết hiện nay

Xử lý nước thải nuôi tôm là yêu cầu cần thiết và cấp bách hiện nay. Bởi lẽ chúng đã làm ảnh hưởng xấu đến môi trường, đặc biệt là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cụ thể: Bạc Liêu được coi là trung tâm nuôi tôm của cả nước. Vào tháng 9/2020, mật thả nuôi đạt 130.905 héc-ta tôm nước lợ. Trong đó, nuôi siêu thâm canh, thâm canh và bán thâm canh đạt đến 18.400 héc-ta (94,36% so với cùng kỳ), nuôi quảng canh cải tiến 112.505 héc-ta (99,9% so với cùng kỳ).

Tổng thiệt hại do ô nhiễm môi trường lên đến là 8.510 héc-ta, so với cùng kỳ tăng 48,52% ở mọi hình thức nuôi tôm. Từ đó có thể thấy việc ô nhiễm do nước thải nuôi tôm là vô cùng nghiêm trọng. Xử lý nước thải nuôi tôm không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống và quá trình canh tác lâu dài.

Nước thải ao tôm đổ thẳng ra biển bốc mùi hôi thối

Hình 1. Nước thải ao tôm đổ thẳng ra biển bốc mùi hôi thối.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nước thải nuôi tôm có nồng độ ô nhiễm cao là do:

  • Lượng chất thải hữu cơ trong ao tôm có các loại thức ăn dư thừa, phân tôm, các chất kháng sinh, thuốc trị bệnh,… khi thải ra môi trường mang theo một lượng lớn các loại hợp chất Nitơ, Photpho, các chất dinh dưỡng… tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển.
  • Bên cạnh đó, sự có mặt của các loại chất hữu cơ sẽ làm giảm hàm lượng oxy hòa tan trong nước, đồng thời làm tăng BOD, COD, khí độc trong lưu vực tự nhiên.

Hành động xả nước thải nuôi tôm ra kênh rạch không qua được xử lý sẽ làm môi trường tự nhiên bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nếu việc xả thải diễn ra liên tiếp và liên tục sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển gây những rủi ro ngoài ý muốn cho ngành nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh.

Phương pháp ao sinh học trong xử lý nước thải nuôi tôm là gì?

Phương pháp ao sinh học trong xử lý nước thải nuôi tôm dựa trên nguyên lý của xử lý nước thải. Nhờ vào quá trình phân hủy sinh học các hợp chất hữu cơ của các loại vi sinh hữu ích, các loài thủy sản ăn chất cặn lắng hữu cơ như cá rô phi, sò, nghêu… để xử lý các chất rắn lơ lửng, rong tảo.

Sơ đồ xử lý nước thải nuôi tôm bằng phương pháp ao sinh học tại ao tùy nghi

Hình 2. Sơ đồ xử lý nước thải nuôi tôm bằng phương pháp ao sinh học tại ao tùy nghi.

Trên thực tế, hệ thống xử lý nước thải nuôi tôm bằng ao sinh học gồm nhiều loại như: Ao xử lý sinh học kỵ khí, hiếu khí, tùy nghi (có cả vùng hiếu khí và kỵ khí) và ao lắng, trong đó ao lắng được sử dụng chủ yếu. Tác dụng của các ao lắng là giữ lại phần lớn chất lơ lửng trước khi nước thải được đưa vào các ao sinh học, thiết kế ao lắng phải phù hợp để có đủ thời gian lắng các cặn lơ lửng.

Tại các ao xử lý sinh học, chất hữu cơ lơ lửng sẽ được phân hủy sinh học bằng hệ vi sinh vật có trong ao, cũng như tận dụng đó làm nguồn thức ăn để nuôi các loài thủy sản khác như: Cá phi, cá nâu, sò, nghêu… nhằm xử lý các chất rắn lơ lửng, rong tảo. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Cà Mau, người dân thường nuôi cá trê để tận dụng vỏ tôm lột, cá phi, cá nâu để xử lý chất thải xi-phông từ ao nuôi.

Ưu và nhược điểm khi xử lý nước thải nuôi tôm bằng ao sinh học

Phương pháp xử lý nước thải nuôi tôm nào cũng sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Phương pháp ao sinh học cũng như vậy.

– Ưu điểm phương pháp ao sinh học trong xử lý nước thải nuôi tôm

  • Đối với phương pháp ao sinh học người nuôi không phải tốn quá nhiều chi phí để xử lý nước thải. Bên cạnh đó còn có thể tận dụng nó để nuôi các loại cá phi, cá nâu, sò, nghêu… vừa có thể xử lý nước thải nuôi tôm, vừa tăng thêm thu nhập.
  • Có thể nói đây là phương pháp xử lý nước thải nuôi tôm dễ thực hiện, chi phí không cao, còn có thể tận dụng cho việc khác. Vì vậy đây là phương pháp mà hầu như bà con nào cũng sử dụng hiện nay.

– Nhược điểm phương pháp ao sinh học trong xử lý nước thải nuôi tôm

  • Phương pháp xử lý nước thải nuôi tôm ao sinh học có một nhược điểm đó chính là đòi hỏi bà con phải có diện tích lớn để có thể bố trí ao sinh học.
  • Một điểm yếu khác của phương pháp này là chất lượng nước sau khi xử lý còn biến động.
  • Bà con phải tốn thời gian khá lâu để xử lý.

Để giảm thiểu khó khăn về thời gian cũng như nồng độ ô nhiễm của nước thải nuôi tôm khi xử lý bằng phương pháp ao sinh học, bà con có thể dùng các chế phẩm vi sinh có công năng xử lý nước, xử lý đáy xử lý khí độc ao tôm trong quá trình nuôi để làm nước sạch, ao không nhớt bạt và giảm tối đa nồng độ ô nhiễm cho quá trình xử lý nước thải nuôi tôm sau đó.

Để được tư vấn chi tiết hơn về cách xử lý nước thải nuôi tôm bằng phương pháp ao sinh học cũng như các sản phẩm men vi sinh làm sạch nước ao tôm, xử lý khí độc, xử lý đáy và nhớt bạt ao nuôi tôm, bà con hãy liên hệ ngay đến Biogency theo HOTLINE 0909 538 514, Biogency luôn sẵn sàng hỗ trợ bà con và đồng hành cùng bà con để có những vụ nuôi tôm bội thu.

>>> Xem thêm: Ao tôm không nhớt bạt, xi phông không có mùi hôi nhờ vi sinh Microbe-Lift