[Dự án] Xử lý nước thải sản xuất tinh bột sắn sử dụng hầm Biogas (2000 m3/ngày)

Hầm Biogas đóng góp vào việc xử lý nước thải sản xuất tinh bột sắn một cách hiệu quả và bền vững, đồng thời tạo ra nguồn năng lượng tái tạo phục vụ cho các mục đích sấy bột và sấy bã mì. Cụ thể, hầm Biogas là một công trình được sử dụng để phân hủy sinh học các chất hữu cơ có trong nước thải, tạo ra khí sinh học (CH4) và phân bón hữu cơ.

[Dự án] Xử lý nước thải sản xuất tinh bột sắn sử dụng hầm Biogas (2000 m3/ngày)

Vai trò của hầm Biogas trong xử lý nước thải sản xuất tinh bột sắn

  • Phân hủy chất hữu cơ: Hầm Biogas cho phép phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải chế biến tinh bột sắn thông qua quá trình ủ sinh học. Vi khuẩn Methanogen trong hầm Biogas giúp phân hủy chất này thành khí CH4, CO2, H2S,…
  • Sản xuất khí Biogas: Quá trình phân hủy chất hữu cơ trong hầm Biogas tạo ra khí Biogas. Biogas là một nguồn năng lượng tái tạo, chủ yếu bao gồm CH4 và CO2. Biogas có thể được sử dụng để sản xuất nhiệt, điện hoặc làm nhiên liệu thay thế cho các mục đích khác.
  • Xử lý nước thải: Hầm Biogas không chỉ tạo ra khí Biogas mà còn giúp xử lý nước thải sản xuất tinh bột sắn. Quá trình phân hủy chất hữu cơ trong hầm Biogas giảm thiểu hàm lượng chất hữu cơ và các chất ô nhiễm khác trong nước thải, giúp giảm tải cho hệ thống xử lý nước thải sản xuất tinh bột sắn phía sau.

Với vai trò này, hãy cùng Biogency tìm hiểu qua Dự án tăng hiệu suất sinh khí hầm Biogas và duy trì khí đốt ổn định trong suốt mùa vụ cho hệ thống xử lý nước thải của nhà máy chế biến tinh bột sắn công suất 2000m3/ngày dưới đây.

[Dự án] Xử lý nước thải sản xuất tinh bột sắn sử dụng hầm Biogas (2000 m3/ngày)

– Thông tin hiện trạng hệ thống xử lý nước thải sản xuất tinh bột sắn:

  • Loại nước thải: Nước thải sản xuất tinh bột sắn.
  • Công suất vận hành tối đa: 2000 m3/ ngày.
  • Sơ đồ công nghệ đang áp dụng:
[Dự án] Xử lý nước thải sản xuất tinh bột sắn sử dụng hầm Biogas (2000 m3/ngày)
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất tinh bột sắn với 2 hầm Biogas.
  • Thông số vận hành của 2 hầm Biogas theo ghi nhận:
STT Thông số Đơn vị Giá trị
I Hầm Biogas 1 – Hầm lớn
1 Thể tích hầm ban đầu m3 74.760
2 Lưu lượng nước thải m3/ngày 2.000
3 Thời gian lưu ngày 37
II Hầm Biogas 2 – Hầm nhỏ
1 Thể tích hầm ban đầu m3 48.300
2 Lưu lượng nước thải m3/ngày 650
3 Thời gian lưu ngày 24
  • Đánh giá hiện trạng hầm Biogas:

+ Hầm Biogas 1 khí sinh vừa, bạt căng, lượng khí sinh ra không đủ dùng cho nhà máy.

+ Hầm Biogas 2 khí sinh ít, có thời điểm không sinh khí, bạt không căng.

[Dự án] Xử lý nước thải sản xuất tinh bột sắn sử dụng hầm Biogas (2000 m3/ngày)
Hầm Biogas không có khí, bạt không căng.

– Mục tiêu dự án Xử lý nước thải sản xuất tinh bột sắn sử dụng hầm Biogas (2000 m3/ngày):

  • Tăng hiệu suất sinh khí hầm Biogas 1, hầm Biogas 2 từ 60% lên 80 – 85%.
  • Kiểm soát khả năng tăng sinh khí tối ưu trong suốt mùa vụ từ 30 – 50% để đảm bảo ổn định khí đốt.

– Phương án thực hiện để tăng hiệu suất sinh khí hầm Biogas:

1. Sản phẩm lựa chọn: 

Đối với hiện trạng của nhà máy thì Biogency lựa chọn sử dụng giải pháp sinh học dựa trên ứng dụng công nghệ vi sinh vật Microbe-Lift của Viện Nghiên cứu Sinh thái Hoa Kỳ (Ecological Laboratories, Inc.).

Sản phẩm lựa chọn sử dụng: Microbe-Lift BIOGASMicrobe-Lift SA.

Men vi sinh Microbe-Lift BIOGAS Microbe-Lift SA
Thành phần Microbe-Lift BIOGAS chứa quần thể vi sinh vật kỵ khí được nuôi cấy dạng lỏng hoạt động mạnh gấp 5 đến 10 lần vi sinh thông thường. Microbe-Lift SA là quẩn thể vi sinh vật dạng lỏng có hoạt tính cao được thiết kế để tăng tốc quá trình oxy hóa sinh học của các hợp chất hữu cơ khó phân hủy.
Công dụng – Hiệu quả trong việc xử lý nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao, khó phân hủy.

– Thúc đẩy quá trình phân hủy chất hữu cơ (hình thành khí CH4) từ 30 – 50% so với quá trình xử lý sinh học thông thường.

– Giảm nồng độ khí H2S sinh ra, tăng lượng khí CH4.

– Giảm các thông số ô nhiễm BOD, COD, TSS…

– Ổn định hiệu quả sinh khí hầm Biogas.

– Phân hủy bùn đáy, phá vỡ lớp váng cứng bề mặt hầm Biogas.

– Tăng cường phân hủy những hợp chất hữu cơ khó phân hủy như Protein, Lipid, Acid Amin, Cellulose, Benzene, Toluene, Xylene, …

– Kết hợp Microbe-Lift BIOGAS để cải thiện hiệu suất xử lý và ổn định khả năng sinh khí của hầm Biogas

– Tăng thể tích hữu dụng hầm Biogas.

Hình ảnh sản phẩm [Dự án] Xử lý nước thải sản xuất tinh bột sắn sử dụng hầm Biogas (2000 m3/ngày) [Dự án] Xử lý nước thải sản xuất tinh bột sắn sử dụng hầm Biogas (2000 m3/ngày)

Cơ chế tăng sinh khí của vi sinh Microbe-Lift:

Giai đoạn Thủy phân 

(Hydrolysis)

Acid hóa 

(Acidogenesis) 

Axetat hóa 

(Acetogenesis) 

Metan hóa 

(Methanogenesis) 

Sơ đồ [Dự án] Xử lý nước thải sản xuất tinh bột sắn sử dụng hầm Biogas (2000 m3/ngày)
Vi khuẩn chuyển hóa – Clostridium butyricum 

– Clostridium sartagoforme 

– Pseudomonas citronellolis 

– Rhodopseudomonas palustris

– Bacilus amyloliquefaciens 

– Bacillus licheniformis 

– Bacillus subtilus 

– Clostridium butyricum 

– Clostridium sartagoforme 

– Pseudomonas citronellolis 

– Clostridium butyricum 

– Clostridium sartagoforme 

– Desulfovibrio vulgaris 

– Desulfovibrio aminophilus 

– Methanomethylovorans hollandica 

– Methanosarcina bakeri 

Sản phẩm Microbe-Lift BIOGASMicrobe-Lift SA

2. Lộ trình thực hiện: 

Thực hiện thông qua 2 giai đoạn như sau:

  • Khởi động: Khực hiện Khởi động tăng sinh khí hầm Biogas 1 và 2 trong tháng đầu tiên (tháng 6/2023).
  • Xử lý: Thực hiện Kiểm soát khả năng tăng sinh khí tối ưu trong suốt mùa vụ từ 30 – 50% để đảm bảo ổn định khí đốt tiếp trong 2 tháng còn lại, tổng là 3 tháng (tháng 7/2023 đến hết tháng 8/2023).

Liều lượng men vi sinh sử dụng:

Thời gian sử dụng Hầm Biogas 1 (gallon) Hầm Biogas 2 (gallon)
MicrobeLift Biogas MicrobeLift SA MicrobeLift Biogas MicrobeLift SA
Ngày 1 4 2 3 1.5
Ngày 2 4 2 3 1.5
Ngày 3 2 1 2 1
Ngày 4 2 1 2 1
Ngày 5 2 1 2 1
Ngày 6 2 1 2 1
Ngày 7 2 1 2 1
Tổng liều tuần 1 

(7 ngày đầu) 

18 9 16 8
Tuần 2 4 2 3 2
Tuần 3 4 2 3 2
Tuần 4 4 2 3 2
Tổng liều lượng tháng đầu tiên 30 15 25 14
Tháng thứ 2 15 8 10 5
Tháng thứ 3 15 8 10 5
Tổng liều lượng 3 tháng 60 31 45 24

Ghi chú:

  • 1 can vi sinh = 01 gallon (đơn vị Mỹ) = 3785 ml.
  • Lắc đều và bổ sung vi sinh vào đầu vào mỗi hầm theo liều lượng chỉ dẫn, bổ sung 1 lần/ngày.

3. Điều kiện để vi sinh hoạt động tối ưu: 

Một số điều kiện cần thiết để quá trình phân hủy chất hữu cơ trong hầm Biogas đạt hiệu quả cao nhất gồm:

  • Nhiệt độ: 30℃ – 35℃ (Nhiệt độ ở trong môi trường sống của vi sinh, trong hầm Biogas).
  • pH: 6.8 – 7.5 (có thể bổ sung thêm Na2CO3 hoặc NaOH nếu pH đầu vào thấp).
  • Tỉ lệ C/N: 25/1 đến 30/1 (Tỷ lệ này xác định được thông qua COD và TN vào-ra hầm Biogas).

Hiệu suất đạt được

Với điều kiện tối ưu thì khoảng sau 01 – 02 tuần hầm Biogas đã sinh khí (hầm đang khởi động) và căng vừa (hầm Biogas đã khởi động).

[Dự án] Xử lý nước thải sản xuất tinh bột sắn sử dụng hầm Biogas (2000 m3/ngày)
Hầm Biogas bắt đầu có khí và bạt bắt đầu căng lên.
  • Tuần 02 – tuần 04 hiệu suất sinh khí của hầm Biogas đạt 50 – 70%.
  • Tuần 08 – tuần 12 hiệu suất sinh khí của hầm Biogas đạt 80 – 85%, và duy trì hiệu suất sinh khí, ổn định lượng khí đốt trong những tuần tiếp theo.
  • Từ tháng thứ 4 chỉ cần bổ sung lượng nhỏ vi sinh Microbe-Lift BIOGAS & Microbe-Lift SA để duy trì ổn định hiệu suất sinh khí của hầm.

Trên đây giải pháp tăng hiệu suất sinh khí và duy trì khí đốt ổn định hầm Biogas cho Nhà máy chế biến tinh bột sắn bằng công nghệ vi sinh Microbe-Lift. Giải pháp xử lý sẽ thay đổi tùy vào tình trạng của hầm Biogas và lưu lượng chất thải đầu vào. Hãy liên hệ HOTLINE 0909 538 514 để được Biogency tư vấn và hỗ trợ chi tiết.

>>> Xem thêm: Làm thế nào để tái sử dụng nước thải tinh bột mì sau hầm Biogas?