2 loại khí độc ao tôm khó xử lý và cách khử triệt để

Khí độc ao tôm là nỗi sợ lớn của rất nhiều bà con nuôi trồng hiện nay, nhất là khi các loại khí thường xuất hiện như Amoniac (NH3) và Nitrit (NO2) rất khó xử lý. Bài viết này bà con cùng BIOGENCY tìm hiểu chi tiết hơn về 2 loại khí này cũng như hướng xử lý phù hợp nhất hiện nay.

2 loại khí độc ao tôm khó xử lý và cách khử triệt để

Thông tin về 2 loại khí độc ao tôm khó xử lý

Khí độc ao tôm hình thành chủ yếu do thức ăn thừa (giàu đạm), phân tôm, xác tảo, vỏ tôm, thiết kế ao tôm không hợp lý,… là nguyên nhân khiến tôm còi cọc, chậm phát triển và thậm chí là chết hàng loạt khiến người nuôi lao đao. Một trong những lý do khiến thiệt hại từ khí độc ao tôm lớn đến từ việc các loại khí thường gặp, điển hình như Amoniac (NH3) và Nitrit (NO2) rất khó xử lý.

– Khí độc Amoni:

Bao gồm Amoniac (NH3) và Amoni (NH4+), trong đó NH3 dễ hoà tan trong nước, còn NH4+ là muối chỉ độc khi ở nồng độ cao. Đồng thời khí độc ở dạng NH3 tấn công thẳng vào mang tôm nên sẽ gây độc hơn ở dạng NH4+. Trạng thái tồn tại của 2 thành phần này thường chuyển qua lại (NH3 ↔ NH4+) tuỳ thuộc vào nhiệt độ và pH trong nước.

  • Khi nhiệt độ cao hoặc pH trong bể lớn hơn 7 (pH > 7,0 nước có tính kiềm), nồng độ NH3 sẽ cao hơn nồng độ NH4+.
  • Nếu nhiệt độ thấp hoặc môi trường nước có độ pH nhỏ hơn 7 thì NH3 sẽ được chuyển hóa dạng NH4+.

>>> Xem thêm: NH3 trong ao nuôi tôm ở ngưỡng nào là đáng lo ngại?

– Khí độc Nitrite (NO2):

Khác với NH4+, NO2-   gây độc cả khi ở nồng độ thấp do NO2-  kết hợp với một chất gọi là Hemocyanin trong máu tôm, gây mất khả năng vận chuyển oxy của máu, làm cho tôm không lấy được oxy và làm cho tôm bị ngạt. Lâu ngày tôm bị yếu, dễ nhiễm bệnh, lột xác không cứng vỏ, tổn thương mang, phù thũng cơ, khó về size lớn.

2 loại khí độc ao tôm khó xử lý và cách khử triệt để
Khí độc trong ao khiến tôm nổi đầu, chậm lớn và chết hàng loạt.

Nếu xét về mức độ gây độc thì người ta ví độc NH3 giống như bị độc cấp tính, còn độc do NO2- giống như độc mãn tính. Tuy nhiên điểm chung là cả 2 đều khó xử lý và đòi hỏi bà con có am hiểu kỹ thuật nuôi trồng, kinh nghiệm.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn xử lý khí độc NO2 trong ao nuôi tôm (NO2 > 5mg/l)

Có những cách nào để xử lý khí độc ao tôm?

Để đối phó với khí độc ao tôm, bà con cần dựa theo cơ chế chuyển đổi chất độc, bao gồm chuyển từ chỗ này sang chỗ khác và chuyển từ chất độc sang dạng ít độc, không độc. Hoặc phương pháp hấp thụ/ hấp phụ nói dễ hiểu là “bắt” khí độc “nhốt” lại.

Khi ao tôm xuất hiện khí độc, tùy từng tình trạng có thể dùng một hoặc nhiều cách xử lý. Trong đó mỗi cách đều có những ưu nhược điểm riêng. Cụ thể:

– Thay nước:

Đây là cách rút bớt nước trong ao, bù nước sạch vào nhằm pha loãng nồng độ khí độc cũng như chất ô nhiễm có trong ao. Lượng nước rút ra cũng tùy thuộc vào lượng nồng độ khí độc trong ao, lượng ít thì cần pha loãng ít, lượng nhiều mới cần nhiều.

Ví dụ, nồng độ khí độc NO2- đang là 20mg/l, sau khi rút 50% nước ao và bổ sung lại 50% bằng nước sạch, nồng độ sau khi bổ sung nước sạch đo lại có thể còn khoảng 10 mg/l (tính tương đối vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa).

2 loại khí độc ao tôm khó xử lý và cách khử triệt để
Thay nước ao cần từ tư tránh gây sốc tôm.

Với cách này về cơ bản, ưu điểm có thể khắc phục tình trạng nhiễm độc nhanh, tránh được nguy hiểm. Tuy nhiên nhược điểm, cách này chỉ rút bớt chứ không xử lý, chi phí thay nước, hoá chất, men vi sinh tốn kém, rút càng nhiều thì chi phí sẽ cao. Chưa kể, cách này khó thực hiện ở những nơi thiếu nước bổ sung.

Do đó, thay nước được khuyến khích áp dụng khi nồng độ khí độc trong ao cao ở mức nguy hiểm nhưng chưa kịp sử dụng cách nào khác.

– Đánh Yucca, Zeolite:

Cơ chế của cách này là Yucca/Zeolite hấp thụ khí NH3/NH4+ (hiểu đơn giản là bắt giữ khí độc NH3/NH4+ vào cấu tạo của nó), nên giảm nồng độ khí độc trong nước. Yucca/Zeolite không xử lý được khí độc NO2- . Cách này sử dụng tốt nhất là khi đo thấy nồng độ NH3/NH4+ cao, chưa thấy NO2-  hoặc đang còn thấp. Tóm lại, Yucca/Zeolite chỉ là giải pháp tạm thời, không thể dùng liên tục vì nồng độ Yucca cao có thể gây độc lại cho tôm.

– Đánh men vi sinh:

So với 2 cách trên, đánh men vi sinh cần thời gian để xử lý lâu hơn và cần duy trì. Nhưng ưu điểm đây là cách giải quyết từ nguồn gốc, nguyên nhân, có thể sử dụng định kỳ, an toàn cho tôm và chi phí thấp hơn 2 cách trên.

Khi đánh men vi sinh khí độc NH3/NH4+ và  NO2- sẽ thông qua 2 con đường theo 2 cơ chế riêng:

Nhóm 1: Các vi sinh vật hiếu khí, kỵ khí, tùy nghi 

Bao gồm các chủng như Bacillus sp, Clostridium Sartagoforme, Pseudomonas, Enzyme, nấm men,… Các vi sinh này sẽ phân hủy “chất hữu cơ mang đạm” để tạo thành sinh khối vi sinh.

Cơ chế của nhóm này là sử dụng NH3/NH4+ từ đạm hữu cơ để chuyển vào cơ thể vi sinh, giảm khí độc NH3/NH4+ sinh ra, chứ không phải là xử lý khí độc. Do vậy, khi thấy hiện tượng nước xấu, lợn cợn nhiều, khí đo thấy NH3/NH4+ đang tăng, sau khi đánh vi sinh đo thấy khí độc khí độc giảm là vì 1 phần NH4+ đã chuyển hóa vào sinh khối vi sinh. Tuy nhiên, cách này chỉ giảm được 1 phần khí độc NH4+, không xử lý hết được NH3/NH4+ và không xử lý được NO2-.

Để nồng độ NH3/NH4+ giảm nhiều cần nhiều sinh khối vi sinh. Vào những ngày cuối vụ lượng Nitơ trong nước cao, nhưng Cacbon lại thiếu hụt. Lúc này, vi sinh không những cần Nitơ mà còn cần Cacbon. Do vậy,  khi đánh men vi sinh cần bổ sung thêm mật rỉ hoặc cám gạo để cung cấp Cacbon là nguồn thức ăn cho vi sinh nhân sinh khối trong ao (nếu nhiều mật rỉ quá sẽ làm nước ao bẩn hơn).

2 loại khí độc ao tôm khó xử lý và cách khử triệt để
Khi đánh men vi sinh cần bổ sung thêm mật rỉ hoặc cám gạo.

Với nhóm này, cách này sẽ công dụng tốt nhất là làm sạch nước, giảm chất hữu cơ mang đạm, giảm 1 phần khí độc NH3/NH4+ sinh ra. Do đó, đây là cách hiệu quả để kiểm soát chất lượng nước hơn là xử lý khí độc. Các chủng này có thể sinh bào tử, dễ phân lập, dễ sản xuất và dễ đóng gói. Do vậy, sản phẩm có thể đóng gói dạng bột hoặc dạng nước tùy nhà máy. Các sản phẩm dạng bột còn có thể có thêm các thành phần khác như Enzym, vi khoáng, dinh dưỡng,… để tăng hiệu quả sản phẩm.

Nhóm 2: Vi sinh nhóm Nitro (Nitrosomonas và Nitrobacter) 

Nhóm vi sinh này sẽ xử lý thông qua quá trình Nitrat hóa (quá trình này xảy ra tự nhiên trong ao). Hiểu đơn giản nhóm Nitro sẽ chuyển hóa từ dạng “khí độc” sang dạng không độc. Nếu trong ao đã xuất hiện NO2-  cao có nghĩa là đang xảy ra quá trình Nitrat hóa.

2 loại khí độc ao tôm khó xử lý và cách khử triệt để
Nitrosomonas và Nitrobacter tham gia vào quá trình chuyển hóa Nitrat để xử lý khí độc ao tôm.

Tuy nhiên, trong ao chỉ tồn tại 1 lượng rất ít Nitrosomonas và Nitrobacter tự nhiên, do vậy  quá trình này diễn ra rất chậm so với mức độ tăng khí độc mỗi ngày hoặc mật độ vi khuẩn Nitrosomonas không đủ để chuyển NO2-  và NO3-. Trong khi, NH3/NH4+ liên tục sinh ra từ việc bổ sung thức ăn và tôm thải phân ra mỗi ngày. Do vậy, cần cung cấp thêm 2 chủng này từ bên ngoài (từ các sản phẩm men vi sinh chứa chủng Nitrosomonas và Nitrobacter) cho đủ mật độ xử lý.

Microbe-Lift AQUA N1 là sản phẩm men vi sinh ứng dụng quá trình Nitrat hóa (chuyển hóa từ NH4 -> NO2 -> NO3) để xử lý khí độc ao tôm được đánh giá cao hiện nay. Sản phẩm được nghiên cứu, phân lập, phát triển từ công nghệ cốt lõi của Ecological Laboratories Inc., (Mỹ) với hơn 45 năm nghiên cứu và phát triển sản phẩm vi sinh sống.

Lợi ích khi sử dụng men vi sinh Microbe-Lift AQUA N1:

  • Thúc đẩy quá trình chuyển hóa (khử) thành phần khí độc diễn ra nhanh và mạnh.
  • Giảm nồng độ khí độc NH3, NO2, H2S trong ao nuôi.
  • Khắc phục hiện tượng tôm/cá chết do bị sốc với Amoniac và NO2 cao.
  • Cấp cứu tôm/cá bị thiếu oxy, nổi đầu do sự tích tụ khí độc.
  • Giảm chi phí nuôi cho nhà nông.

2 loại khí độc ao tôm khó xử lý và cách khử triệt để

Microbe-Lift AQUA N1 sản xuất dạng lỏng nhằm đảm bảo khả năng hoạt động tối ưu nhất cho NitrosomonasNitrobacter. Đồng thời dạng lỏng kích hoạt nhanh, sử dụng liền mà không cần ngâm ủ. Sản phẩm cũng dễ sử dụng và dùng được cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Hiện BIOGENCY là đơn vị đại diện nhập khẩu và phân phối chính thức các sản phẩm men vi sinh của thương hiệu Microbe-Lift tại thị trường Việt Nam. Bà con quan tâm vui lòng liên hệ HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn, hỗ trợ giải pháp sinh học xử lý khí độc ao tôm hàng đầu hiện nay từ BIOGENCY.

>>> Xem thêm: Kiểm soát 2 yếu tố quan trọng nhất để xử lý khí độc hiệu quả

Để lại một bình luận