NH3 trong ao nuôi tôm ở ngưỡng nào là đáng lo ngại?

Ngày nay, ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và ngành nuôi tôm nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Một trong những nguyên nhân khiến bà con quan tâm và e ngại nhất là vấn đề khí độc. Khí độc cao gây ra những hậu quả xấu, gây chết tôm hàng loạt và điều này làm ảnh hưởng đến kinh tế. Vậy khí độc NH3 trong ao nuôi tôm ở ngưỡng nào là đáng lo ngại? Cách xử lý NH3 trong ao nuôi tôm như thế nào cho hiệu quả? Hãy cùng Biogency tham khảo qua bài viết dưới đây nhé! 

NH3 trong ao nuôi tôm ở ngưỡng nào là đáng lo ngại?

NH3 trong ao nuôi tôm ở ngưỡng nào là đáng lo ngại?

Trong ao nuôi tôm thường có 3 loại khí độc chính là: NO2 (Nitrite), NH3 (Amoniac) và H2S (Hydro Sunfua). Đối với khí độc NH3, đây là loại khí độc gây hại cho tôm khi ở nồng độ cao. NH3 cao có thể làm hỏng gan, tụy và niêm mạc ruột tôm. Chúng làm ảnh hưởng đến quá trình hô hấp, trao đổi chất, miễn dịch, điều hòa thẩm thấu, hấp thụ chất dinh dưỡng, bài tiết, lột xác và quá trình tăng trưởng của tôm.

NH3 (Amoniac) được tích lũy trong quá trình nuôi, chủ yếu phát sinh từ chất thải của tôm trong ao nuôi. Hằng ngày, tôm ăn và thải ra rất nhiều chất thải cùng với các yếu tố môi trường khác tạo thành khí độc. Amonia tồn tại một trong hai dạng là NH3 (Amoniac) hoặc các ion amoni (NH4+) nó sẽ chuyển hóa thành các chất khác tùy thuộc vào giá trị pH trong ao.

Bà con có thể sử dụng test kit SERA NH4/NH3 để kiểm tra nồng độ NH4 trong ao nuôi, kết hợp với đo pH trong ao, từ đó bà con có thể biết được nồng độ NH3 trong ao nuôi tôm có đáng lo ngại hay không.

Test kit SERA NH4/NH3 được dùng để kiểm tra nhanh khí độc trong ao nuôi tôm.

Hình 1. Test kit SERA NH4/NH3 được dùng để kiểm tra nhanh khí độc trong ao nuôi tôm.

Có 3 mức độ của NH4+ mà bà con cần chú ý là:

  • Nồng độ NH4+ < 1mg/l, pH ở ngưỡng 7-7,5: Đây là ngưỡng an toàn cho tôm. Nếu nồng độ NH4+ từ 1-1,5 mg/l mà tôm vẫn ăn và hoạt động bình thường thì không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu nồng độ NH4+ ở mức 5-10mg/l thì bà con nên chú ý, khí độc đang ở mức nguy hiểm.
  • Nồng độ NH4+ > 0,5 mg/l, pH ở ngưỡng 7,8-8: Ngưỡng khi độc này đã bắt đầu ảnh hưởng và gây độc đến tôm. Nồng độ càng cao tác động càng nhiều và có thể gây chết từ ít đến nhiều.
  • Nồng độ NH4+ từ 0,5 mg/l, pH ở ngưỡng 8,5 – 9: Trường hợp này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng và gây rớt đáy, nặng hơn có thể gây chết tôm hàng loạt.

Dưới đây là bảng thống kê mức độ khí độc nguy hiểm đáng lo ngại cần chú ý khi nuôi tôm:

NH4+ pH
  7 7,5 8 8,5 9
0,5 0,003
0,009 0,03 0,08 0,18
1 0,006 0,02 0,05 0,15 0,36
1,5 0,01 0,03 0,11 0,3 0,72
5 0,03 0,09 0,27 0,75 1,8
10 0,06 0,17 0,53 1,51 3,6

Chú thích:

  • Màu xanh dương: Mức khí độc an toàn.
  • Màu xanh lá: Mức khí độc nguy hiểm.
  • Màu đỏ: Mức khí độc rất nguy hiểm.

3 cách xử lý khí độc NH3 trong ao nuôi tôm

Hiện nay, có 3 cách để xử lý khí độc NH3 trong ao nuôi tôm được bà con áp dụng là:

– Xử lý khí độc NH3 trong ao nuôi tôm bằng “biện pháp cơ học”:

Bà con có thể thường xuyên xi phông đáy ao nuôi để lấy chất thải ra khỏi ao. Thay nước mỗi ngày để làm loãng nồng độ khí độc trong ao và tăng cường oxy vào ao.

– Xử lý khí độc NH3 trong ao nuôi tôm bằng “biện pháp hóa học”:

  • Bà con có thể sử dụng Yucca hoặc Zeolite để hấp thụ NH4/NH3 trong nước. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời và không hiệu quả, vì chỉ hấp thụ được lượng NH4/NH3 có mặt trong nước, trong khi lượng amonia sinh ra liên tục và mỗi ngày do quá trình phân hủy thức ăn thừa, phân tôm thải ra mỗi ngày.
  • Bà con cũng có thể sử dụng oxy già để tạt xuống ao. Cơ chế hoạt động của phương pháp này là là để tăng cường oxy, để oxy hóa và chuyển hóa NH4 → NO2 → NO3 làm giảm độc cấp tính của amonia. Đây cũng là phương pháp khả thi thường được bà con áp dụng, đồng thời bà con nên bổ sung 2 chủng NitrosomonasNitrobacter để quá trình diễn ra hiệu quả và nhanh chóng hơn.

– Xử lý khí độc NH3 trong ao nuôi tôm bằng “biện pháp sinh học”:

Đây là biện pháp được xem là an toàn và hiệu quả nhất, đó chính là phương pháp sử dụng vi sinh để xử lý khí độc trong ao. Để việc xử lý được trở nên hiệu quả, bà con nên lựa chọn những loại vi sinh có chứa 2 chủng NitrosomonasNitrobacter. Bà con nên bổ sung và áp dụng biện pháp vi sinh ngay từ đầu vụ để nuôi cấy sẵn mật độ 2 chủng này đủ lớn trong ao, sẵn sàng cho quá trình xử lý nếu xuất hiện NH3.

Liều lượng sử dụng men vi sinh để xử lý cho mỗi mức khí độc:

Khí độc NH3 và NO2 có mối quan hệ mật thiết với nhau. NH3 trong ao nuôi tôm được xem như nguồn gốc của việc hình thành NO2. Vì vậy Biogency khuyến khích bà con nên sử dụng men vi sinh để quá trình được chuyển hóa NH3 sang NO2 được diễn ra nhanh hơn, từ đó giúp cho việc xử lý khí độc NH3 trong ao nuôi tôm được tốt hơn.

Bên cạnh đó, bà con nên thường xuyên kiểm tra pH trong ao, vì khi pH cao sẽ kéo theo nồng độ NH3 cao, khí độc NO2 sẽ hình thành, dễ gây bùng phát khí độc trong ao. Men vi sinh Microbe-Lift AQUA N1 đang là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều bà con nuôi tôm vì thành phần chính chứa 2 chủng vi sinh xử lý được khí độc là NitrosomonasNitrobacter.

Quá trình chuyển hóa của NitrosomonasNitrobacter diễn ra qua 2 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1: Nitrosomonas chuyển hóa Amoni (NH3, NH4+) thành Nitrit (NO2-).
  • Giai đoạn 2: Nitrobacter chuyển hóa Nitrit (NO2-) thành Nitrat (NO3-) – Là dạng không độc đối với tôm.

Men vi sinh Microbe-Lift AQUA N1 giúp xử lý NH3 trong ao nuôi tôm hiệu quả nhờ chuyển hóa chúng sang dạng không độc cho tôm (NO3-).

Hình 2. Men vi sinh Microbe-Lift AQUA N1 giúp xử lý NH3 trong ao nuôi tôm hiệu quả nhờ chuyển hóa chúng sang dạng không độc cho tôm (NO3-).

Với mỗi mức khí độc, liều lượng sử dụng AQUA N1 cũng sẽ khác nhau, cụ thể là:

  • Đối với ao xuất hiện nồng độ khí độc NO2 ≤ 5mg/l: Đánh 3 nhịp liên tục (1,5 chai) liên tục vào buổi tối, sau đó duy trì để kiểm soát NO2 không tăng lại.
  • Ao đã xuất hiện NO2, 5mg/l < NO2 < 10mg/l: Đánh 3 nhịp liên tục (2 chai) vào buổi tối, sau đó duy trì để kiểm soát NO2 không tăng lại.
  • Ao đã xuất hiện NO2, NO2 > 10mg/l: Đánh 3 nhịp liên tục (3 chai) vào buổi tối, sau đó duy trì để kiểm soát NO2 không tăng lại.

Chi phí khi sử dụng men vi sinh xử lý khí độc NH3 trong ao nuôi tôm cho 1 vụ từ 3,6-6 triệu. Mỗi vụ sài từ 3-5 chai với tần suất sử dụng là 3 ngày/lần. Vì vậy, Biogency khuyến khích bà con nên sử dụng vi sinh từ đầu vụ nuôi để đạt hiệu quả cao và chi phí sử dụng thấp hơn.

Ngày nay, việc sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm được xem là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất so với các biện pháp khác. Mặt khác, chi phí để phòng ngừa ngay từ đầu vụ lại rẻ hơn rất nhiều so với chi phí xử lý. Mọi thắc mắc về cách xử lý khí độc NH3 trong ao nuôi tôm, bà con có thể gọi ngay cho chúng tôi theo số HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời. Biogency trân trọng cảm ơn và chúc bà con có một vụ mùa thật bội thu.

>>> Xem thêm: Ứng dụng quy trình BIOGENCY để giảm lượng nước thay khi nuôi tôm