2 mô hình tuần hoàn trong nuôi tôm

So với các mô hình truyền thống, mô hình tuần hoàn trong nuôi tôm mang lại năng suất cao nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh, nâng cao chất lượng môi trường ao nuôi, đồng thời giải quyết được các hạn chế trong công tác bảo vệ hệ sinh thái xung quanh.

2 mô hình tuần hoàn trong nuôi tôm

Ưu điểm khi sử dụng mô hình tuần hoàn trong nuôi tôm

Với mỗi mô hình hay mỗi công nghệ nuôi tôm sẽ có nguyên lý vận hành sẽ khác nhau. Tuy nhiên, xét về bản chất, mô hình tuần hoàn trong nuôi tôm được thiết kế để trong suốt thời gian nuôi tôm sẽ vận hành tuần hoàn trong một hệ thống kín, hoàn toàn không thay nước hoặc thay nước một phần (tùy theo mô hình).

Với cơ chế này, so với các mô hình truyền thống, việc sử dụng mô hình nuôi tôm tuần hoàn mang đến những ưu điểm nổi bật sau:

  • Tiết kiệm nước, diện tích, người nuôi không cần diện tích ao quá lớn.
  • Môi trường nước được kiểm soát ổn định nhờ không thay nước giúp tôm ít nhiễm bệnh từ bên ngoài.
  • Giảm chi phí vận hành như thay nước, chi phí xử lý liên quan.
  • Thường không sử dụng hóa chất, chỉ dùng chế phẩm sinh học, an toàn và thân thiện với môi trường.

Từ các ưu điểm trên, áp dụng hệ thống tuần hoàn giúp quá trình nuôi tôm dễ kiểm soát hơn, ít chịu ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoài, tăng tỷ lệ sống cho tôm, nâng cao năng suất gấp nhiều lần so với nuôi thường, giúp người nuôi thu lợi nhuận cao, ổn định.

2 mô hình tuần hoàn trong nuôi tôm được ưa chuộng hiện nay

Cùng chung quy tắc vận hành, tuy nhiên với mỗi mô hình tuần hoàn lại có điểm khác biệt. Cùng điểm qua 2 trong số các mô hình nuôi tôm tuần hoàn đã và đang được bà con nuôi tôm áp dụng nhiều tại nước ta.

– Hệ thống nuôi tôm tuần hoàn RAS:

Nổi bật và phổ biến nhất phải nhắc đến mô hình tuần hoàn trong nuôi tôm RAS (Recirculating Aquaculture System) được nghiên cứu, ứng dụng tại Hà Lan, Trung Quốc, Na Uy và nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó có Việt Nam. Hiện RAS đã được cải tiến, áp dụng tại các trại sản xuất giống và nuôi thâm canh các loài thủy sản nước ngọt, lợ, mặn nói chung và tôm nói riêng. Bao gồm 2 hệ thống:

  • Nước một phần (10-70% lượng nước tuần hoàn/ngày).
  • Nước hoàn toàn (thay ít hơn 10% lượng nước/ngày).

Mô hình tuần hoàn trong nuôi tôm - RAS.

Hình 1. Mô hình tuần hoàn trong nuôi tôm – RAS.

Cấu tạo của hệ thống RAS gồm có bể nuôi, bể lắng lọc cơ học, bể lọc sinh học và hệ thống đường ống cấp, thoát nước và sục khí.

Nguyên lý vận hành của hệ thống RAS cơ bản như sau:

  • Thiết bị lọc trống quay: Nước thay, nước xi phông trong ao nuôi được xử lý sơ bộ bằng thiết bị lọc trống với các mắt lưới nhỏ để tách rắn-lỏng hiệu quả, giảm tải điện năng tiêu thụ của các thiết bị ở giai đoạn tiếp theo.
  • Bể sinh học chứa giá thể: Sau khi xử lý tách chất rắn lơ lửng, nước được đưa vào bể sinh học có chứa các giá thể. Trên bề mặt giá thể sẽ dần hình thành màng lọc sinh học gồm các vi khuẩn hiếu khí, kỵ khí, Nitrat hóa (Nitrosomonas, Nitrobacter) thực hiện quá trình Nitrate hóa, chuyển các hợp chất chứa Nitơ và Cacbon thành dạng không độc hoặc sinh khối vi khuẩn. Xem thêm: Men vi sinh xử lý khí độc ao nuôi tôm Microbe-Lift AQUA N1 chứa 2 chủng vi sinh vật Nitrosomonas và Nitrobacter >>>
  • Bể lắng và tuần hoàn lại ao: Nước qua bể lọc sinh học sẽ tiếp tục được chuyển qua bể lắng để tách bùn và đến bể khử trùng diệt khuẩn. Sau đó tuần hoàn về ao tôm tái sử dụng hoặc thải ra môi trường. Lượng bùn trong ao sẽ được gom, tận dụng trồng cây.

– Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh không thay nước trong nhà kính:

Nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính là mô hình không quá mới nhưng đến nay vẫn được ưa chuộng nhờ đem lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững, ít dịch bệnh. Mô hình này không chỉ sản xuất, cung ứng nguồn tôm sạch ra thị trường mà còn hạn chế nguồn nước thải ra môi trường.

Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh không thay nước trong nhà kính.

Hình 2. Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh không thay nước trong nhà kính.

Hệ thống nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà nước gồm 3 bước lọc tuần hoàn chính:

  • Hệ thống lọc trống.
  • Hệ thống xử lý bằng đèn UV.
  • Hệ thống lọc sinh học theo công nghệ MBBR.

Theo đó, tôm được nuôi trong mô hình nhà kính tiệt trùng với nhiều thiết bị công nghệ hiện đại. Bên trong nhà kính, các ao nuôi sẽ được lót bạt dưới đáy, nguồn nước mặn được xử lý bằng ao lắng trước khi đưa vào ao nuôi.

So với RAS thì mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính sẽ giúp kiểm soát được lượng thức ăn của tôm bằng công nghệ cho ăn tự động. Với công nghệ này, thức ăn thừa và chất thải được loại bỏ đáng kể, lượng nước còn lại được đưa qua giàn tia cực tím nhằm diệt khuẩn và đưa trở lại ao tôm. Nguồn nước có thể tái sử dụng đến 10 năm, hạn chế lượng lớn nước thải ra môi trường.

Những năm gần đây, các mô hình tuần hoàn trong nuôi tôm đã được cải tiến, áp dụng tại nhiều vùng ở nước ta như Đồng Bằng Sông Cửu Long, mang lại hiệu quả rõ rệt. Mặc dù mỗi mô hình tuần hoàn trong nuôi tôm vẫn đang gánh trên mình nhiều thách thức không hề nhỏ, thế nhưng không thể phủ nhận công nghệ lọc tuần hoàn đã và đang mang đến kỳ vọng về phương pháp nuôi tôm đạt năng suất cao đồng thời không gây hại cho môi trường.

Mong rằng những chia sẻ trên về hai mô hình tuần hoàn trong nuôi tôm sẽ hữu ích với bà con. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, đừng quên liên hệ ngay cho Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết nhất. Chúc bà con nuôi tôm thành công!

>>> Xem thêm: Mô hình ao nuôi tôm thẻ chân trắng tại farm nuôi ĐH Cần Thơ