Nước thải tinh bột mì là nước được thải ra từ quá trình sản xuất tinh bột mì, bao gồm nước thải rửa củ, sản xuất và vệ sinh nhà xưởng. Xử lý nước thải sản xuất tinh bột mì là một công việc khá phức tạp. Để quá trình xử lý được diễn ra hiệu quả, người thực hiện cần hiểu rõ về các giai đoạn của quá trình xử lý. Những chia sẻ về “3 giai đoạn giúp xử lý nước thải tinh bột mì đạt chuẩn” dưới đây của Biogency sẽ hữu ích cho bạn. Hãy cùng theo dõi nhé!
Đặc trưng của nước thải tinh bột mì
- Nước thải sản xuất tinh bột mì có hàm lượng chất hữu cơ cao làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước, ảnh hưởng đến môi trường sống của sinh vật dưới nước.
- Độ pH thấp làm mất cân bằng sự trao đổi tế bào, kìm hãm sự phát triển của các sinh vật có lợi ở trong nước.
- Gây các mùi hôi thối khó chịu, mất mỹ quan môi trường do hàm lượng chất rắn lơ lửng cao.
Hình 1. Nước thải tinh bột mì có hàm lượng hữu cơ, chất rắn lơ lửng cao nên rất khó để xử lý.
3 giai đoạn giúp xử lý nước thải tinh bột mì đạt chuẩn
Xét theo đặc trưng của nước thải sản xuất tinh bột mì, thì phương pháp xử lý sinh học yếm khí được cho là phù hợp nhất. Thế nhưng, để đạt được đúng theo tiêu chuẩn QCVN trước khi nước ra nguồn thì nước thải cần được xử lý thêm bằng phương pháp hiếu khí.
– Giai đoạn 1: Xử lý Yếm khí bằng bể Biogas
Để xử lý các hợp chất hữu cơ có nồng độ ô nhiễm cao, nước thải sản xuất tinh bột mì sẽ được dẫn xuống bể Biogas (bể sinh học kỵ khí). Điều này giúp giảm bớt áp lực cho các giai đoạn xử lý sinh học phía sau.
Trong giai đoạn này, các vi sinh vật kỵ khí sẽ phân giải các chất hữu cơ có trong nước thải thành các chất vô cơ đơn giản như CH4 (metan), CO2, H2S. Tại quá trình này, khí Biogas được thu hồi, phục vụ làm nhiên liệu đốt khuôn, chạy lò hơi, đun nấu và phát điện thay cho các nhiên liệu khác như điện năng, than đá, than củi giúp tiết kiệm đáng kể chi phí.
Chất hữu cơ → CH4 + CO2 +H2 + NH3 + H2S + tế bào mới
Kỹ sư vận hành hệ thống xử lý nước thải tinh bột mì có thể bổ sung vào bể Biogas những sản phẩm men vi sinh chứa các chủng vi sinh vật kỵ khí chuyên biệt như Microbe-Lift BIOGAS để tăng hiệu suất xử lý chất ô nhiễm và tăng khí Biogas cho hệ thống. Những vi sinh kỵ khí có trong sản phẩm men vi sinh này sẽ giúp giảm tải COD, BOD, TSS của nước thải, giúp giảm tải cho các hệ xử lý phía sau và tăng cường, đảm bảo ổn định cho hệ thống và lượng khí Metan.
Hình 2. Giai đoạn xử lý yếm khí bằng hầm Biogas đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tải cho các hệ xử lý thiếu khí và hiếu khí phía sau.
– Giai đoạn 2: Xử lý Nitơ-Nitrat bằng bể thiếu khí Anoxic
Sau khi nước thải được điều hòa, nồng độ chất thải được bơm có lưu lượng ổn định vào bể thiếu khí. Quá trình khử NO3– thành Nitơ dạng khí được thực hiện tại đây, nhằm đạt chỉ tiêu về nồng độ cho phép của Nitơ.
NO3– → NO2– → NO → N2O (g) → N2
Quá trình này được thực hiện bởi nhóm vi khuẩn Nitrat (chiếm đến khoảng 70-80% khối lượng vi khuẩn hay bùn hoạt tính). Tốc độ khử Nitơ của quá trình dao động trong khoảng từ 0,04 đến 0,42g N-NO3-/g MLVSS ngày. Ngoài ra, tỷ lệ F/M cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ khử, khi tỷ lệ này càng lớn thì tốc độ khử càng cao.
Để quá trình khử Nitrat trong bể thiếu khí được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả nhất, nên bổ sung thêm sản phẩm men vi sinh có chứa các chủng vi sinh vật hoạt tính mạnh như Bacillus licheniformis, Pseudomonas citronellolis và Wolinella succinogenes… giúp quá trình xử lý diễn ra hiệu quả.
Hình 3. Bể thiếu khí Anoxic chuyên dùng để xử lý Nitơ trong nước thải tinh bột mì.
Tuy nhiên, quá trình khử Nitrat chỉ xảy ra khi bể hiếu khí Aerotank thực hiện xong quá trình Nitrat hóa và dòng bùn lỏng từ bể hiếu khí được tuần hoàn về bể Anoxic.
>>> Xem thêm: Vì sao nên đặt bể Anoxic trước bể hiếu khí Aerotank?
– Giai đoạn 3: Thúc đẩy Nitrat hóa và xử lý BOD, COD, TSS tại bể hiếu khí Aerotank
Vai trò quan trọng đầu tiên của bể hiếu khí là thúc đẩy quá trình Nitrat hóa, bằng cách chuyển hóa Nitơ Amonia (N-NH3, N-NH4+) thành Nitơ Nitrat (NO3-) nhờ sự tham gia của hai chủng vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter.
Men vi sinh Microbe-Lift N1 chứa hai chủng vi sinh chuyên biệt Nitrosomonas và Nitrobacter với mật độ cao sẽ hỗ trợ hiệu quả cho quá trình này. Sau khi hoàn tất quá trình Nitrat hóa, bùn lỏng sẽ được tuần hoàn về bể Anoxic để tiếp tục quá trình khử Nitrat và hoàn tất quá trình xử lý Nitơ.
Thêm vào đó, nước thải sẽ được dẫn vào bể Aerotank còn được xử lý triệt để những chất hữu cơ còn sót lại trong nước thải tinh bột mì, điển hình là BOD, COD, TSS. Tại đây diễn ra quá trình sinh học hiếu khí thông qua hệ thống vi sinh vật được duy trì từ máy thổi khí.
Lượng khí được cung cấp đến bể Aerotank nhằm cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí để chuyển hóa những chất hữu cơ tan thành CO2 và nước. Tại quá trình này, các khí làm ức chế quá trình sống của vi sinh vật được giải phóng, tác động tích cực và tạo điều kiện thích hợp cho quá trình sinh sản, phát triển của vi sinh vật.
Quá trình hiếu khí dựa trên nguyên tắc là vi sinh vật hiếu khí phân hủy những chất hữu cơ trong điều kiện môi trường có oxy hòa tan theo phương trình sau:
- Vi sinh vật hiếu khí (bùn hoạt tính) phân hủy các chất hữu cơ còn lại trong nước thải thành các chất vô cơ đơn giản:
Chất hữu cơ + O2 + dinh dưỡng → CO2 + NH3 + C5H7NO2 + sản phẩm khác
- Ngoài phân hủy các chất hữu cơ và tạo ra tế bào mới, vi sinh vật còn giúp thực hiện quá trình hô hấp nội sinh nhằm tạo ra năng lượng, quá trình xảy ra phản ứng được diễn ra theo phương trình:
C5H7NO2 + 5O2 → 5CO2 + 2H2O + NH3 + ΔH
Hình 4. Bể hiếu khí Aerotank đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy quá trình Nitrat hóa và xử lý BOD, COD, TSS trong nước thải tinh bột mì.
Sau khi khởi động hệ thống, việc bổ sung thêm các chủng vi sinh vật hoạt tính mạnh và có mật độ cao để xử lý các chất hữu cơ một cách triệt để và an toàn là điều cần thiết.
—
Chọn đúng chủng vi sinh vật hoạt tính mạnh để bổ sung vào từng giai đoạn của quá trình xử lý nước sẽ giúp cho quá trình xử lý đạt được hiệu quả cao nhất. Để được tư vấn chi tiết về quy trình xử lý nước thải tinh bột mì, cũng như những sản phẩm vi sinh vật giúp tối ưu hóa việc xử lý, hãy liên hệ Biogency qua HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
>>> Xem thêm: Xử lý nước thải ngành tinh bột sắn (mì) bằng Công nghệ vi sinh Microbe-Lift