Trong xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, bùn vi sinh được ứng dụng khá rộng rãi để xử lý chất ô nhiễm hữu cơ. Vậy bùn vi sinh là gì? Chúng có vai trò gì trong hệ thống xử lý nước thải? Và có những loại bùn vi sinh xử lý nước thải nào? Cũng như đặc điểm và chức năng của chúng ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.
Bùn vi sinh là gì?
Bùn vi sinh còn có tên gọi khác là bùn hoạt tính, được sinh ra từ quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Bùn vi sinh là tập hợp quần thể vi sinh vật bao gồm: vi khuẩn, nấm lên men, động vật nguyên sinh, động vật không xương sống, côn trùng… Bùn có màu nâu, dễ lắng. Một số nhóm vi khuẩn điển hình thường xuất hiện trong bùn vi sinh là: Alcaligenes – Achromobacter, Pseudomonas, Enterobacteriaceae, Athrobacter Bacillus, Cytophaga – Flavobacterium…
Bùn vi sinh được ứng dụng nhiều trong xử lý nước thải với vai trò: Phân hủy và chuyển hóa các chất ô nhiễm hữu cơ có trong nước thải, đưa nước thải đạt chuẩn đầu ra về các chỉ tiêu ô nhiễm theo quy định của Nhà nước.
Cơ chế xử lý nước thải của bùn vi sinh là: Các vi sinh vật có trong bùn vi sinh sẽ sử dụng các chất ô nhiễm hữu cơ có trong nước thải để làm nguồn thức ăn cho quá trình sinh trưởng và phát triển, từ đó chuyển hóa chúng thành CO2, nước và các hợp chất vô hại khác. Thông qua hoạt động sống này chúng sẽ phân hủy được các chất ô nhiễm ở nồng độ cao về các nồng độ ô nhiễm cho phép xả thải.
Bùn vi sinh đặc biệt phù hợp để xử lý các loại nước thải có chứa chất ô nhiễm hữu cơ như: nước thải sinh hoạt, thực phẩm, thủy sản, cao su, tinh bột sắn, chăn nuôi…
3 loại bùn vi sinh xử lý nước thải phổ biến
Về cơ bản, bùn vi sinh xử lý nước thải được phân thành 3 loại chính, dựa theo đặc tính thích ứng của vi khuẩn, đó là: Bùn vi sinh hiếu khí, bùn vi sinh thiếu khí và bùn vi sinh kỵ khí. Mỗi loại bùn vi sinh sẽ có đặc điểm và chức năng xử lý nước thải khác nhau.
– Bùn vi sinh xử lý nước thải hiếu khí:
- Đặc điểm: Là tập hợp của các chủng vi sinh vật hiếu khí. Bùn có màu nâu sáng, lơ lửng trong nước thải, khi lắng sẽ có hiện tượng tạo bông bùn.
- Chức năng: Được dùng tại các bể hiếu khí như bể Aerotank, bể MBR với chức năng oxy hóa Cacbon sinh học, Nitơ, chất đạm, phú dưỡng…
>>> Xem thêm: 3 loại màu bùn vi sinh hiếu khí
– Bùn vi sinh xử lý nước thải kỵ khí:
- Đặc điểm: Là tập hợp của các chủng vi sinh vật kỵ khí. Bùn có màu đen, được chia thành 2 loại, là bùn kỵ khí lơ lửng (hay còn gọi là bùn kỵ khí tiếp xúc) và bùn hạt (hay còn gọi là bùn kỵ khí dòng chảy ngược UASB).
- Chức năng: Được dùng tại các bể kỵ khí như UASB, hầm Biogas để xử lý chất thải hữu cơ có nồng độ chất rắn và chất ô nhiễm cao.
– Bùn vi sinh xử lý nước thải thiếu khí:
- Đặc điểm: Là tập hợp của các chủng vi sinh vật thiếu khí. Bùn có màu nâu sẫm hơn, bông bùn cũng to hơn và tốc độ lắng nhanh hơn so với bùn hiếu khí.
- Chức năng: Được dùng tại bể thiếu khí như bể Anoxic để xử lý các chất ô nhiễm, đặc biệt là thúc đẩy quá trình Nitrat hóa nhằm xử lý Amoni trong nước thải.
Cách để tăng hiệu quả hoạt động của bùn vi sinh trong quá trình xử lý nước thải
Để vi sinh vật có trong bùn vi sinh xử lý nước thải phát triển và sinh sản một cách thuận lợi, cần cung cấp đủ các điều kiện về môi trường như độ pH, nhiệt độ, dinh dưỡng, độ kiềm…
Ví dụ, đối với bùn vi sinh xử lý nước thải hiếu khí thì các điều kiện cần đảm bảo để bùn vi sinh hoạt động hiệu quả trong hệ thống xử lý nước thải là:
TT | Điều kiện | Bể hiếu khí |
1 | Nồng độ oxy hòa tan DO | ≥2.5 mg/l |
2 | Độ pH | 7.0 – 8.5 |
3 | Độ kiềm kH | 150 mgCaCO3/l |
4 | Nhiệt độ | 20 – 36°C |
5 | C:N:P | 100:5:1 |
Bên cạnh đó, sử dụng giá thể trong các bể sinh học cũng là cách giúp vi sinh vật có nơi bám dính, từ đó giúp chúng sinh trưởng và phát triển nhanh hơn và tăng hiệu quả xử lý chất ô nhiễm.
Vì mỗi loại vi sinh vật đều có một chu kỳ sống nhất định, chúng không sinh sản vô tận, do đó mà sau một thời gian xử lý nước thải các vi sinh vật già sẽ chết đi. Để đảm bảo hiệu quả xử lý chất ô nhiễm ổn định, kỹ sư vận hành có thể bổ sung định kỳ thêm các sản phẩm men vi sinh chứa các chủng vi sinh vật chuyên biệt vào hệ thống để giúp cho quá trình xử lý nước thải luôn hiệu quả.
Ví dụ như:
- Men vi sinh Microbe-Lift N1: Bổ sung vào bể hiếu khí. Sản phẩm này chứa 2 chủng vi sinh hoạt tính mạnh có khả năng thúc đẩy quá trình Nitrat hóa – xử lý Amoni là Nitrosomonas và Nitrobacter.
- Men vi sinh Microbe-Lift IND: Bổ sung vào bể hiếu khí và thiếu khí. Sản phẩm này có chứa 13 chủng vi sinh vật xử lý BOD, COD, TSS ở bể hiếu khí và khử Nitrat ở bể thiếu khí.
- Men vi sinh Microbe-Lift BIOGAS: Bổ sung vào bể kỵ khí. Sản phẩm này có chứa các chủng vi sinh kỵ khí có khả năng xử lý BOD, COD ở nồng độ cao.
Hy vọng nội dung về “bùn vi sinh xử lý nước thải” được chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình xử lý nước thải. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp hoặc cần tư vấn thêm về các giải pháp xử lý nước thải sinh học, hãy liên hệ Biogency theo HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất!
>>> Xem thêm: Tuần hoàn bùn là gì? Mục đích của việc tuần hoàn bùn trong hệ thống xử lý nước thải