3 loại tảo độc trong ao nuôi tôm và cách xử lý triệt để

Tảo là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng của tôm. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các loại tảo độc trong ao nuôi tôm lại vô cùng nguy hiểm. Vậy những loại tảo độc trong ao nuôi tôm nào thường gặp nhất? Làm sao để xử lý triệt để chúng? Hãy cùng Biogency tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

3 loại tảo độc trong ao nuôi tôm và cách xử lý triệt để

3 loại tảo độc trong ao nuôi tôm

– Tảo lam

Một trong các loại tảo độc trong ao nuôi tôm cần chú ý nhất đó là tảo lam. Chúng thường xuất hiện trong ao nuôi với hai loại chính, có tên khoa học là OscillatoriaMicrocystic.

Cách nhận diện tảo lam trong ao tôm:

Tảo lam phát triển chậm hơn so với các loại tảo khác. Nếu không có kinh nghiệm, thường chỉ sau khi chúng sinh sôi, phát triển diện rộng, bà con mới dễ dàng nhận ra thông qua việc nước ao chuyển sang màu xanh lam, đồng thời dần có mùi hôi thối.

Ngoài ra, khi tảo lam già, chúng có dạng sợi hoặc hạt, kèm theo chất nhờn. Do đó, để phát hiện tảo lam sớm, cách tốt nhất bà con nên lấy mẫu tảo và soi dưới kính hiển vi.

Tảo lam, một trong các loại tảo độc trong ao tôm qua kính hiển vi.

Hình 1. Tảo lam, một trong các loại tảo độc trong ao tôm qua kính hiển vi.

Nguyên nhân hình thành tảo lam:

Có nhiều nguyên nhân khiến tảo lam có mặt trong ao tôm. Trong đó nguyên nhân chính khiến tảo lam xuất hiện là khi tỉ lệ N:P trong ao thấp.

Nitơ và Photpho là những yếu tố quan trọng giúp tảo phát triển. Cả 2 yếu tố này đều xuất hiện trong ao tôm thông qua quá trình phân hủy hữu cơ. Tỷ lệ tốt nhất giữa N và P trong ao nên ở mức 7:1.

Do nhiều yếu tố khác nhau, điển hình như dư thừa thức ăn tôm khiến tỷ lệ giữa N:P thấp. Đây chính là điều kiện lý tưởng nhất để tảo lam, cũng như các loại tảo độc trong ao tôm khác xuất hiện. Ngoài nguyên nhân lượng thức ăn dư thừa trong ao không kiểm soát tốt. Yếu tố thời tiết thất thường, mưa nắng kéo dài làm giảm nhanh độ mặn trong ao cũng tạo điều kiện để tảo lam sinh sôi, lan rộng.

Tác động của tảo lam đến tôm: Tảo lam xuất hiện làm cản trở quá trình hô hấp của tôm. Khi tảo lam phát triển với quy mô lớn, phủ kín mặt ao, không chỉ khiến tôm ngạt do thiếu oxy mà độc tố trong tảo làm còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh đường ruột, gan tụy của tôm, làm tôm đi phân trắng.

– Tảo giáp

Mặc dù tảo giáp là một loại tảo có giá trị dinh dưỡng cao nhưng tảo giáp được xem là một loại tảo độc trong ao tôm. Hiện theo thống kê, có khoảng 2000 loài tảo giáp, trong số đó có khoảng 60 loài có độc tố phức tạp.

Cách nhận diện tảo giáp trong ao tôm:

Tảo giáp là loại vi tảo dạng sợi, đơn bào, có 2 roi, có khả năng di chuyển cực kỳ nhanh. Quan sát dưới kính hiển vi sẽ thấy các tế bào tảo đơn kết hợp với nhau, tạo thành hình xoắn, có màu nâu, giữa các phần có gai nhọn.

Bà con có thể dễ dàng nhận diện tảo giáp xuất hiện khi nước ao tôm có màu nâu đỏ. Nếu ao có màu nâu đậm, đen nghĩa là tảo giáp đã xuất hiện với mật độ dày đặc.

Tảo giáp – một loại tảo độc trong ao tôm – dưới kính hiển vi.

Hình 2. Tảo giáp – một loại tảo độc trong ao tôm – dưới kính hiển vi.

Nguyên nhân hình thành tảo giáp:

Tảo giáp xuất hiện khi nguồn nước mất cân bằng khoáng vi lượng, thức ăn thừa quá nhiều làm nền đáy ao bẩn quá mức. Chúng thường nổi lên mặt nước khi nắng gắt và lặn xuống đáy ao khi nhiệt độ mặt trời giảm.

Tác động của tảo giáp đến tôm:

Tảo giáp xuất hiện dày khiến tôm thiếu oxy, ảnh hưởng đến tập tính sống, làm tôm nổi đầu về đêm và sáng, xuất hiện hiện tượng phát sáng, dễ lờ đờ, thậm chí là chết. Nếu tôm ăn phải loại tảo này sẽ khó tiêu hóa, đầy bụng, tắc nghẽn đường ruột, phân đứt.

– Tảo mắt

Ngoài tảo lam và tảo giáp, tảo mắt cũng là một loại tảo độc trong ao tôm m bà con cần chú ý. Tảo mắt thường sống trong môi trường phú dưỡng, xuất hiện chủ yếu ở khu vực nước ngọt, một số ở vùng nước lợ mặn.

Cách nhận diện tảo mắt trong ao tôm:

Tảo mắt có nhiều loại, trong đó Euglena sp., Eutrepteilla sp., Phacus sp., Trachaelomonas sp.,… là các loài thường xuất hiện trong ao tôm. Chúng tạo thành các váng xanh, vàng, đỏ, nâu, thậm chí là màu đen trong ao tù. Khi quan sát ở kính hiển vi sẽ thấy chúng có lông roi ở đầu trước, có điểm mắt màu đỏ và di chuyển cực kỳ nhanh trong nước.

Một số loại tảo mắt phổ biến trong ao tôm.

Hình 3. Một số loại tảo mắt phổ biến trong ao tôm.

Nguyên nhân hình thành tảo mắt:

Khi tảo mắt xuất hiện trong ao tôm đồng nghĩa cho sự báo hiệu môi trường nuôi tôm đang ô nhiễm chất hữu cơ, có thể do nền đáy ao đã nhiễm bẩn từ trước hoặc do lượng thức ăn dư thừa tồn đọng lâu ngày gây ra. Ao càng giàu chất hữu cơ, tảo mắt càng nhanh chóng sinh khối.

Tác động của tảo mắt đến tôm:

Tảo mắt xuất hiện ở diện rộng sẽ làm ảnh hưởng đến lượng oxy hòa tan trong ao. Đồng thời, ao ô nhiễm cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động sống và tiến trình phát triển của tôm.

Cách xử lý triệt để các loại tảo độc trong ao nuôi tôm

Có nhiều cách xử lý các loại tảo độc trong ao nuôi tôm. Tuy nhiên không phải cách nào cũng có thể xử lý triệt để.

Chẳng hạn, với các phương pháp thủ công khi xử lý tảo độc trong ao nuôi tôm như vớt tảo, đòi hỏi nhiều công sức và thời gian nhưng lượng tảo khó hết hoàn toàn. Trường hợp sử dụng hóa chất, mặc dù sẽ tiêu diệt phần lớn các tảo độc trong ao nuôi tôm. Tuy nhiên, với tảo giáp (loại có bào tử) thì vẫn còn. Khi các loại tảo khác chết, tảo giáp sẽ lên cực kỳ nhanh. Chưa kể với một số phương pháp cắt tảo, nếu không biết cách xử lý, lâu dài dễ khiến tôm nhiễm độc, chậm lớn.

Một số phương pháp xử lý triệt để các loại tảo độc trong ao nuôi tôm bà con có thể áp dụng như:

– Nuôi ghép các rô phi:

Theo các chuyên gia, bà con có thể áp dụng phương pháp nuôi ghép cá rô phi giúp phân hủy tảo, đồng thời cá rô phi sẽ tận dụng được nguồn thức ăn dư thừa trong ao, giảm ô nhiễm, hỗ trợ xử lý tảo độc trong ao nuôi tôm hiệu quả.

– Đối với tảo giáp, sử dụng vôi nóng dạng bột:

Với tảo giáp, loại khó xử lý nhất bà con nên sử dụng vôi nóng dạng bột (10kg/1000m3) tạt ½ ao cuối gió, làm liên tục 5 – 7 ngày đến khi ao chuyển sang màu xanh hoặc vàng nhạt (tắt máy oxy để tảo giáp ngoi lên mặt nước) vì tảo giáp thường ngoi mặt lên khi nắng. Lúc này, việc rải vôi sẽ giúp loại bỏ tảo đột trong ao nuôi tôm nhanh chóng, hiệu quả.

Đồng thời, sau khi xử lý tảo, để không tái diễn, bà con nên sử dụng chế phẩm sinh học Microbe-Lift AQUA C. Đây là chế phẩm giúp phân hủy thức ăn thừa, ức chế vi sinh có hại, tạo hệ sinh thái ao nuôi sạch, đồng thời ngăn ngừa khí độc hình thành, giúp tôm phát triển khỏe mạnh.

Tảo độc trong ao nuôi tôm là một vấn đề cần được bà con lưu ý, kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo hiệu quả cho vụ nuôi. Mọi thắc mắc về cách phòng ngừa và kiểm soát tảo độc hiệu quả, an toàn nhất, bà con hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0903 538 514, chúng tôi luôn sẵn lòng hỗ trợ!

>>> Xem thêm: Hiện tượng “tảo nở hoa” là gì? Nó có hại như thế nào đến ao nuôi tôm?