3 lưu ý giúp nuôi cua trong hộp nhựa thành công!

Nghề nuôi cua ngày nay đang được rất nhiều bà con quan tâm vì giá trị kinh tế mà thương phẩm này mang lại. Nuôi cua thả tự nhiên trong ao thì tỷ lệ hao hụt nhiều, hiệu quả kinh tế mang lại rất thấp. Chính vì thế, có rất nhiều cách nuôi cua khác được ra đời. Đặc biệt, nuôi cua trong hộp nhựa đang là một mô hình nuôi thu hút rất nhiều sự quan tâm của bà con bởi không chỉ mang lại hiệu suất cao mà chi phí bỏ ra tương đối thấp.

3 lưu ý giúp nuôi cua trong hộp nhựa thành công!

Mô hình nuôi cua trong hộp nhựa là gì?

Nuôi cua trong hộp nhựa có thể hiểu là một hệ thống các hộp nhựa được sắp xếp trong các khung giống như các tủ thuốc bắc. Tuy nhiên, mô hình nuôi cua trong hộp nhựa phải được thiết kế cực kì kỹ lưỡng do hệ thống bơm và thoát nước cần chạy qua tất cả các hộp để thay nước và loại bỏ chất thải cua.

3 lưu ý giúp nuôi cua trong hộp nhựa thành công!
Mô hình nuôi cua trong hộp nhựa.

Để mô hình nuôi cua trong hộp nhựa đạt hiệu quả tối đa, người nuôi cần hiểu rõ về đặc tính của cua như:

  • Cua thường có tuổi thọ trung bình từ 2-4 năm qua mỗi lần lột xác.
  • Trọng lượng trung bình tăng từ 20-50%.
  • Một con cua có kích thước tối đa từ 19-28cm và có trọng lượng từ 1-3kg/con.
  • Cua tự nhiên có kích thước tối đa từ 7.5 – 10.5cm, với kích cỡ tương đương nhau về chiều dài hay chiều rộng carapace thì cua đực thường nặng hơn cua cái.

Những lợi ích đáng kể khi nuôi cua trong hộp nhựa!

Nuôi cua trong hộp nhựa là mô hình chăn nuôi mới nhưng có rất nhiều ưu điểm vượt trội như:

  • Tiết kiệm được không gian: Vì phương pháp này sử dụng các hộp nhựa xếp chồng lên nhau để nuôi nên sẽ rất hữu ích đối với các hộ nuôi có diện tích hạn chế.
  • Tăng tỷ lệ sống: Do chủ động được thức ăn, nguồn nước đưa vào và theo dõi tình trạng cua hàng ngày giúp dễ dàng phát hiện tình trạng bệnh để có những biện pháp xử lý kịp thời.
  • Tiết kiệm nước và giảm ô nhiễm môi trường: Do lượng nước đưa vào không nhiều, khi đưa nước vào hộp thì thức ăn thừa và chất cặn bã bẩn sẽ thải ra và qua hệ thống lọc thô, sau đó qua bể vi sinh và hệ thống khử khuẩn bằng tia UV nên không gây ô nhiễm môi trường.
  • Tăng năng suất: Thời gian nuôi từ khi cua bé đến khi thu hoạch được rút ngắn, khoảng 3 tháng. So với phương pháp nuôi truyền thống thì thời gian này ngắn hơn đáng kể. Mật độ nuôi cũng có thể tăng lên, mỗi mét vuông có thể chứa đến 60 con so với chỉ 2-3 con/m2 khi nuôi truyền thống.
  • Phù hợp với nhiều đối tượng: Đối với những hộ dân không ở gần biển hay các chủ đầu tư không có nhiều không gian để mở rộng cua thì phương pháp nuôi này cũng là một ưu điểm lớn.

3 lưu ý giúp nuôi cua trong hộp nhựa thành công!

Nuôi cua mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, nhưng khi nuôi tự nhiên sẽ rất khó kiểm soát được dịch bệnh và chế độ ăn dẫn đến tỷ lệ con giống hao hụt. Vì vậy nhiều bà con đã chuyển sang hình thức nuôi cua trong hộp nhựa. Dưới đây là một số lưu ý khi nuôi cua trong hộp nhựa:

– Thiết kế khu nuôi cua biển trong hộp nhựa

Đầu tiên cần thiết kế mô hình để nuôi cua biển trong hộp nhựa. Mọi người có thể tham khảo phương pháp dưới đây:

  • Chuẩn bị các hộp nhựa cứng nên dùng nhựa ABS hoặc mua các hộp nhựa chuyên dùng cho nuôi cua ở các cửa hàng uy tín, kích thước hộp nuôi 20, 30, 40cm tương đương với cao rộng dài. Sau đó cần chuẩn bị một khung bằng kim loại như sắt, thép theo kiểu khung kệ để hàng mục đích để xếp các hộp cua liền kề nhau tạo thành 1 kệ để hộp cua. Mỗi hộp cua đều đã có các lỗ để luồn ống nước vào giúp việc thay nước và bơm nước cho tất cả các hộp trở nên dễ dàng hơn. Mỗi đường ống lại làm một núm vặn để xả và thay nước cho từng giàn.
  • Nuôi như vậy mỗi hộp cua sẽ được 1 con, tùy vào điều kiện và nhu cầu nuôi của mỗi hộ nuôi mà số lượng nuôi sẽ nhiều hay ít. Ở bên cạnh các giàn nuôi làm một bể nước hoặc các bình chứa nước lớn để làm nguồn nước cho các ống bơm vào các giàn nuôi. Nguồn nước có thể dùng là nước ngọt đã được xử lý hoặc các nguồn nước mặn có độ mặn dưới 30%. Ngoài ra cần diệt khuẩn nước và đảm bảo rằng nước đã được lọc qua máy lọc chuyên dụng rồi điều chỉnh độ pH để phù hợp với cua (pH thường nằm trong khoảng 7,5-8).
3 lưu ý giúp nuôi cua trong hộp nhựa thành công!
Thiết kế mô hình để nuôi cua biển trong hộp nhựa.

– Chăm sóc cua biển trong hộp nhựa

Sau khi khâu chuẩn bị hoàn tất, bà con có thể tiến hành thả nuôi và chăm sóc cua. Vì mỗi hộp chỉ nuôi được 1 con cua nên khi cho ăn sẽ rất mất thời gian vì phải cho thức ăn vào từng hộp cua. Thức ăn có thể là tôm, ốc,.. được lấy thịt và cắt nhỏ.

Mỗi ngày cho ăn 2 lần, mỗi lần cho ăn không quá nhiều, nên điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp để tránh thừa và làm bẩn hộp. Vì cua biển thường hoạt động về đêm nên bà con có thể cho ăn vào buổi chiều tối muộn để đạt hiệu quả tốt nhất.

Do nuôi mỗi con trong một hộp riêng và nguồn nước thường được xử lý 100% trước khi bơm vào nên bảo đảm cực kì cao về sức khỏe cũng như chất lượng nhưng vẫn nên thường xuyên khử trùng nguồn nước để tránh trong quá trình nuôi nước bị nhiễm bẩn hay hóa chất lẫn vào.
Đối với mô hình nuôi cua trong hộp nhựa thì nguồn nước thải xả ra là rất nhiều. Chính vì vậy, người nuôi nên dùng hệ thống lọc cặn rắn, rồi xử lý nguồn nước lại 1 lần nữa để tái sử dụng, bơm tiếp vào bể chứa.

– Quá trình nuôi và thu hoạch

Khi nuôi cua biển, người nuôi cần chú ý nhất là 10 ngày đầu tiên, nếu cua sống sót được thì mới phát triển được đến các giai đoạn sau, còn nếu tỷ lệ cua chết khoảng 25-30% thì cần kiểm tra lại nguồn nước của các hộp cũng như hệ thống bơm, thoát nước và xử lý thải, cho ăn uống lại từ đầu.

Nếu trong trường hợp cua sống sót và phát triển trước, cua sẽ lột vỏ hay còn gọi là lột xác khoảng 15 ngày/lần. Cứ mỗi lần như vậy trọng lượng của cua sẽ tăng lên khoảng 50-100 gram. Nuôi khi nào cua đạt trọng lượng khoảng 300-500 gram 1 con là có thể đem bán. Thông thường mất khoảng 2 tháng để cua có thể đạt được trọng lượng trên.

3 lưu ý giúp nuôi cua trong hộp nhựa thành công!
Cua được nuôi trong hộp nhựa.

Nuôi cua biển trong hộp mang lại năng suất cao hơn so với phương pháp nuôi thông thường, chính vì thế, ngày nay có không ít người nuôi đã chọn phương thức nuôi này để “làm giàu”, trên đây là một và chia sẻ của BIOGENCY về nuôi cua trong hộp. Mọi thắc mắc bà con có thể liên hệ theo số HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ và giải đáp.

>>> Xem thêm: Top 2 vi sinh xử lý nước nuôi cua hiệu quả nhanh!

Để lại một bình luận