Hiện nay, có nhiều phương pháp và công nghệ để xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn. Ngoài các phương pháp xử lý chính như sinh học, hóa lý,… thì còn có những hóa chất hỗ trợ cho quá trình xử lý, đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu trong hệ thống xử lý nước thải. Bài viết này sẽ cho các bạn hiểu thêm về các nhóm hóa chất xử lý nước thải, công dụng cũng như những lưu ý khi sử dụng những loại hóa chất này.
3 nhóm hóa chất xử lý nước thải phổ biến & Công dụng của chúng
– Hóa chất điều chỉnh pH:
Trong xử lý nước thải, có 2 nhóm hóa chất để điều chỉnh độ pH của nước thải là:
- Hóa chất tăng pH:
Hóa chất tăng pH là những chất có tính kiềm mang gốc OH- hoặc CO32- được dùng để cân bằng pH đối với nước thải có tính acid, dùng trong bể sinh học để bổ sung kiềm xử lý Amonia, hoặc điều chỉnh tăng pH để quá trình keo tụ – tạo bông diễn ra hiệu quả. Những hóa chất tăng pH được dùng phổ biến hiện nay là NaOH, Na2CO3, vôi (Ca(OH)2).
- Hóa chất giảm pH:
Hóa chất giảm pH là những chất có tính acid mang gốc H+, được dùng để cân bằng pH đối với nước thải có pH cao, hoặc được dùng để điều chỉnh giảm pH để cân chỉnh cho quá trình xử lý hóa lý. Những hóa chất giảm pH được dùng phổ biến hiện nay là HCl, H2SO4, HNO3.
Hóa chất điều chỉnh pH là loại hóa chất xử lý nước thải quan trọng cho quá trình xử lý sinh học cũng như hóa lý. Tùy vào tính chất pH nước thải, loại hóa chất sử dụng với mục đích tăng hoặc giảm pH sẽ được dùng.
– Hóa chất keo tụ – tạo bông:
Đây là những loại hóa chất dùng trong xử lý hóa lý. Thông thường, những hóa chất keo tụ và tạo bông được làm Jatest với mẫu nước thải cần xử lý trước khi chọn loại hóa chất phù hợp.
Hóa chất keo tụ – tạo bông là những chất làm cho những hạt lơ lửng có kích thước rất nhỏ tồn tại trong nước thải tạo thành những hạt keo và bông có kích thước lớn hơn, các bông cặn này có thể nhìn thấy bằng mắt thường và có thể lắng được. Từ đó giúp xử lý nước hiệu quả.
Hóa chất keo tụ thường được sử dụng là:
- Hóa chất keo tụ: PAC, Al2(SO4)3, FeSO4,…
- Hóa chất tạo bông: Polymer Anion, Polymer Cation.
– Hóa chất khử trùng:
Hóa chất khử trùng nước thải là loại hóa chất dùng để tiêu diệt, ngăn chặn các vi sinh vật gây bệnh trong nước thải và giảm tác động ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường.
Hai loại hóa chất khử trùng thường được dùng nhiều nhất trong các hệ thống xử lý nước thải là Chlorine và Javel.
Cách pha hóa chất xử lý nước thải
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng hóa chất xử lý nước thải, kỹ sư vận hành cần đảm bảo quy trình pha hóa chất như sau:
Lưu ý: Đối với hóa chất Polymer cần phải rải từ từ khi pha, vì Polymer là chất tan chậm trong nước và dễ đóng cục.
Xem thêm: Pha hóa chất xử lý nước thải như thế nào cho an toàn?
Tuân thủ an toàn lao động khi pha hóa chất xử lý nước thải
Hóa chất sử dụng trong xử lý nước thải đa số là những hóa chất đậm đặc có tính ăn mòn và nguy hiểm cho người vận hành, vì vậy cần lưu lý những vấn đề sau khi sử dụng hóa chất:
- Trang bị bao tay, khẩu trang, quần áo bảo hộ khi pha hóa chất: tránh tiếp xúc hóa chất với da và cơ thể đặc biệt là Acid có tính ăn mòn rất cao.
- Cần phải có vòi nước khẩn cấp tại khu vực pha hóa chất, để rửa sạch hóa chất khi bám lên người hoặc văng vào mắt.
- Lưu giữ hóa chất nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với nắng.
- Phân loại riêng các loại hóa chất.
- Xem thêm: Quy định an toàn khi sử dụng hóa chất xử lý nước thải
Hãy tuân thủ các quy định về bảo quản cũng như sử dụng hóa chất xử lý nước thải để đảm bảo an toàn cho bản thân và phát huy tối đa công dụng của hóa chất nhé! Nếu có bất kỳ khó khăn nào trong quá trình xử lý nước thải, bạn đừng ngần ngại liên hệ Biogency qua HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất!
>>> Xem thêm: Hóa chất xử lý nước thải chỉ nên sử dụng khi nào? Phương án nào có thể thay thế hóa chất?