4 biện pháp hạn chế chết tôm trong quá trình nuôi

Ngành nuôi tôm đem lại giá trị kinh tế rất lớn, chính vì vậy bà con nông dân cần nắm rõ các biện pháp hạn chế chết tôm trong quá trình nuôi để mùa vụ thành công. Bài viết sau đây sẽ liệt kê 4 biện pháp hữu ích giúp bà con tránh được việc tôm chết làm giảm năng suất.

biện pháp hạn chế chết tôm

4 biện pháp hạn chế chết tôm trong quá trình nuôi

1. Cải tạo ao tôm trước mỗi vụ nuôi

Để tránh trường hợp ao nuôi còn chứa mầm bệnh từ mùa vụ trước, bà con cần phải cải tạo lại ao nuôi trước mỗi mùa vụ mới:

– Đối với ao nuôi bình thường:

Bà con cần thực hiện các bước sau để cải tạo ao nuôi tôm của mình:

  • Loại bỏ lớp bùn đáy đọng lại trong ai nuôi tôm của mùa vụ trước. Cho lớp bùn này vào bể chứa bùn. Tùy vào điều kiện thực tế mà bà con lựa chọn cải tạo ao khô hay cải tạo ao ướt.
  • Ngâm rửa nền đáy ao.
  • Kiểm tra lại độ pH của ao để điều chỉnh mức pH bằng vôi để tạo môi trường lý tưởng nhất cho tôm phát triển.
  • Cho nước qua lưới lọc đưa vào ao 1 – 1,2m và ngâm trong hồ 3 – 4 ngày
  • Sau 3 – 4 ngày ngâm xả bỏ nước trong ao và phơi lại đáy ao từ 7 – 10 ngày trước khi cho nước vào để gây màu và thả tôm

cải tạo lại ao nuôi là biên pháp hạn chế chết tôm

Hình 1. Sau mỗi vụ tôm cần tiến hành cải tạo lại ao nuôi là biên pháp hạn chế chết tôm ở vụ nuôi tiếp theo.

– Đối với ao từng có tôm mắc bệnh chết

Nếu bà con bắt đầu mùa vụ mới với ao nuôi từng có tôm bị bệnh dịch, để hạn chế tôm chết ở vụ nuôi kế tiếp, việc cải tạo ao cần được thực hiện hết sức cẩn thận để đảm bảo không ảnh hưởng đến mùa vụ mới.

– Đối với ao từng có tôm bị bệnh đốm trắng hoặc các loại bệnh truyền nhiễm khác

Đối với trường hợp này, bà con cần cải tạo ao nuôi như sau:

  • Dùng Chlorine (70%) để xử lý ao nuôi với hàm lượng 30 ppm, sau đó ít nhất 15 ngày bà con mới xả nước vào ao chứa nước thải.
  • Loại bỏ hết tôm chết ra khỏi ao để tiêu hủy hoàn toàn mầm bệnh, sau đó tiến hành cải tạo ao như ao nuôi bình thường ở trên.
  • Trong quá trình phơi ao bà con cần chú ý: Dùng hóa chất để tiêu diệt mầm bệnh còn lại trong ao. Cụ thể như: hoặc Chlorine 50 ppm, phun vào lúc trời mát. Có thể sử dụng lập lại 2 – 3 lần trong thời gian phơi ao.

Thời gian cải tạo, cách ly ít nhất 1 tháng, sau đó bà con có thể tiến hành thả nuôi trở lại.

– Đối với ao từng có tôm bị bệnh gan, tụy (do nhiễm chất độc) hay chết do điều kiện môi trường bất lợi

Đối với ao nuôi này cần được xử lý như sau:

  • Dùng hoá chất (như formol, BKC, Chlorine…) để sát khuẩn ao nuôi. Bà con có thể thực hiện 2 – 3 ngày lặp lại 1 lần. Bà con nên thực hiện như vậy ít nhất là 15 ngày mới rút nước và cho vào ao chứa chất thải.
  • Loại bỏ hết tôm chết ra khỏi ao để tiêu hủy hoàn toàn mầm bệnh trong ao. Sau đó bà con], tiến hành cải tạo đáy ao và bón vôi nung (CaO) hoặc vôi tôi Ca(OH)2 với liều 50 – 70 kg/1.000 m2. Cuối cùng bà con tiến hành phơi ao trong thời gian kéo dài khoảng 1 tháng.

Sau quá trình cải tạo ao, cần cách ly ao ít nhất 1 tháng, sau đó bà con có thể tiến hành thả nuôi trở lại. Chú ý bà con cần ngâm rửa đáy ao cho đến khi pH trong ao ổn định trước khi lấy nước vào ao.

*Chú ý: Bà con không nên sử dụng các hoá chất cấm, thuốc Bảo vệ thực vật trong quá trình cải tạo ao, xử lý nước và trong suốt quá trình nuôi.

2. Lựa chọn tôm giống có chất lượng tốt

Chất lượng tôm giống đóng vai trò rất lớn, quyết định đến chất lượng tôm khi thu hoạch. Vì thế, lựa chọn tôm giống có chất lượng tốt là biện pháp hạn chế chết tôm trong quá trình nuôi mà bà con cần quan tâm. Bà con cần chọn tôm giống ở những trại sản xuất giống uy tín.

Tôm giống cần phải có:

  • Nguồn gốc rõ ràng.
  • Tôm đã qua kiểm dịch.
  • Tôm có màu đặc trưng của loài, râu và phụ bộ đầy đủ, không bị dị hình, ruột đầy thức ăn.
  • Tôm có kích thước đều cỡ, hoạt động nhanh nhẹn, có khả năng bơi ngược dòng và phản ứng nhanh với tác động bên ngoài.

Ngoài ra, tôm giống cần được kiểm tra lại một số loại bệnh nguy hiểm bằng cách thu mẫu và gửi xét nghiệm bằng phương pháp PCR.

Lựa chọn tôm giống có chất lượng tốt là một trong những biện pháp hạn chế chết tôm trong quá trình nuôi

Hình 2. Lựa chọn tôm giống có chất lượng tốt là một trong những biện pháp hạn chế chết tôm trong quá trình nuôi.

3. Kiểm soát chất lượng nước ao nuôi

Nước cấp cho ao nuôi cần phải được lọc qua lưới mịn (9,5 lỗ/cm hay 89 lỗ/m2). Bà con cần chú ý sử dụng hoá chất để khử trùng nước khi lấy nước vào ao nuôi.

Có nhiều loại hoá chất dùng trong việc khử trùng nhưng loại được sử dụng phổ biến và hiệu quả bà con có thể sử dụng là Chlorine loại Calcium Hypochlorite Ca (OCl2) 65 – 70%. Liều dùng cho 2 loại hóa chất này là từ 65 – 70%, với lượng 25 – 30 g/m3 (hiệu quả diệt khuẩn tỷ lệ nghịch với pH của ao, pH thấp đạt hiệu quả cao hơn so với pH cao). Cách thực hiện diệt khuẩn như sau:

  • Hoà tan Chlorine trong nước rồi rải đều khắp ao, tháo cống đáy và cống thu hoạch nước có chứa Chlorine chảy qua 2 phút rồi đắp lại.
  • Sau 24 giờ loại bỏ Chlorine tự do dư thừa trong ao bằng thiosulfat sodium Na2S2O3.5H2O với liều lượng 10g/m3, hoà tan và rải đều khắp ao.
  • Sử dụng 1 – 2 gram EDTA hoà trong nước và rải khắp ao để loại bỏ kim loại nặng và bón phân gây màu nước.

Sau khi diệt khuẩn, bà con có thể gây màu nước ao tôm bằng cách:

  • Bón phân hoá học urê phốt phát N-P-K (16: 2: 0), urê N2H4CO, N-P-K (46:0:0) hay supe phốt phát N-P-K (16:16:16), trong đó Urê Phốtphát là tốt nhất.
  • Lượng bón 40 – 50 kg/ha trong 20 – 25 ngày, sau 4 – 5 ngày bón liên tục tảo sẽ phát triển và thả giống nuôi.
  • Muốn duy trì tảo phát triển trong tháng nuôi đầu tiên cần bón thêm phân hóa học 2 ngày/lần, mỗi lần 3 – 4 kg/ha trong 3 – 4 tuần đầu.
  • Từ tháng thứ hai trở đi, tảo sẽ phát triển nhiều, cần duy trì mức độ vừa phải thông qua đo độ trong của nước.

Kiểm soát chất lượng nước ao nuôi

Hình 3. Kiểm soát chất lượng nước ao nuôi là một trong những biện pháp hạn chế chết tôm trong quá trình nuôi hiệu quả.

4. Kiểm soát chất lượng môi trường nước nuôi tôm

Môi trường nước sẽ bị ảnh hưởng với các yếu tố vật lý và hoá học khác nhau. Bà con cần đặc biệt lưu ý các yếu tố sau:

– Hàm lượng oxy trong nước:

Hàm lượng oxy hòa tan trong nước tốt nhất là ở mức > 4mg/l. Nếu hàm lượng oxy trong nước nhỏ hơn mức này thì hiệu quả sử dụng thức ăn bắt đầu giảm dù tôm vẫn ăn bình thường. Điều này dẫn tới việc làm tăng các tác nhân gây bệnh cho tôm, tôm chậm lớn.

Trường hợp xấu xấu là tôm chết sẽ xảy ra khi hàm lượng oxy hòa tan trong nước < 1mg/l.

– Chất thải lắng tụ trong nước:

Chất thải lắng tụ trong nước có thể sẽ là nguyên nhân cho rất nhiều vấn đề của ao nuôi tôm. Bà con cần chú ý giữ nền đáy ao tốt.

Đối với tôm nuôi thâm canh, bà con cần gom chất thải vào giữa ao trong thời gian nuôi và vệ sinh ao triệt để sau mỗi vụ nuôi. Chất thải được thu gom trên đáy ao và được dẫn ra ngoài bằng đường ống.

– Thực vật phù du trong nước:

Thực vật phù du có trong môi trường nước ao nuôi có những tác dụng có lợi cho ao nuôi của bà con. Chúng có thể giúp giảm ánh sáng trong ao nuôi, ngăn cản tảo đáy ao phát triển, tạo oxy trong nước, ổn định nhiệt độ, ảnh hưởng đến độ pH. Khi phát triển mạnh chúng sẽ sử dụng đạm và lân, làm giảm tích độc của các chất hữu cơ có Nitơ như NH3 và NO2.

Tuy nhiên, bà con cần lưu ý nếu thực vật phù du phát triển quá mức (độ trong < 25cm) sẽ làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước. Lúc này bà con cần phải xử lý ngay bằng cách:

  • Thay nước 2 – 3 ngày/lần (nếu có điều kiện).
  • Diệt bớt tảo bằng hóa chất 4 – 5 ngày/lần.
  • Sử dụng H2O2 liều dùng 3 – 5 ml/m3 hoà tan với nước rồi rải đều trên mặt ao vào lúc 9 – 10 giờ sáng.

Ngoài ra bà con có thể tham thảo bài viết: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NUÔI TÔM BAO GỒM NHỮNG GÌ? để nắm được rõ hơn tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường nước ao nuôi tôm.

– Bổ sung men vi sinh trong quá trình nuôi:

Để ao nuôi duy trì được môi trường sống tốt nhất cho tôm, bà con không nên bỏ qua việc bổ sung men vi sinh trong quá trình nuôi.

Việc bổ sung men vi sinh sẽ giúp:

  • Quản lý màu nước ao nuôi tôm. Duy trì màu nước ao ổn định, độ trong đạt 30 – 40 cm là tốt nhất, giữ môi trường không để tảo chết đột ngột, hạn chế bệnh xảy ra với tôm.
  • Giúp phân huỷ làm giảm phân tôm, thức ăn dư thừa, các chất độc hại.
  • Giảm tần suất nạo vét đáy ao
  • Phòng ngừa và giảm hình thành các khí H2S, Amonia và các khí độc hại trong nước.
  • Tạo môi trường tốt và giữ cân bằng sinh thái ao nuôi, giúp tôm tăng sức đề kháng, phát triển nhanh và chất lượng thịt tốt hơn.

Bà con có thể tham thảo sử dụng dòng men vi Microbe-lift chuyên sử dụng trong ao nuôi thuỷ sản do thương hiệu Biogency nhập khẩu và phân phối từ Mỹ để đảm bảo an toàn và chất lượng.

Sử dụng men vi sinh Microbe-Lift trong quá trình nuôi là biện pháp hạn chế chết tôm

Hình 4. Sử dụng men vi sinh Microbe-Lift trong quá trình nuôi là biện pháp hạn chế chết tôm, giúp tôm tăng sức đề kháng, tôm sinh trưởng và phát triển tốt.

—–

Nắm rõ các biện pháp hạn chế chết tôm sẽ giúp bà con nuôi tôm thuận lợi hơn, tôm đạt năng suất và chất lượng thịt cao hơn. Nếu bà con gặp khó khăn trong mùa vụ của mình, bà con có thể liên lạc tới Biogency với số Hotline: 0909 538 514, đội ngũ kỹ sư thủy sản giàu kinh nghiệm của Biogency luôn sẵn sàng hỗ trợ bà con xử lý các vấn đề trong ao nuôi.

>>> Xem thêm: Quá trình lột vỏ của tôm, làm thế nào để tôm tăng khả năng lột?