Xử lý BOD đạt hiệu quả cao nhờ 7 yếu tố sau

Việc xử lý chỉ tiêu BOD, COD là cần thiết với hầu hết các doanh nghiệp có phát sinh nước thải. Nhưng làm thế nào để xử lý BOD đạt hiệu quả cao? Bạn cần quan tâm đến 7 yếu tố dưới đây.

Xử lý bod đạt hiệu quả

BOD, COD, TSS thường xuất hiện ở các loại nước thải nào?

BOD, COD, TSS là những chỉ tiêu đánh giá sự ô nhiễm của nước thải. Nồng độ BOD, COD, TSS càng cao đồng nghĩa với việc mức độ ô nhiễm của nước thải càng lớn.

Nước thải có nồng độ BOD cao

Hình 1. Nước thải có nồng độ BOD cao.

BOD, COD thường xuất hiện nhiều nhất ở các loại nước thải: Nước thải sinh hoạt, nước thải chế biến thủy sản, sản xuất bia, nước ngọt, sản xuất cao su, dệt nhuộm, chế biến thực phẩm…

Nồng độ BOD, COD đo được ở một số loại nước thải

Hình 2. Nồng độ BOD, COD đo được ở một số loại nước thải.

7 yếu tố quan trọng giúp xử lý BOD đạt hiệu quả cao

BOD, COD thường xuất hiện ở nhiều loại nước thải khác nhau và hầu như quy chuẩn nước thải nào cũng yêu cầu hàm lượng BOD, COD cụ thể (hàm lượng tối đa cho phép khi xả thải ra môi trường). Do đó, việc xử lý BOD, COD là cần thiết với hầu hết doanh nghiệp có phát sinh nước thải. Nhưng làm thế nào để xử lý BOD đạt hiệu quả cao? Bạn cần quan tâm đến 7 yếu tố dưới đây:

– Duy trì nhiệt độ tối ưu cho quá trình xử lý từ 30 – 36 độ C:

Giống như nhiều loại sinh vật khác, nhiệt độ là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh có trong bể nước thải. Luôn có một khoảng nhiệt độ tối ưu để vi sinh vật sinh trưởng và phát triển. Nếu ra khỏi khoảng nhiệt này (nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao) sẽ ức chế hoạt động của vi sinh. Từ đó, làm giảm hiệu suất xử lý nước thải của toàn bộ hệ thống.

Nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh sẽ ức chế hoạt động của vi sinh

Hình 3. Nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh sẽ ức chế hoạt động của vi sinh.

Vi sinh kỵ khí thường hoạt động tốt khi nhiệt độ dao động từ 30 – 40 độ C, trong khi đó, vi khuẩn hiếu khí lại hoạt động tốt khi nhiệt độ ở mức 20 – 35 độ C.

Trong trường hợp bể nước thải đang xử lý BOD, các kỹ sư khuyên rằng, nhiệt độ trong bể xử lý của bạn nên duy trì ở mức 30 – 36 độ C là tối ưu nhất để xử lý BOD đạt hiệu quả.

– Tối ưu độ pH trong bể xử lý đạt 7,5:

pH (Hydrogen Power) là chỉ số xác định tính chất hoá học trong dung dịch, độ axit hay độ bazơ. Nồng độ pH trong nước thải có một ý nghĩa quan trọng. Các công trình, hệ thống xử lý nước thải áp dụng các phương pháp xử lý sinh học làm việc tốt khi pH đạt từ 7 – 7,6. Môi trường thuận lợi nhất để vi khuẩn phát triển là môi trường có pH từ 7 đến 8.

Tuy nhiên, để việc xử lý BOD đạt hiệu quả cao nhất, thì pH=7,5 là yếu tố mà kỹ sư vận hành không thể bỏ qua. Đây là chỉ số pH tối ưu nhất cho vi khuẩn xử lý BOD (ví dụ: Bacilus amyloliquefaciens, Bacillus subtilis, Clostridium sartagoforme, Pseudomonas citronellolis…) sinh trưởng và phát triển tốt.

Thang đo pH trong xử lý nước thải

Hình 4. Thang đo pH trong xử lý nước thải.

Nếu pH thấp, có thể làm tăng pH bằng cách bổ sung xút (NaOH) cho hệ thống. Nếu pH cao, có thể hạ thấp pH bằng cách dùng Axit Sunfurit (H2SO4) hoặc Carbon Dioxit (CO2).

– Hàm lượng oxy hòa tan tối thiểu DO ≥ 2,0 mg/l:

Nồng độ oxy hòa tan trong nước (DO) có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các sinh vật hiếu khí (sử dụng oxy để hô hấp). Trong nước thải cũng vậy, luôn có các vi sinh vật hiếu khí tham gia vào quá trình xử lý nước thải, đặc biệt là xử lý BOD. Muốn xử lý BOD đạt hiệu quả cao, cần cung cấp cho vi sinh vật hiếu khí cần một lượng oxy hòa tan tối thiểu để hoạt động. Các chuyên gia khuyến cáo nên duy trì hàm lượng DO ≥ 2,0 mg/l để đạt hiệu quả xử lý BOD tốt nhất.

Dụng cụ do DO trong nước thải

Hình 5. Dụng cụ đo DO trong nước thải.

Nếu DO quá thấp, có thể nâng DO bằng cách tăng sục khí trong bể.

– Tỷ lệ BOD:N:P = 100:5:1:

Tỷ lệ BOD:N:P là tỷ lệ chất dinh dưỡng có trong bể xử lý nước thải. Chất dinh dưỡng ở đây bao gồm Cacbon – gọi là chất nền thể hiện bằng BOD, Nitơ (N), Photpho (P). Tương tự như con người, khi cung cấp đủ dinh dưỡng và năng lượng, hiệu quả làm việc sẽ tốt hơn, vi khuẩn cũng vậy. Tỷ lệ chất dinh dưỡng phù hợp khi xử lý BOD là: BOD:N:P = 100:5:1.

Tỷ lệ dinh dưỡng cần thiết trong bể xử lý nước thải

Hình 6. Tỷ lệ dinh dưỡng cần thiết trong bể xử lý nước thải.

Nếu hàm lượng dinh dưỡng không đủ, cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng vào bể. Ví dụ: Nếu Cacbon thấp, có thể bổ sung bằng mật rỉ đường. Nếu N thấp có thể bổ sung bằng Urê. Nếu P thấp có thể bổ sung bằng DAP hoặc dùng axit H3PO4.

– Độ mặn không quá 4%:

Độ mặn là một trong những yếu tố gây đau đầu cho kỹ sư vận hành. Đặc biệt là khi hệ thống nước thải ở những khu vực chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn. Không nhiều vi sinh có thể hoạt động khi độ mặn trong nước thải vượt mức 4%. Nếu nước thải đo được có hàm lượng mặn vượt trên ngưỡng này, pha loãng nước thải là một việc làm cần thiết để việc xử lý BOD đạt hiệu quả.

– Dùng 5 – 10% bùn hoạt tính để làm cơ chất tăng trưởng:

Bùn hoạt tính được sử dụng khá rộng rãi trong các hệ thống vì chứa nhiều vi sinh vật có khả năng xử lý nước thải. Các vi sinh trong bùn hoạt tính sử dụng chất hữu cơ trong nước thải làm dinh dưỡng, phân hủy các chất độc hại (Nitơ, Amoni…) thành nước, CO2 và các hợp chất khác, sau khi phân hủy các chất rắn lơ lửng còn lại sẽ lắng xuống trong nước.

Bùn hoạt tính trong xử lý nước thải

Hình 7. Bùn hoạt tính trong xử lý nước thải.

Sử dụng bùn hoạt tính làm cơ chất tăng trưởng sẽ giúp quá trình xử lý BOD được diễn ra nhanh hơn và hiệu quả hơn.

– Lựa chọn vi sinh có khả năng chịu tải lượng đầu vào:

Nhiều chủng vi sinh xử lý BOD không chịu được khi tải lượng đầu vào tăng cao, là nguyên nhân chính xảy ra hiện tượng sốc tải. Vi sinh chết sẽ gây ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống xử lý. Do đó, lựa chọn sản phẩm có chứa các chủng vi sinh có khả năng chịu tải lượng đầu vào cao sẽ giúp ích rất nhiều cho kỹ sư trong quá trình vận hành.

Men vi sinh Microbe-Lift IND được biết đến là dòng sản phẩm chứa 13 chủng vi sinh chuyên biệt cho hệ thống xử lý nước thải. Sản phẩm được nghiên cứu và phát triển để xử lý BOD, COD, TSS cho cả nước thải công nghiệp và sinh hoạt.

Microbe-Lift IND – Chế phẩm vi sinh xử lý BOD đạt hiệu quả cao

Hình 8. Microbe-Lift IND – Chế phẩm vi sinh xử lý BOD đạt hiệu quả cao.

  • Xử lý BOD, COD, TSS đạt chuẩn xả thải chỉ sau từ 3 – 4 tuần.
  • Vi sinh có khả năng chịu được tải lượng đầu vào cao (BOD < 10.000mg/l, COD < 12.000 mg/l), khắc phục tình trạng vi sinh chết do sốc tải ở những sản phẩm thông thường.
  • Có thể hoạt động khi điều kiện độ mặn lên đến 40 ‰ (khoảng 4%).
  • Vi sinh có thể hoạt động khi: pH: 4 – 9, nhiệt độ: 4 độ C – 40 độ C.

Quan tâm và điều chỉnh 7 yếu tố này thường xuyên là phương pháp tốt nhất giúp bạn xử lý BOD đạt hiệu quả cao và tiết kiệm các chi phí phát sinh không mong muốn cho doanh nghiệp. Chế phẩm vi sinh xử lý BOD, COD, TSS Microbe-Lift do Biogency phân phối độc quyền, hãy liên hệ hotline của Biogency 0909 538 514 để đươc tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm cũng như giải pháp xử lý BOD, COD, TSS trong nước thải hiệu quả.

>>> Xem thêm: Cách xác định và phương pháp xử lý BOD trong nước thải