Đặc điểm của nước thải chế biến thủy sản

Ngành chế biến thủy sản ở nước ta đã có những bước tiến vượt bậc khi giá trị xuất khẩu ngày càng tăng. Bên cạnh việc đầu tư vào công nghệ sản xuất chế biến, công nghệ xử lý nước thải cũng được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Việc hiểu rõ về đặc điểm của nước thải chế biến thủy sản sẽ giúp nhà máy đầu tư đúng vào công nghệ xử lý, giúp nước thải đầu ra đạt chuẩn môi trường.

Đặc điểm của nước thải chế biến thủy sản

Nước thải chế biến thủy sản phát sinh phần lớn từ quá trình sản xuất, chế biến

Chế biến thủy sản là một nhóm ngành sản xuất lớn, gồm rất nhiều mặt hàng được chế biến sản xuất như cá, tôm, cua,… Ứng với một loại nguyên liệu, sản phẩm thì sẽ có một loại nước thải đặc thù sản sinh ra.

Nhìn chung, nguồn phát sinh của nước thải chế biến thủy sản chủ yếu từ quá trình sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm. Trong đó, quá trình sơ chế, chế biến sẽ thải ra một lượng lớn chất hữu cơ như máu, mỡ, thịt vụn,… Đây là nguồn gây ô nhiễm chính trong nước thải chế biến thủy sản.

Hàm lượng ô nhiễm hữu cơ cao, chủ yếu là COD, BOD, Photpho, Nitơ tổng, Amonia và dầu mỡ

Với các nguồn chất gây ô nhiễm trên, tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm của nước thải và công nghệ vận hành thì thông thường, các chỉ tiêu như Photpho, Amonia, Nitơ Tổng là các chỉ tiêu khó xử lý và dễ bị vượt tiêu chuẩn xả thải. Mức độ vượt tùy thuộc vào hiệu suất xử lý, khả năng vận hành hệ thống của kỹ thuật viên. Để kiểm soát các chỉ tiêu ô nhiễm trong nước thải ngành chế biến thủy sản, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã ban hành Bộ Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải ngành Chế biến thủy sản.

– QCVN 11-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn quốc gia về nước thải ngành chế biến thủy sản

Bảng Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải ngành Chế biến thủy sản theo QCVN 11-MT:2015/BTNMT:

TT Thông số Đơn vị Giá trị C
A B
1 pH 6 – 9 5,5 – 9
2 BOD5 ở 20°C mg/l 30 50
3 COD mg/l 75 150
4 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 50 100
5 Amoni (NH4+ tính theo N) mg/l 10 20
6 Tổng Nitơ (tính theo N) mg/l 30 60
7 Tổng Phốtpho (tính theo P) mg/l 10 20
8 Tổng dầu, mỡ động thực vật mg/l 10 20
9 Clo dư mg/l 1 2
10 Tổng Coliforms MPN hoặc CFU/
100 ml
3.000 5.000

– Đối với chỉ tiêu Photpho:

Để xử lý hiệu quả chỉ tiêu này cần phải kiểm soát lượng hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất, hạn chế sử dụng các loại hóa chất chứa gốc Photphat (PO4-),… sẽ dễ tạo ra lượng Photpho cao trong nguồn đầu vào của nước thải. Bên cạnh đó cũng cần phải kiểm soát, vệ sinh hệ thống thu gom, song chắn rác thường xuyên và kỹ càng để tránh sự tích tụ xương, mang cá,… phân hủy tạo ra một lượng Phospho đáng kể.

Thường xuyên kiểm tra hệ thống thu gom để hạn chế tích tụ rác thải.

Hình 1. Thường xuyên kiểm tra hệ thống thu gom để hạn chế tích tụ rác thải.

Chỉ tiêu Photpho được xử lý chủ yếu và tối ưu tại cụm xử lý hóa lý – nơi sử dụng các hóa chất như PAC, vôi,… giúp làm giảm Photpho trực tiếp. Cụm xử lý sinh học cũng có khả năng xử lý Photpho nhưng với tỷ lệ rất nhỏ và không đáng kể.

– Đối với chỉ tiêu Amonia và Nitơ tổng:

Chỉ tiêu Amonia và Nitơ tổng hiện đang là những chỉ tiêu khó xử lý và thường bị vượt chuẩn nhất tại các hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản.

Bên cạnh đảm bảo các thông số kỹ thuật như pH, độ kiềm kH, DO,… cùng với công nghệ xử lý tối ưu thì yếu tố vi sinh vật là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu suất xử lý của các chỉ tiêu này.

Bộ đôi sản phẩm xử lý Nitơ Amonia và Nitơ tổng cho nước thải chế biến thủy sản.

Hình 2. Bộ đôi sản phẩm xử lý Nitơ Amonia và Nitơ tổng cho nước thải chế biến thủy sản.

Dòng sản phẩm Men vi sinh Microbe-Lift với hai sản phẩm ưu việt là: Microbe-Lift N1 chứa hai chủng vi sinh là NitrosomonasNitrobacter giúp chuyển hóa Amonia thành Nitrat, giúp giảm chỉ tiêu Amonia trong nước thải. Và Microbe-Lift IND chứa các chủng vi sinh khử Nitrat, giúp giảm chỉ tiêu Nitơ tổng.

Hai dòng men vi sinh này là giải pháp kết hợp tối ưu, giúp tăng cường hiệu suất xử lý Nitơ tổng và xử lý Amonia lên đến 99%. Đây cũng là giải pháp xử lý nước thải chế biến thủy sản được nhiều đơn vị tin dùng như Nhà máy chế biến thủy sản ViFoods tại Vũng tàu. Xem ngay: Dự án Xử lý nước thải tại Nhà máy chế biến thủy sản ViFoods >>>

Cụ thể:

  • Tại bể sinh học hiếu khí (Aerotank): Men vi sinh Microbe-Lift N1 chứa hai chủng vi sinh vật chuyên biệt giúp chuyển hóa Nitơ Amonia về Nitơ Nitrat đó là NitrosomonasNitrobacter. Hai chủng vi sinh này, trong điều kiện thích hợp sẽ thực hiện quá trình Nitrat hóa, chuyển Nitơ Amonia (NH4+) về Nitrat, từ đó làm giảm chỉ số Amonia trong nước thải.
  • Tại bể Thiếu khí (Anoxic): Microbe-Lift IND chứa các chủng vi sinh yếm khí được chọn lọc như Bacillus licheniformic, Bacillus amyloliquefaciens, Rhodopseudomonas palustris,… giúp ổn định và tăng cường hiệu suất chuyển hóa Nitrate về Nitơ tự do. Từ đó giúp giảm chỉ số Nitơ tổng trong nước thải.

Nếu hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản của bạn đang gặp những vấn đề tương tự, hãy liên hệ ngay HOTLINE 0909 538 514, Biogency sẽ tư vấn chi tiết cho bạn phương án xử lý phù hợp và hiệu quả nhất!

>>> Xem thêm: Phương án tăng hiệu suất quá trình Nitrat hóa cho Nhà máy chế biến thủy sản, công suất 100m3/ngày