Xử lý thức ăn dư thừa hiệu quả giúp ao nuôi sạch, phòng tránh các mầm bệnh gây hại cho tôm. Vậy xử lý như thế nào là hiệu quả và làm cách nào để hạn chế tình trạng dư thừa thức ăn trong nuôi tôm? Dưới đây là một số cách phổ biến bà con có thể tham khảo áp dụng.
3 cách xử lý thức ăn dư thừa trong nuôi tôm thẻ chân trắng
Xử lý thức ăn dư thừa trong nuôi tôm cần thiết, bởi thức ăn thừa là nguồn gây ô nhiễm ao, làm giảm hàm lượng oxy hòa tan trong nước, ảnh hưởng đến sức khỏe tôm. Bên cạnh đó, thức ăn thừa lắng đọng xuống đáy, tích tụ là nguyên nhân xuất hiện khí độc, gây hại cho tôm.
Khi ao có các dấu hiệu như màu nước ngày càng sậm hơn, các chỉ số có sự thay đổi báo hiệu thức ăn đang dư thừa, lúc này bà con cần giảm lượng thức ăn, đồng thời có thể cân nhắc áp dụng 3 cách sau:
– Xi phông đáy ao để loại bỏ thức ăn dư thừa
Đầu tiên bà con có thể tiến hành xi phông đáy ao với tần suất 2-3 lần/ngày để hút thức ăn thừa cũng như các chất thải, vỏ tôm,… từ đó cải thiện chất lượng nước ao. Xi phông cũng giúp hệ vi sinh vật có lợi trong ao phát triển, cải thiện sức khỏe tôm, giảm nguy cơ mắc bệnh.
– Thay nước để loại bỏ thức ăn dư thừa
Sau khoảng 2 tháng thả nuôi, bà con nên thường xuyên thay nước phần đáy, kiểm tra bùn đáy ở khu vực tôm ăn thường xuyên. Việc thay nước là một trong những cách loại bỏ thức ăn thừa trong ao, tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể áp dụng. Đặc biệt khi thay nước cần tính toán các chỉ tiêu nước thích hợp nếu không rất dễ làm tăng nguy cơ xâm nhập của vi khuẩn gây hại vào ao.
– Phân hủy thức ăn dư thừa bằng men vi sinh
Cách xử lý thức ăn dư thừa trong ao tôm đơn giản, tiện lợi và an toàn hơn là bổ sung vi sinh vật. Các chủng vi sinh vật phân huỷ chất thải tôm, thức ăn thừa, ức chế các vi sinh vật gây bệnh. Bà con có thể tham khảo men vi sinh Microbe-Lift AQUA C và Microbe-Lift AQUA SA. Trong đó:
- Microbe-Lift AQUA C: Có vai trò phân huỷ chất hữu cơ, làm sạch nước ao nuôi.
- Microbe-Lift AQUA SA: Có vai trò xử lý các hợp chất khó phân huỷ, bùn lâu ngày, bùn đáy ao.
Với dòng men vi sinh Microbe-Lift bà còn chỉ cần sử dụng theo tỷ lệ quy định, sản phẩm ở dạng lỏng, hoạt hoá nhanh, không cần ngâm ủ. Vi sinh được nuôi cấy thích nghi tốt các môi trường nên khả năng phân huỷ rất tốt.
Làm thế nào để hạn chế tình trạng dư thừa thức ăn khi nuôi tôm?
Trong nuôi tôm, việc quản lý tốt thức ăn từ chất lượng đến số lượng sẽ góp phần mang lại hiệu quả kinh tế, chủ động phòng tránh bệnh trên tôm. Sau đây là một vài cách quản lý cho tôm ăn hiệu quả bà nên áp dụng.
– Chọn thức ăn loại tốt
Tôm ăn thức ăn chậm, đòi hỏi thức ăn cần bền trong nước, tốc độ rã chậm. Bà con có thể thử bằng cách lấy khoảng 5g thức ăn cho vào cốc nước thuỷ tinh, sau 15 phút dùng đũa khuấy 1 vòng nhẹ, nếu thức ăn còn giữ nguyên hình dạng và có thể cầm nhẹ lên mà không bị vỡ thì là thức ăn chưa rã.
– Cho tôm ăn đúng liều lượng
Không phải giai đoạn nào lượng thức ăn cho tôm cũng giống nhau, bà con cần chú ý từng giai đoạn để điều chỉnh phù hợp, nhất là 2 giai đoạn:
- Trong giai đoạn mới nuôi, thường là 30 ngày đầu, chưa xác định được tỷ lệ sống và sức ăn, tốt nhất bà con nên cho ăn ít hơn khuyến cáo của nhà sản xuất, đồng thời chia thành 4-5 cữ cho ăn.
- Giai đoạn từ tháng thứ 2 trở đi: Lúc này lượng thức ăn cho tôm cần tính toán kỹ lưỡng hơn, bà con cần tính tỷ lệ sống để điều chỉnh phù hợp.
Ngoài ra, bà con có thể quan sát lượng thức ăn trên nhá, sàng để xem lượng thức ăn tôm hấp thụ từ đó có phương án điều chỉnh. Chẳng hạn:
- Nếu thức ăn thừa từ 5-10% thì nên cắt giảm 5% ở cữ tiếp theo.
- Nếu thức ăn thừa từ 10-20% thì nên cắt giảm 10% ở cữ tiếp theo.
- Nếu thức ăn thừa trên 25% thì nên ngưng 2 lần cho ăn và bắt đầu cho ăn ít hơn 10%.
Bà con có thể quan sát màu sắc đường ruột của tôm, tùy theo điều kiện thực tế bà con cần thường xuyên theo dõi để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp.
– Cho tôm ăn đúng kỹ thuật
Tuỳ theo diện tích ao nuôi, bà con có thể cho ăn bằng tay, sử dụng thuyền hoặc tốt hơn có thể sử dụng máy cho ăn tự động. Khi thời tiết thay đổi, chẳng hạn nhiệt độ tăng cao tôm sẽ ăn nhanh và bài tiết nhanh hơn. Khi nhiệt độ giảm khoảng 20 độ C thì bà con nên giảm khoảng 30% lượng thức ăn. Đối với trường hợp tôm bệnh nên giảm lượng thức ăn hoặc cắt bớt cữ.
Trên đây là một vài chia sẻ về cách xử lý thức ăn thừa trong nuôi tôm. Tốt nhất khi nuôi tôm bà con cần kiểm soát lượng thức ăn phù hợp, tùy theo nhu cầu thực tế của tôm. Quản lý tốt thức ăn vừa phòng ngừa bệnh, giúp tôm phát triển khoẻ, vừa tối ưu chi phí nuôi. Chúc bà con áp dụng thành công và gặt hái được vụ mùa bội thu. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ đến HOTLINE 0909 538 514 sẽ có các chuyên gia tư vấn miễn phí cho bà con!
>>> Xem thêm: Cách bảo quản và sử dụng thức ăn trong nuôi tôm hiệu quả!