Hiểu và quản lý phân tầng nhiệt độ là quan trọng để người nuôi có thể tối ưu hóa điều kiện sống cho tôm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về sự phân tầng nhiệt độ, khi nào gặp trường hợp này hay cách kiểm soát nước nuôi khi phân tầng.
Sự phân tầng nhiệt độ ở nước ao nuôi là gì?
Nhiệt độ là yếu tố then chốt trong nuôi tôm, là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh trưởng của tôm. Trong ao nuôi, nhiệt độ không chỉ đơn thuần là một giá trị cố định mà còn có thể phân tầng theo chiều sâu của ao, ảnh hưởng đến sự phân bố và hoạt động của tôm. Xem thêm: Khoảng nhiệt độ cho tôm sinh trưởng tốt nhất là bao nhiêu?>>>
Sự phân tầng nhiệt độ trong nước ao nuôi tôm xảy ra tại một số thời điểm khi nhiệt độ nước trong ao thay đổi theo các điều kiện khí hậu trong mỗi mùa hoặc sự khác biệt về nhiệt độ tùy thuộc theo khu vực địa lý.
Sự phân tầng nhiệt độ là một dạng phân tầng vật lý trong ao nuôi, đó là sự khác biệt về nhiệt độ, tính chất giữa tầng nước mặt và tầng nước đáy. Nguyên nhân là do nước ở tầng mặt sẽ hấp thụ ánh sáng mặt trời, ấm lên trong ngày và nhẹ hơn so với tầng nước mát hơn, dày đặc ở đáy. Phân tầng nhiệt độ là sự chênh lệch nhiệt độ nước giữa tầng mặt hấp thụ nhiều ánh nắng mặt trời và tầng nước đáy thiếu ánh nắng.
Ngoài ra, tầng nước mặt và đáy cũng có sự khác biệt về nồng độ chất hữu cơ, mức độ ô nhiễm, như do quang hợp nên nước bề mặt ban ngày sẽ giàu oxy, pH cao hơn, CO2 thấp hơn. Ngược lại tầng đáy sẽ gặp tình trạng ô nhiễm hơn do các khí độc như NH3, NO2, H2S và các chất hữu cơ tồn đọng như xác tôm, lá cây, thức ăn thừa nhiều hơn.
Những yếu tố dẫn đến phân tầng nhiệt độ và cách kiểm soát chúng
Tôm là động vật biến nhiệt, nó điều chỉnh nhiệt độ cơ thể theo nhiệt độ môi trường nước. Do đó, trong quá trình phát triển và sinh trưởng khi nhiệt độ nước tăng lên, quá trình trao đổi chất trong cơ thể tôm sẽ tăng cao, làm rối loạn sự trao đổi chất, giảm hấp thu dưỡng chất, bơi lội kém, giảm bắt mồi, lớn chậm, giảm sức đề kháng, dễ nhiễm bệnh. Nhiệt độ thích hợp cho tôm thẻ 25-30 độ C. Và thời tiết thay đổi là nguyên nhân chính gây nên phân tầng nhiệt độ trong ao tôm.
– Thời tiết nắng nóng kéo dài
Khi thời tiết nắng nóng, nhiệt độ môi trường bên ngoài cao, nắng dài hạn khiến tầng nước mặt trở nên ấm, nước dần trở nên nóng rát khi chạm tay đến. Nhiệt độ nước cao hơn nhiệt độ phù hợp cho tôm làm gia tăng lượng vi khuẩn và chất thải trong môi trường nước, khiến tôm bị thiếu oxy. Nhiệt độ cao còn làm tăng độ mặn và độ pH.
Sự phân tầng nhiệt độ sẽ thay đổi khi một lực mạnh xáo trộn như chạy quạt liên tục, có gió mạnh. Vào mùa đông, nước bề mặt nguội đi và dần xấp xỉ bằng nhiệt độ của nước đáy thì nhiệt độ trong ao sẽ tương đối đều nhau. Dưới đây là một số biện pháp khắc phục phân tầng nhiệt độ trong thời tiết nắng nóng:
- Sử dụng lưới che phủ, chạy quạt để cung cấp oxy từ đáy ao liên tục và giảm lượng ánh sáng chiếu vào ao nuôi.
- Thường xuyên kiểm tra mực nước để đảm bảo rằng nó đạt mức phù hợp vì nắng kéo dài làm nước bốc hơi nhanh hơn.
- Thực hiện các biện pháp giảm độ mặn của nước trong ao nuôi.
- Đo và duy trì mức độ pH trong ao bằng cách sử dụng vôi để duy trì trong khoảng từ 7.5 đến 8.5.
– Thời tiết nhiều mưa
Mưa nhiều làm nước ao nuôi phân tầng dẫn đến phân tầng nhiệt độ, nồng độ ion và độ pH giảm xuống tác động tiêu cực đến môi trường sống của tôm và giảm khả năng phát triển và sinh trưởng bình thường của tôm.
Dưới đây là một số biện pháp tránh phân tầng nhiệt độ khi trời nhiều mưa:
- Bà con nên phân bổ khoảng 15-20kg vôi mỗi 100m2 xung quanh bờ ao trước khi có dấu hiệu của mưa. Việc này sẽ giữ cho pH và oxy hòa tan trong nước ổn định, cũng như duy trì độ cứng của nước.
- Cài đặt hệ thống ống xả bớt nước mặt, duy trì việc sử dụng quạt và oxy liên tục để ngăn chặn hiện tượng phân tầng và giữ nhiệt độ ổn định.
- Trong trường hợp mưa kéo dài, hãy giảm lượng thức ăn cho tôm xuống dưới 30%.
- Ngoài ra, để giảm thiểu tác động của mưa lên độ mặn, bà con cần chú ý theo dõi mực nước và kiểm tra độ mặn của nguồn nước lấy vào để đảm bảo rằng nó phù hợp với ao nuôi.
– Thời tiết trở lạnh, tại các khu vực có mùa đông
Trời lạnh làm hạ thấp nhiệt độ của ao nuôi, nếu không khắc phục cũng làm phân tầng nhiệt độ ao. Dưới đây là một số biện pháp để tránh phân tầng nhiệt độ ao nuôi trong thời tiết lạnh:
- Chạy quạt với công suất tăng 10-20% so với bình thường để mọi vị trí trong ao đều đầy đủ oxy. Kiểm tra nhiệt độ nước mỗi ngày để kịp thời tăng khi cần thiết. Nếu dưới 20 độ C sẽ ảnh hưởng xấu lên tôm.
- Mùa lạnh tôm ăn ít nên điều chỉnh và kiểm soát lượng thức ăn đưa xuống ao. Dư thừa thức ăn là nguyên nhân gây ra khí độc, ô nhiễm nước nuôi.
- Tại những vùng địa phương điển hình hàng năm đều có mùa lạnh bà con nên xây dựng đáy ao sâu hơn và sử dụng bạt chắn gió.
Ngoài ra, để ổn định môi trường nước ao nuôi, bà con có thể tham khảo sử dụng thêm các chế phẩm sinh học cho ao nuôi tôm. Để được tư vấn chi tiết hơn về các loại chế phẩm sinh học trong ao nuôi tôm, cũng như các vấn đề, khó khăn trong quá trình nuôi tôm, bà con hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0909 538 514 ngay hôm nay!
>>> Xem thêm: Nuôi tôm mùa mưa và những điều bà con cần biết