Trong nước thải ngành chế biến thủy sản, tổng Nitơ là một thông số đặc trưng, có giá trị tại đầu vào cao (nước thải sản xuất chưa xử lý), tương đối khó xử lý và thường không đạt tiêu chuẩn xả thải. Vậy, nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề tổng Nitơ đầu ra không đạt là gì? Hãy cùng BIOGENCY tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây.
Nước thải chế biến thủy sản và vấn đề tổng Nitơ đầu ra
Trong nền sản xuất công nghiệp tại Việt Nam hiện nay, chế biến thủy sản đang là một ngành công nghiệp tỷ đô, là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta. Vậy nên, ngành chế biến thủy sản rất được Chính phủ và Xã hội quan tâm. Bên cạnh giá trị kinh tế mang lại thì yếu tố tác động đến môi trường của các nhà máy đang được các cơ quan chức năng kiểm tra và giám sát ngày càng gắt gao để giảm thiểu tối đa tác động đến môi trường.
Đối với nước thải ngành chế biến thủy sản, tổng Nitơ là một thông số đặc trưng, có giá trị tại đầu vào cao (nước thải sản xuất chưa xử lý), tương đối khó xử lý và thường không đạt tiêu chuẩn xả thải (hay tổng Nitơ đầu ra không đạt QCVN 11-MT:2015/BTNMT).
Trong thực tế, tổng Nitơ sẽ gồm các Nitơ thành phần chính như: N-Amonia, N-Nitrit, N-Nitrate và Nitơ hữu cơ. Với các thành phần như trên, dễ nhận ra rằng để xử lý tốt Nitơ tổng thì phải xử lý tốt các thành phần cấu tạo nên nó.
Trong các thành phần kể trên, Nitơ còn tồn tại ở dạng hữu cơ và Nitơ-Nitrat là 2 trường hợp thường gặp trong các hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản.
Giải pháp xử lý tổng Nitơ đầu ra nước thải chế biến thủy sản đạt chuẩn QCVN 11-MT:2015/BTNMT
– Xử lý trường hợp Nitơ còn tồn tại ở dạng hữu cơ:
Nước thải từ quá trình sơ chế, chế biến thủy sản chứa hàm lượng lớn các thành phần như máu, protein, các acid amin,… các thành phần này chứa Nitơ dưới dạng Nitơ hữu cơ. Vậy, để xử lý Nitơ hữu cơ trong trường hợp này, chúng ta cần làm gì?
Thực tế, Nitơ hữu cơ trong nước thải không bền, dễ chuyển hóa thành các dạng Nitơ khác, cụ thể, trong điều kiện yếm khí (kỵ khí), với sự hiện diện của các vi khuẩn, quá trình Amon hóa sẽ chuyển hóa Nitơ hữu cơ thành Nitơ-Amonia. Với cơ chế trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng để xử lý tốt Nitơ hữu cơ, quá trình Amon hóa cần được thực hiện tối ưu.
Tối ưu điều kiện kỵ khí với men vi sinh Microbe-Lift BIOGAS sẽ giúp quá trình Amon hóa diễn ra với hiệu suất cao hơn, từ đó đảm bảo quá trình chuyển hóa Nitơ hữu cơ diễn ra hoàn toàn.
– Xử lý Nitơ còn tồn tại dưới dạng Nitrat:
Trong chuỗi chuyển hóa của quá trình xử lý Nitơ, Nitrat là dạng sau cùng, khử Nitrat về khí Nitơ sẽ hoàn thành quá trình xử lý Nitơ. Vậy nên, trong một hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh, Nitrat thường là dạng Nitơ chiếm tỉ trọng lớn tại đầu ra. Điều này dẫn đến việc để xử lý tối ưu tổng Nitơ đầu ra, ngoài tối ưu các quá trình chuyển hóa Nitơ ở phía trước thì quá trình khử Nitrat đóng vai trò quyết định cuối cùng trong quá trình xử lý Nitơ.
Cụ thể, tại bể xử lý thiếu khí (Anoxic), các vi sinh vật dị dưỡng sẽ lấy Oxy từ gốc Nitrat (NO3) để oxy hóa các hợp chất hữu cơ. Theo Metcalf và Eddy (1979):
6 NO3– + 2 CH3OH → 6 NO2– + 2 CO2 + 4 H2O (Bước 1)
6 NO2– + 3 CH3OH → 3 N2 + 3 CO2 + 3 H2O +6 OH– (Bước 2)
=> 6 NO3– + 5 CH3OH → 5 CO2 + 3 N2 + 7 H2O + 6 OH–
Với quá trình cụ thể như trên, ngoài đảm bảo các yếu tố quan trọng như nồng độ Oxy thấp (DO <0.5 mg/l), pH, độ kiềm,… thì sự có mặt của các chủng vi sinh khử Nitrat là điều kiện cần cho quá trình diễn ra.
Với các chủng vi sinh được chọn lọc, hoạt hóa và nuôi cấy trong môi trường đặc biệt, sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift IND chứa các chủng vi sinh chuyên khử Nitrat như Bacillus licheniformis, Pseudomonas citronellolis, Wolinella succinogenes,… sẽ giúp quá trình khử Nitrat trong hệ thống diễn ra dễ dàng với hiệu suất cao nhất.
Trong nước thải chế biến thủy sản, tổng Nitơ đầu ra là chỉ số đặc trưng và tương đối khó xử lý, tuy nhiên, qua bài viết này ta có thể thấy rằng, để xử lý Tổng Nitơ hiệu quả thì cần tập trung hoàn thiện các quá trình chuyển hóa của Nitơ và tối ưu quá trình khử Nitrat. Nếu bạn đang gặp vấn đề về tổng Nitơ đầu ra cho hệ thống của mình mà chưa xử lý được như mong đợi, hãy liên hệ ngay với BIOGENCY qua HOTLINE 0909 538 514 để được sự tư vấn từ các chuyên gia hàng đầu nhé!
>>> Xem thêm: [BIOGENCY] Giải pháp: Xử lý nước thải chế biến thủy sản nhiễm mặn