Làm thế nào để tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi là câu hỏi mà không ít trang trại chăn nuôi đang quan tâm hiện nay vì theo thống kê, mỗi năm có trung bình 61 triệu tấn phân và trên 304 triệu m³ từ nước thải chăn nuôi. Nếu có thể thu lợi ích kinh tế từ các chất thải này, hoạt động chăn nuôi sẽ ngày càng phát triển bền vững.
Chất thải trong chăn nuôi gồm những gì?
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế ở nước ta, vấn để ô nhiễm môi trường trở thành vấn đề cấp thiết hiện nay. Một trong những nguồn chất thải gây ô nhiễm môi trường là từ chăn nuôi. Ngành chăn nuôi ở nước ta những năm gần đây đã và đang phát triển nhanh chóng về cả chất lượng và quy mô. Bên cạnh đó, theo ước tính của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), mỗi năm có trung bình 61 triệu tấn phân và trên 304 triệu m³ từ nước thải chăn nuôi.
Chất thải trong chăn nuôi thường được phân làm 3 loại bao gồm:
- Chất thải rắn (hữu cơ & vô cơ): Phân lợn, xác lợn chết, nhau thai,bao bì, chai lọ ( thuốc) và bao bì…
- Chất thải lỏng: Nước tiểu, nước tắm và nước rửa chuồng,…
- Chất thải khí (hô hấp, trao đổi chất, phân hủy chất thải…): NH3, NO2, CH4, H2S, CO2…
Giải pháp tận dụng chất thải để tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi
Tùy vào loại hình chất thải mà các trang trại sẽ có giải pháp xử lý để tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi khác nhau:
– Chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ:
Chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ trong chăn nuôi được tận dụng bằng một số các công nghệ xử lý khác nhau như ủ phân compost để sử dụng cho nông nghiệp, công nghệ khí sinh học (Biogas) thu khí tận dùng làm nguyên liệu đốt…
Nếu chất thải chăn nuôi lợn được thu gom và xử lý hiệu quả sẽ trở thành nguồn phân hữu cơ rất có giá trị cho sản xuất nông nghiệp, từ đó bài toán tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi cũng được giải quyết. Ủ compost là quá trình phân hủy sinh học các chất thải hữu cơ, sản phẩm giống như mùn được gọi là phân compost. Quá trình diễn ra chủ yếu giống như trong phân hủy tự nhiên, nhưng được tối ưu hóa các điều kiện môi trường cho hoạt động của vi sinh vật xử lý tốt hơn.
Để tăng chất lượng phân compost sau ủ, đồng thời giảm thời gian ủ nhằm tiết kiệm chi phí, cần kết hợp thêm Men vi sinh ủ phân Microbe-Lift BPCC chứa các chủng vi sinh vật hoạt tính mạnh giúp tăng chất lượng phân và giảm thời gian ủ phân đến 50%.
– Đối với nước thải chăn nuôi:
Nước thải trong chăn nuôi được các trang trại xử lý bằng một số công nghệ như: Công nghệ khí sinh học Biogas, hồ sinh học, hệ thống xử lý sinh học,…
- Công nghệ kỵ khí Biogas trong xử lý chất thải chăn nuôi:
Biogas là viết tắt của từ Biological Gas: là hỗn hợp khí của Metan (CH4) và một số chất khí khác phát sinh từ sự phân hủy các hợp chất hữu cơ. Thành phần chính của khí Biogas là CH4 (50-60%) và CO2 (>30), còn lại là các chất khác như hơi nước, N2, O2,H₂S, CO… xúc tác nhờ nhiệt độ từ 20 – 40°C. Hỗn hợp khí biogas trang trại có thể dùng làm nhiên liệu đốt cháy hoặc dùng cho động cơ đốt trong. Đây là một phương án phổ biến giúp tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
Công nghệ Biogas là công nghệ sử dụng các vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện hoàn toàn không có khí oxy để cho ra hỗn hợp khí Biogas và bùn đáy. Đây là phương pháp xử lý kỵ khí đơn giản, hiện đang đuợc rất nhiều trang trại và hộ chăn nuôi áp dụng.
- Hệ thống sinh học xử lý nước thải chăn nuôi:
Nước thải chăn nuôi sau khi xử lý sơ bộ bằng công nghệ Biogas thường sẽ được đưa qua công đoạn xử lý bằng công nghệ xử lý sinh học, nước thải sau xử lý đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi có thể được tái sử dụng tưới cho cây trồng hoặc mục đích khác trong khuôn viên trang trại. Việc sử dụng nước thải chăn nuôi phải đảm bảo hạn chế phát sinh mùi hôi, thối và không để chảy tràn ra môi trường xung quanh.
Để tăng hiệu quả xử lý và tận dụng được tối đa nguồn chất thải thì trong quá trình xử lý các trang trại thường sử dụng thêm men vi sinh Microbe-Lift chuyên dùng cho quá trình xử lý chất thải chăn nuôi như:
- Vi sinh kỵ khí Microbe-Lift BIOGAS: Là sản phẩm được phân lập các chủng vi sinh vật – chuyên cho xử lý sinh học kỵ khí, chứa quần thể vi sinh được nuôi cấy dạng lỏng hoạt động mạnh gấp 5 đến 10 lần vi sinh thông thường, giúp tăng sinh khí Biogas (giảm khí H2S, tăng khí CH4), tăng hiệu suất xử lý COD,BOD,TSS…
- Vi sinh hiếu khí Microbe-Lift IND: Chứa 13 chủng vi sinh vật hoạt tính mạnh, có khả năng xử lý hàm lượng BOD, COD, TSS cao trong nước thải chăn nuôi heo (lên đến cả ngàn mg/l), giúp nâng hiệu suất xử lý sinh học của hệ thống nước thải chăn nuôi heo lên đến 85%. Sản phẩm được sử dụng tại bể hiếu khí.
Để biết thêm về giải pháp xử lý chất thải để tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi, hãy liên hệ HOTLINE 0909 538 514 của BIOGENCY để được tư vấn chi tiết hơn.
>>> Xem thêm: Xử lý chất thải khi chăn nuôi heo quy mô lớn