Quản lý ao nuôi tôm và những việc cần làm!

Quản lý ao nuôi tôm là sự quản lý nói chung trong quá trình nuôi, đòi hỏi sự chăm chỉ và kỹ thuật cao để đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho tôm. Bài viết này sẽ trình bày chi tiết các bước cần thiết và những yếu tố quan trọng trong việc quản lý ao nuôi tôm, nhằm giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Quản lý ao nuôi tôm và những việc cần làm!

Các yếu tố cần quan tâm khi quản lý ao nuôi tôm

Việc quản lý ao nuôi bao gồm các công việc hàng ngày như cho ăn, kiểm tra chất lượng nước và kiểm soát dịch bệnh đều yêu cầu kiến thức, kỹ thuật và kinh nghiệm của người nuôi. Để đạt được năng suất cao và duy trì sức khỏe tốt cho tôm, người nuôi cần phải áp dụng những biện pháp quản lý khoa học và hiệu quả.

Ngoài ra, trước khi tiến hành nuôi tôm và thực hiện các công việc quản lý ao nuôi tôm, bà con cần quan tâm một số yếu tố quan trọng như:

  • Oxy hòa tan: Trong ao nuôi tôm, nồng độ oxy không được phép thấp hơn 4 mg/l. Khi oxy giảm xuống dưới 3 mg/l, tôm sẽ ngừng ăn và di chuyển vào mé bờ; nếu không xử lý kịp thời, tôm có thể chết. Ngoài việc tăng cường quạt nước và sục khí, có thể sử dụng oxy già (H2O2).
  • Độ kiềm: Độ kiềm trong ao nuôi tôm phải được giữ ổn định và duy trì ở mức cao hơn 80 mg CaCO3/l. Trong quá trình nuôi tôm vụ đông, đặc biệt là trong mùa mưa, nên thường xuyên bón xuống ao các loại vôi như CaCO3 hoặc Dolomite CaMg(CO3)2.
  • Độ trong: Độ trong của nước ao nuôi tôm phản ánh sự phát triển của thực vật phù du và nên duy trì trong khoảng 25 – 40 cm.
  • H2S (Hydrogen Sulfide): H2S trú ngụ dưới lớp bùn đáy rất độc đối với tôm, nồng độ trên 0,02 mg/l có thể gây hại cho tôm. Tuy nhiên, H2S thường xuất hiện khi pH < 7. Do đó, cần duy trì pH của nước ao ở mức trung tính.
  • NH3 (Ammonia): NH3 rất độc đối với tôm; nồng độ 1 mg/l có thể gây chết tôm, và nồng độ trên 0,1 mg/l ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của tôm. Cần duy trì NH3 dưới 0,1 mg/l bằng nhiều biện pháp, bao gồm sử dụng các chế phẩm vi sinh trong những tháng cuối của chu kỳ nuôi để chuyển hóa NH3.
  • NO2 (Nitrit): NO2 là chất cực độc đối với tôm khi nồng độ ô nhiễm trong ao cao lại càng dễ sinh ra NO2 ngày càng nhiều. NO2 gây nên các vấn đề như tôm bị rớt cục thịt, sức khỏe kém, nổi đầu, bám bờ, kém ăn… Kiểm soát khí độc NO2 trong ao nuôi tôm luôn là ưu tiên hàng đầu và được quản lý ngay từ đầu vụ nuôi.
  • Đáy ao có màu đen, bùn đáy dày, chất lơ lửng: Cuối chu kỳ nuôi tôm đáy ao thường tích tụ nhiều chất hữu cơ và H2S, trong nước có nhiều chất lơ lửng do tảo chết; có thể dùng các chế phẩm vi sinh, Zeolite để hấp thu các chất lơ lửng và cặn bã trong ao.
Tăng cường quạt nước và sục khí để kiểm soát nồng độ oxy hòa tan trong quá trình quản lý ao nuôi tôm.
Tăng cường quạt nước và sục khí để kiểm soát nồng độ oxy hòa tan trong quá trình quản lý ao nuôi tôm.

Những việc cần làm để quản lý ao nuôi tôm hiệu quả!

– Việc cần làm trước khi thả tôm để dễ dàng quản lý ao nuôi tôm

Biết cách chọn lựa thức ăn và chế độ dinh dưỡng:

  • Chất lượng thức ăn: Lựa chọn thức ăn chất lượng cao, đảm bảo đủ dinh dưỡng cho tôm. Kích cỡ thức ăn phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm. Độ đạm, độ kết dính hay chất dẫn dụ trong thức ăn tôm là yếu tố bà con quan tâm để đánh giá một loại thức ăn tốt cho tôm.
  • Tuân thủ lịch cho ăn: thực hiện cho ăn đúng giờ và định lượng phù hợp để tránh lãng phí và ô nhiễm nước.

– Quản lý ao nuôi tôm trong quá trình nuôi

Kiểm soát chất lượng môi trường sống của tôm xuyên suốt quá trình nuôi:

  • Vệ sinh ao: Xi-phông 1 ngày/lần để loại bỏ sự ô nhiễm tồn đọng dưới đáy ao, xi-phông là cách hiệu quả để giảm khí H2S gây độc trú ngụ dưới lớp bùn đáy ao.
  • Kiểm soát thực vật và động vật gây hại: Kiểm soát cỏ dại, rong rêu và các loài động vật gây hại như cua, còng hay cá lớn. Một số ao quản lý không tốt việc cấp nước khiến cá lớn có thể lọt vào trong ao, ăn thịt tôm, lấy dinh dưỡng và làm giảm sụt sản lượng thu hoạch.
  • Kiểm soát nguồn nước cấp vào ao: trong quá trình nuôi không thể thiếu những lần cần cấp bù nước hoặc thay nước 1 phần ao. Bà con xử lý kỹ tại ao sẵn sàng mới cấp vào ao nuôi chính để tránh mầm bệnh từ nguồn nước mới này.

Phòng và kiểm soát dịch bệnh:

  • Quan sát và kiểm tra thường xuyên: Theo dõi sức khỏe của tôm và phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh lý.
  • Sử dụng thuốc và hóa chất hợp lý: Sử dụng thuốc và hóa chất theo hướng dẫn, tránh lạm dụng gây ảnh hưởng đến tôm và môi trường.
  • Sử dụng men vi sinh để phòng ngừa một số bệnh tấn công vào hệ miễn dịch của tôm. Tôm có sức đề kháng tốt và chất lượng nước ao phù hợp sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh trên tôm.
Ứng dụng men vi sinh Microbe-Lift cho tôm để quản lý ao nuôi tôm và phòng ngừa bệnh trên tôm hiệu quả.
Ứng dụng men vi sinh Microbe-Lift cho tôm để quản lý ao nuôi tôm và phòng ngừa bệnh trên tôm hiệu quả.

Hệ thống quản lý chất thải:

  • Xử lý chất thải, nước thải: Áp dụng các biện pháp xử lý hiệu quả để giảm thiểu ô nhiễm môi trường tránh lây nhiễm chéo trong vùng nuôi tôm.
  • Tái sử dụng nước: Nếu có thể, sử dụng hệ thống lọc và tái sử dụng nước để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Có thể tham khảo hệ thống nuôi tôm tuần hoàn RAS, là một công nghệ tuần hoàn giảm thay nước hiệu quả nếu làm đúng cách.

Theo dõi và ghi chép:

  • Ghi chép thông tin: Lưu trữ thông tin về các chỉ số chất lượng nước, lịch cho ăn, tình trạng sức khỏe của tôm và các biện pháp xử lý đã thực hiện.
  • Phân tích dữ liệu: Sử dụng thông tin đã ghi chép để phân tích, đánh giá và điều chỉnh quy trình nuôi.

Để tìm hiểu thêm chi tiết về các biện pháp quản lý ao nuôi tôm, quý bà con có thể liên hệ ngay tới HOTLINE 0909 538 514. Đội ngũ kỹ thuật của BIOGENCY sẵn sàng đồng hành cùng bà con để có một vụ tôm thành công!

>>> Xem thêm: Tính lượng thức ăn cho tôm theo từng giai đoạn thả nuôi