Vi khuẩn dạng sợi là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng nhớt nước, nhớt bạt, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm, rong phát triển, gây bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tôm. Bài viết này hãy cùng BIOGENCY tìm hiểu chi tiết hơn về loại vi khuẩn này.
Vi khuẩn dạng sợi là gì?
Vi khuẩn dạng sợi (Filamentous) là tên gọi chung của nhóm vi khuẩn có cấu tạo hình sợi, trong đó phổ biến nhất là vi khuẩn Leucothrix mucor, một số khác có thể kể đến như Cytophagr sp, Flexibacter sp, Thixothrix sp…
Vi khuẩn dạng sợi sống hoại sinh trong môi trường nước biển, cửa sông, phát triển mạnh mẽ ở các ao nuôi có hàm lượng chất hữu cơ và vô cơ cao, mật độ nuôi dày. Chúng có thể bám lên bề mặt ngoài của tôm gây bệnh, có khả năng phân giải kitin, xenlulozơ và nhiều hợp chất hữu cơ khác. Vi khuẩn dạng sợi có thể sống độc lập hoặc phối hợp với nhau gây bệnh ở thân, mang và các phụ bộ của tôm.
Vì sao vi khuẩn dạng sợi là nguyên nhân gây ra nhớt nước, nhớt bạt?
Vi khuẩn dạng sợi là mối nguy hại khi chúng phát triển mất kiểm soát với số lượng lớn. Trong đó, nhóm vi khuẩn Leucothrix mucor, Thiothrix sp, Cytophaga sp, Flavobacterium sp… là nguyên nhân gây ra các bệnh về mang, thân và phụ bộ tôm. Nhóm vi khuẩn như Microthrix parvicella, Nocardioform khi phát triển mạnh mẽ sẽ tạo thành các màng sợi dày đặc, khiến tôm khó thở, thậm chí là chết, đây là nguyên nhân gián tiếp gây ra việc nhớt nước, nhớt bạt trong ao tôm.
Nhớt bạt là nơi vi khuẩn, nấm và rong tảo trú ngụ và phát triển gây bệnh cho tôm, điển hình là bệnh phân trắng, đen mang, đốm thân, vàng mang,… Bên cạnh đó, nếu không ngăn chặn kịp thời, tình trạng nhớt bạt sẽ sản sinh khí độc trong ao nuôi khiến tôm bị stress, chết hàng loạt.
Cách kiểm soát vi khuẩn dạng sợi trong quá trình nuôi tôm hiệu quả
Khi xác định được số lượng vi khuẩn dạng sợi phát triển vượt mức kiểm soát, bà con cần tiến hành loại bỏ chúng để giảm thiểu các tác động xấu đến tôm. Bà con có thể sử dụng hóa chất diệt khuẩn hoặc kìm khuẩn nói chung và vi khuẩn dạng sợi nói riêng như thuốc tím KMnO4.
Tuy nhiên vì là hoá chất nên khi dùng bà con cần chú ý liều lượng, nhất là thuốc tím có tính oxy hoá mạnh. Trong khi dùng nên chạy quạt tăng cường, sau khi dùng hóa chất bà con nên bổ sung lợi khuẩn Bacillus để khống chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Tuyệt đối không sử dụng thuốc tím với các hoá chất đối kháng.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, tốt nhất trong quá trình nuôi bà con nên chủ động có phương án để kiểm soát vi khuẩn dạng sợi, tránh tình trạng chúng phát triển quá mức trong ao không chỉ gián tiếp gây ra hiện tượng nhớt bạt mà còn gây bệnh nghiêm trọng cho tôm.
Dưới đây là một vài cách để phòng vi khuẩn dạng sợi gây hại cho ao tôm:
– Thay nước ao định kỳ:
Thay nước là phương pháp tiết kiệm để duy trì chất lượng nước, đảm bảo môi trường sinh trưởng tốt cho tôm. Thay nước cũng giúp giảm nồng độ vi khuẩn trong nước, hạn chế các tác nhân gây bệnh cho tôm. Trong thời gian nuôi bà con nên định kỳ thay nước, lượng nước được khuyến khích là từ 10-30%, tỷ lệ tăng dần trong chu kỳ nuôi khi số lượng thức ăn tăng.
– Tích cực sục khí:
Sục khí là yêu cầu bắt buộc để duy trì mức oxy mong muốn trong ao tôm. Không chỉ đơn giản làm tăng lượng oxy hòa tan trong nước mà sục khí còn giúp giảm độ bẩn, hạn chế lắng bùn, vi khuẩn tích tụ, giữ cho hầu hết các khu vực của đáy ao sạch, cải thiện lưu thông, tạo không gian sống cho tôm.
– Sử dụng vi sinh:
Để vi khuẩn dạng sợi không phát triển mạnh mẽ bà con cần cắt bớt dinh dưỡng của chúng, cụ thể là các chất hữu cơ, chất ô nhiễm có trong ao như thức ăn thừa, phân tôm, xác tảo tàn,… Bên cạnh việc chú ý cho ăn với liều lượng vừa phải tránh thức ăn dư thừa thì bổ sung men vi sinh cách được khuyến khích vì vừa đơn giản, hiệu quả, an toàn lại có tính bền vững.
Theo đó, vi sinh sẽ sử dụng chất hữu cơ làm thức ăn, vừa cắt dinh dưỡng của vi khuẩn vừa phân hủy chất ô nhiễm tạo môi trường ao sạch cho tôm phát triển khoẻ mạnh. Bà con có thể tham khảo men vi sinh Microbe-Lift AQUA C. Sản phẩm chứa đến 13 chủng vi sinh vật được nghiên cứu, phân lập chuyên biệt cho hiệu quả làm sạch ao vượt trội gấp 5-10 lần vi sinh thường. Đồng thời vi sinh có khả năng hoạt động tốt ở các môi trường, điều kiện khắc nghiệt như độ mặn lên tới 4%.
Lợi ích khi sử dụng men vi sinh Microbe-Lift AQUA C:
- Tạo môi trường giúp tôm cá tăng sức đề kháng, phát triển nhanh và chất lượng thịt tốt hơn.
- Giảm chất thải hữu cơ và hạn chế hình thành lớp bùn đáy.
- Giảm hiện tượng tôm, cá nổi đầu do khí độc.
- Tăng tỷ lệ sống, giảm tỷ lệ chết của tôm cá.
- Giảm hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR), tiết kiệm chi phí thức ăn.
- Giảm tần suất nạo vét đáy ao.
- Cho phép thả với mật độ cao hơn, tăng sản lượng thu hoạch từ 30 – 50%.
Men vi sinh Microbe-Lift AQUA C dạng lỏng, sử dụng an toàn, đơn giản, không cần ngâm ủ. Liều lượng tùy thuộc vào diện tích, đặc điểm ao nuôi. Để được hỗ trợ tư vấn thêm về vi khuẩn dạng sợi cũng như các sản phẩm men vi sinh trong nuôi tôm, bà con vui lòng liên hệ BIOGENCY qua HOTLINE 0909 538 514.
>>> Xem thêm: 3 loại vi khuẩn có hại trong ao nuôi tôm bà con cần nắm