Nước ao nuôi thủy sản có màu xanh rêu, nguyên nhân?

Trong suốt quá trình nuôi tôm, màu nước có thể biến đổi, đòi hỏi người nuôi phải có kiến thức nhận biết để đánh giá chất lượng nước một cách chính xác và đưa ra các giải pháp xử lý kịp thời. Và nước ao nuôi thủy sản có màu xanh rêu là một vấn đề khiến bà con nuôi tôm lo ngại. Vậy nguyên nhân làm nước ao nuôi có màu xanh rêu là gì?

Nước ao nuôi thủy sản có màu xanh rêu, nguyên nhân?

Nguyên nhân làm cho màu nước ao nuôi thủy sản có màu xanh rêu. Nước ao nuôi thủy sản nên có màu gì?

– Nguyên nhân làm cho màu nước ao nuôi thủy sản có màu xanh rêu

Vi khuẩn lam hay còn gọi là tảo lam phát triển mạnh trong ao nuôi (có tên khoa học là Cyanophyta spp). Khi tảo lam phát triển quá nhanh, sẽ gây ra hiện tượng tảo nở hoa dẫn đến tảo tàn, sau khi nổi lên trên mặt nước khiến nước ao nuôi thủy sản có màu xanh rêu. Hiện tượng này xảy ra do dư thừa thức ăn, từ đó tạo thành các mùn bã hữu cơ, hoặc khi tôm ăn, thải ra môi trường các loại chất thải, các yếu tố trên ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của tảo.

Nước ao nuôi thủy sản có màu xanh rêu, nguyên nhân?
Nước ao nuôi thủy sản có màu xanh rêu.

– Nước ao nuôi thủy sản nên có màu gì?

Một số màu nước thường gặp trong ao nuôi tôm là:

  • Màu vàng nâu (màu nước trà): Nước có màu vàng nâu do sự phát triển của tảo silic (Bacillariophyta), loại tảo này thường phát triển mạnh ở môi trường nước lợ, mặn vào đầu vụ nuôi. Đây là màu nước thích hợp nhất để nuôi các loại thủy sản.
  • Màu xanh nhạt (đọt chuối non): Nước có màu xanh nhạt là do sự phát triển của tảo lục (Chlorophyta), loại tảo này thường phát triển mạnh trong môi trường nước ngọt hoặc nước lợ nhạt (dưới 10 phần nghìn). Đây cũng là màu nước thích hợp để nuôi trồng thủy sản, tảo lục ngoài việc đóng vai trò quan trọng trong chuỗi thức ăn, còn có tác dụng ổn định các yếu tố thủy lý hóa trong ao, hấp thu các chất hữu cơ thông qua đó làm giảm lượng khí độc trong ao. Bà con nên cố gắng duy trì màu nước xanh nhạt, như vậy các loài thủy sản sẽ phát triển tốt hơn.
  • Màu xanh đậm (xanh rêu): Nước ao nuôi thủy sản có màu xanh rêu là do sự phát triển quá mức của tảo lam (Cyanophyta), loại tảo này phát triển mạnh cả trong môi trường nước ngọt, mặn và lợ. Nếu nước trong ao nuôi có màu này thì bà con cần có biện pháp làm giảm lượng tảo, vì đây là loại tảo độc, nếu để loại tảo này phát triển quá mức thì sẽ tiết ra chất độc làm chết tôm. Bên cạnh đó còn làm thiếu oxy trong ao nuôi do tảo hô hấp quá mức gây ảnh hưởng đến tôm.
Nước ao nuôi thủy sản có màu xanh rêu, nguyên nhân?
Nước ao nuôi thủy sản có màu xanh rêu là do sự phát triển quá mức của tảo lam.
  • Màu vàng cam (màu gỉ sắt): Màu nước này thường xuất hiện ở các vùng ao nuôi mới đào ở khu đất phèn. Màu cam là do đất phèn tiềm tàng (FeS2) bị oxy hóa tạo thành các váng sắt. Đối với ao nuôi có màu nước vàng cam cần có biện pháp khử phèn trước khi thả nuôi, có thể sử dụng vôi nông nghiệp hay bơm, xả nước nhiều lần để rửa trôi phèn trong ao. Đối với các ao nuôi thì cần rải thêm vôi trên bờ ao để tránh hiện tượng giảm pH đột ngột khi trời mưa.
  • Màu đỏ gạch (màu đất đỏ): Nước có nhiều phù sa do đất cát bị xói mòn từ vùng thượng nguồn được dòng nước mang đến vùng hạ lưu, thường xảy ra khi sắp có lũ về. Bà con nên lưu ý không nên cấp nước vào ao vào lúc này, vì lượng phù sa nhiều sẽ làm tôm cá khó hô hấp và giảm khả năng bắt mồi. Tốt nhất nên cấp nước vào ao lắng để xử lý trước khi cấp nước vào ao nuôi.
  • Màu nâu đen: Nước có màu này thường do trong nước chứa nhiều vật chất hữu cơ. Màu nước này thường thấy ở các ao nuôi có hệ thống cấp thoát nước không tốt, hoặc trong quá trình nuôi không quản lý tốt môi trường, cho ăn dư thừa nhiều sẽ làm cho nước ao nuôi có màu nâu đen.

Màu nước là màu của tảo và vi khuẩn, màu xanh đặc trưng cho tảo và màu nâu đặc trưng cho vi khuẩn. Bà con nên thường xuyên quan sát ao nuôi để có thể đánh giá chính xác được chất lượng nước nuôi, từ đó đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp cho từng ao nuôi và từng giai đoạn nuôi nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho tôm phát triển. 2 màu nước tốt nhất cho ao nuôi là màu vàng nâu và màu xanh đọt chuối.

Vì vậy, bà con cần tạo được 2 màu nước này, tạo màu nước chính là gây dựng hệ vi sinh có ích. Tảo không được quá dày hoặc quá thưa, nếu tảo thừa sẽ làm nước bị trong, tảo hại ở tầng đáy sẽ dễ phát triển. Ngược lại, nếu tảo trong ao dày do phát triển quá mức sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt oxy về đêm. Mật độ tảo liên quan trực tiếp đến độ trong của nước, mật độ tảo tối ưu cho nước nuôi thủy sản tương ứng với 30-35 cm.

Giải pháp tạo màu nước đẹp cho ao nuôi thủy sản

Gây màu nước nên được thực hiện trước khi thả nuôi hoặc khi nước bị mất màu, bà con chủ động gây màu nước cho ao lắng để cấp vào ao khi cần thiết. Muốn duy trì màu nước đẹp cần phải duy trì các yếu tố môi trường nước ổn định. Để làm được điều này, trong hệ nuôi cần có hệ thống ao chứa, độ sâu > 1m. Một số phương pháp gây màu nước bà con có thể tham khảo là:

– Gây màu nước bằng cám gạo, bột cá, bột đậu nành

Tiến hành ủ hỗn hợp trên theo tỷ lệ 2:1:2 hoặc 2kg cám gạo hoặc cám ngô + 1kg bột cá + 2kg bột đậu nành và trộn đều hỗn hợp lên, sau đó nấu chín và ủ kín từ 2-3 ngày là dùng được. Liều lượng sử dụng từ 3-4kg/1000m3 nước, bón liên tục trong 3 ngày cho đến khi nước có màu đẹp, đạt độ trong 30-40cm thì tiến hành thả giống, 7 ngày sau bón bổ sung liều lượng giảm ½ so với ban đầu, bà con dựa vào màu nước để bổ sung.

– Gây màu nước bằng mật rỉ đường, cám gạo, đậu nành

Tiến hành ủ hỗn hợp trên theo tỷ lệ 3:1:3 gồm 3kg mật rỉ đường + 1kg cám gạo + 3kg đậu nành trộn đều hỗn hợp và sau đó ủ kín 12 giờ là dùng được. Liều lượng 2-3kg/1000m3 nước, bón liên tục trong 3 ngày cho đến khi ao lên màu đẹp đạt độ trong 30-40cm thì tiến hành thả giống. 7 ngày sau bón bổ sung, liều lượng giảm ½ so với ban đầu, căn cứ vào màu nước để bổ sung.

– Gây màu nước bằng chất vô cơ

Bón phân hóa học cho ao nuôi như phân ure phosphate (N-P-K = 16:2:0), ure (N2H4CO), N-P-K (46:0:0) hay super phosphate (N-P-K = 16:16:16). Trong đó ure phosphate được sử dụng nhiều nhất với lượng bón từ 40-50kg/ha (bón trong 20-25 ngày). Hòa tan phân với nước theo liều lượng của nhà sản xuất rồi tạt đều quanh ao.

Khi gây được màu nước đẹp thành công, tảo phát triển tốt đạt mức từ 30-40cm thì tiến hành thả giống. Hạn chế của phương pháp này là chỉ gây màu nước trong vòng 1 tuần, nhiều nhất là nửa tháng thì nước lại trong và vớt tảo. Nếu chỉ sử dụng những sản phẩm có chứa phân hóa học thì phát huy tác dụng nhanh, nhưng thời gian ổn định không dài.

Nước ao nuôi thủy sản có màu xanh rêu, nguyên nhân?
Gây màu nước cho ao nuôi.

– Gây màu nước bằng cách sử dụng một số sản phẩm tạo màu giả cho ao nuôi

Hiện nay, để tiết kiệm thời gian gây màu nước giai đoạn đầu vụ nuôi, nhiều mô hình nuôi công nghiệp đã sử dụng một số sản phẩm gây tạo màu nước giả (màu trà) cho ao nuôi. Nhiều sản phẩm sau khi dùng chỉ 2 tiếng đã gây được màu trà và có thể tiến hành thả giống. Màu giả giúp làm bình phong che chắn nước trong, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời chiếu vào tôm, tránh được hiện tượng tôm post hướng quang, giảm stress, hạn chế tảo đáy, rong rêu phát triển.

Phương pháp này giúp tạo được màu nước rất nhanh và tiết kiệm thời gian, tuy nhiên phương pháp này không tạo được nguồn thức ăn tự nhiên ở giai đoạn đầu, sẽ tiêu tốn nhiều thức ăn công nghiệp, hệ số FCR sẽ cao hơn so với ao nuôi gây tạo bằng nguồn thức ăn tự nhiên.

– Gây màu nước bằng chế phẩm vi sinh

Ngày nay, sử dụng vi sinh gây màu nước là phương pháp đang dần được phổ biến và được nhiều bà con áp dụng cho ao nuôi của mình, đặc biệt là giai đoạn thả giống. Bà con có thể lựa chọn một số dòng sản phẩm có chứa chủng Bacillus spp vào ao nuôi, các vi khuẩn này sẽ kích thích hệ sinh vật có lợi trong ao nuôi phát triển tạo màu nước và nguồn thức ăn phong phú cho tôm.

Bà con có thể tham khảo dòng men vi sinh giúp gây màu nước ao tốt là men vi sinh Microbe-Lift AQUA C đến từ thương hiệu BIOGENCY, được nhập khẩu 100% tại Mỹ. Đây là dòng men vi sinh có chứa tổ hợp 13 chủng vi sinh chọn lọc được nuôi cấy dạng lỏng hoạt động mạnh gấp 5-10 lần các dạng vi sinh thông thường khác.

Liều lượng sử dụng: 100ml AQUA C + 50 lít nước ao +3 lít mật rỉ sạch (không chứa chất diệt khuẩn, tốt nhất nên nấu chín trước khi ủ). Trộn 3 nguyên liệu trên, khuấy đều sục khí 24h rồi đem xử lý cho ao 1000m3 nước.

Gây màu nước nên sử dụng 3 ngày liên tục:

  • Từ ngày 1-30: Sử dụng 1-2 lần/tuần
  • Từ ngày 30-60: Sử dụng 2-3 lần/tuần
  • Từ ngày 60-90: Sử dụng 3-4 lần/tuần.

Thông qua bài viết trên, hy vọng bà con đã hiểu được nguyên nhân khiến nước ao nuôi thủy sản có màu xanh rêu. Trong nuôi tôm, ngoài yếu tố con giống, hóa chất, vi sinh,.. thì môi trường nước cũng là một yếu tố rất quan trọng góp phần vào thành công của vụ nuôi. Mọi thắc mắc bà con có thể liên hệ theo số HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời. BIOGENCY kính chúc bà con có một vụ mùa bội thu!

>>> Xem thêm: Diệt tảo lam bằng vôi, ưu và nhược điểm?