Chất thải trong chăn nuôi có tiềm năng lớn gây suy thoái môi trường vì kết quả của hoạt động chăn nuôi là thải ra một lượng khí lớn, chất hữu cơ, vi khuẩn và các chất khác được tạo ra gây nguy cơ ô nhiễm không khí, đất, nước và con người. Vì vậy, tuần hoàn chất thải trong chăn nuôi là ý tưởng coi chất thải là nguồn tài nguyên đã trở thành trọng tâm của nhiều dự án và trang trại.
Tuần hoàn chất thải trong chăn nuôi là gì?
Tuần hoàn chất thải chăn nuôi là quá trình xử lý những chất thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi như thức ăn thừa, phân thải, nước tiểu,… để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường sống và sức khỏe con người.
Nguồn chất thải này sau khi được thu gom và xử lý sẽ sử dụng làm nguyên liệu đầu vào trong quá trình trồng trọt và cho các quá trình sản xuất khác. Từ đó, sẽ mang lại nhiều hiệu quả thiết thực cả về kinh tế, môi trường và xã hội.
Quá trình tuần hoàn chất thải trong chăn nuôi không chỉ giúp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho người chăn nuôi mà còn góp phần quan trọng vào việc giải quyết vấn đề xử lý chất thải trong chăn nuôi để bảo vệ môi trường.
Một số phương pháp giúp thực hiện tuần hoàn chất thải trong chăn nuôi
Hiện nay, để hướng đến việc tuần hoàn chất thải trong chăn nuôi các trang trại thường áp dụng những phương pháp sau:
– Sử dụng đệm lót sinh học:
Giúp phân giải nước tiểu và phân thải có mùi hôi, khí độc trong chuồng, góp phần xử lý chuồng trại và cải thiện môi trường sống xung quanh. Tiết kiệm chi phí sử dụng nước cho việc vệ sinh chuồng và tắm vật nuôi. Đặc biệt, đệm lót sau khi sử dụng có thể đem đi làm phân bón cho cây trồng.
– Công nghệ nuôi côn trùng:
- Sử dụng trùn quế (hay còn gọi là giun quế, giun đỏ) để làm thức ăn cho chăn nuôi tuy nhiên chất thải từ trùn quế có thể sử dụng làm phân bón cho cây trồng. Việc nuôi trùn quế không những giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải từ quá trình chăn nuôi mà còn tạo ra những sản phẩm xanh có giá trị kinh tế cao.
- Nuôi ruồi lính đen – loài côn trùng có thể sử dụng làm thức ăn trong chăn nuôi gia cầm và thủy sản, cung cấp protein và axit béo, đặc biệt axit lauric. Ruồi lính đen còn được sử dụng để phân hủy rác hữu cơ, phân thải từ vật nuôi. Quá trình này không gây ra mùi hôi, không tạo ra nước thải, không tạo ra khí nhà kính và giảm thể tích chất thải lên đến 90%. Khi xử lý, ấu trùng này thải ra một lượng phân rất nhỏ so với khối lượng chất thải mà chúng phân hủy. Tuy nhiên, lượng phân này và lượng chất thải còn lại là nguồn phân hữu cơ tốt cho cây trồng và cây cảnh.
- Ủ phân hữu cơ: Phân thải chăn nuôi chứa nhiều hợp chất hữu cơ, Nitrat, vi khuẩn gây bệnh,…xả thải trực tiếp ra ngoài môi trường sẽ gây ô nhiễm đến nguồn đất, nguồn nước gây suy thoái, ảnh hưởng tiêu đến đời sống vật nuôi và con người xung quanh. Thay vào đó, ta có thể tận dụng nguồn thải này như một nguồn nguyên liệu cho việc tạo ra một thành phẩm vừa góp phần bảo vệ môi trường, vừa sử dụng cho việc trồng trọt tiết kiệm chi phí.
- Tái sử dụng nước thải chăn nuôi: Là một trong những giải pháp quan trọng trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ nguồn nước và góp phần phát triển kinh tế tuần hoàn. Nước thải sau khi được xử lý và tuần hoàn ngược lại có thể sử dụng vào những mục đích khác nhau: tắm, rửa vật nuôi, dội chuồng, tưới tiêu nông nghiệp,… giúp tiết kiệm phần lớn chi phí sử dụng nước lại tăng được thu nhập cho người dân thông qua việc giảm sử dụng phân bón cho cây trồng.
Giải pháp sinh học BIOGENCY hướng đến tuần hoàn chất thải trong chăn nuôi
Giải pháp sinh học BIOGENCY đã và đang hướng đến tuần hoàn chất thải trong chăn nuôi bằng cách sử dụng vi sinh vật trong quá trình xử lý. Với hơn 15 năm kinh nghiệm, BIOGENCY không chỉ cung cấp sản phẩm chất lượng mà còn quan tâm đến việc truyền tải giải pháp và kỹ thuật mang tính ứng dụng thực tế, giúp khách hàng giải quyết được các vấn đề tận gốc, hiệu quả và dễ dàng.
Trong bộ giải pháp tuần hoàn chất thải chăn nuôi, BIOGENCY mang đến sản phẩm hỗ trợ quá trình ủ phân và xử lý nước thải.
– Giải pháp hỗ trợ quá trình ủ phân:
Men vi sinh Microbe-Lift BPCC ứng dụng các chủng vi sinh vật chuyên biệt để giúp quá trình phân hủy diễn ra nhanh hơn, tăng tốc quá trình ủ, rút ngắn thời gian ủ phân từ 20% – 50%. Bên cạnh đó, sử dụng men vi sinh trong quá trình ủ giúp giảm mùi hôi phát sinh, giảm nồng độ ô nhiễm trong nước rỉ ra từ đống ủ và giúp chất lượng phân hữu cơ đầu ra tốt hơn, đều hơn.
– Giải pháp tái sử dụng nước thải chăn nuôi:
Bộ đôi sản phẩm giúp xử lý triệt để các chỉ tiêu như COD, BOD, Tổng Nitơ, Amoni… trong nước thải chăn nuôi – Microbe-Lift IND và Microbe-Lift N1 chứa quần thể vi sinh vật được nuôi cấy dưới dạng lỏng hoạt động mạnh gấp 5 đến 10 lần vi sinh thông thường. Không chỉ xử lý được ô nhiễm nước thải, bộ đôi còn giúp giảm hiện tượng vi sinh chết do tải lượng đầu vào tăng cao, phục hồi nhanh hệ thống sau khi gặp sự cố. Đặc biệt, giúp giảm mùi hôi phát sinh trong hệ thống và giảm lượng bùn thải.
Qua bài viết này, BIOGENCY hy vọng đem đến cho bạn những kiến thức về tuần hoàn chất thải trong chăn nuôi và lợi ích kinh tế từ quá trình tuần hoàn chất thải. Hãy liên hệ ngay qua số HOTLINE 0909 538 514 để được BIOGENCY tư vấn và giải đáp những vấn đề liên quan.
>>> Xem thêm: Chăn nuôi tuần hoàn hướng đến Net Zero Carbon