“Tôm ăn không lên mồi” là thuật ngữ được sử dụng trong ngành nuôi trồng thủy sản để chỉ hiện tượng tôm không ăn hoặc ăn rất ít so với bình thường. Điều này dẫn đến sự phát triển chậm làm sức khỏe tôm yếu, có thể gây chết tôm nếu không được xử lý kịp thời. Hiện tượng này thường xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng “tôm ăn không lên mồi”
Như đã nói hiện tượng “tôm ăn không lên mồi” có thể gây ảnh hưởng lớn đến ao nuôi. Việc phát hiện sớm và xử lý kịp thời là quan trọng để đảm bảo sức khỏe và tránh gây thiệt hại lên ao tôm.
Một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng “tôm ăn không lên mồi” có thể kể đến như:
- Yếu tố môi trường: Sự biến đổi đột ngột của các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ mặn, pH, hoặc chất lượng nước có thể làm tôm bị stress và giảm cảm giác thèm ăn.
- Bệnh tật: Tôm bị nhiễm bệnh do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng sẽ giảm hoặc ngừng ăn. Các bệnh thường gặp như bệnh đốm trắng, bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), hoặc các bệnh về đường ruột có thể gây ra hiện tượng này.
- Chất lượng thức ăn: Thức ăn không đảm bảo chất lượng, bị hỏng, nhiễm nấm mốc hoặc không phù hợp với giai đoạn phát triển của tôm cũng khiến tôm không muốn ăn.
- Quản lý ao nuôi: Phương pháp cho ăn không đúng cách, lượng thức ăn không đủ hoặc quá nhiều, thời gian cho ăn không hợp lý cũng là những nguyên nhân dẫn đến tôm ăn không lên mồi.
- Khí độc và ô nhiễm nước trầm trọng: Sự hiện diện của các chất độc hại trong nước nuôi như NH3/NO2 hoặc các lợn cợn, tảo tàn khiến nước ô nhiễm hữu cơ cũng là nguyên nhân cho hiện tượng này.
Cách khắc phục hiện tượng “tôm ăn không lên mồi”
– Cải thiện chất lượng nước ao nuôi
Tiến hành kiểm soát nước ao và nên tùy thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng nước hiện tại, mật độ thả tôm và giai đoạn phát triển của tôm. Nếu cần thay nước nên được thực hiện vào sáng sớm hoặc chiều mát, tránh thay nước vào buổi trưa khi nhiệt độ cao.
Để tăng cường lượng oxy hòa tan trong nước, có thể sử dụng quạt nước hoặc máy sục khí. Oxy đóng vai trò quan trọng giúp tôm hô hấp và phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, việc sử dụng các chế phẩm sinh học có nguồn gốc rõ ràng sẽ giúp phân hủy chất hữu cơ, khử khí độc và cải thiện chất lượng nước ao nuôi tốt ngay từ đầu vụ nuôi.
– Kiểm soát nhiệt độ nước ao nuôi
Nhiệt độ tại các mùa khác nhau trong năm đều khác nhau và cần quản lý kỹ càng. Sử dụng nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ nước thường xuyên 2 lần/ngày. Để tăng cường trao đổi khí và giúp làm mát nước sử dụng quạt nước hoặc máy sục khí. Trong trường hợp cần thiết vào những ngày nắng nóng đỉnh điểm có thể bổ sung nước đá vào ao nuôi để hạ nhiệt độ nước.
– Dinh dưỡng cho tôm
Sử dụng thức ăn chất lượng cao, đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng thích hợp cho từng giai đoạn phát triển của tôm. Chọn thức ăn có kích cỡ phù hợp với kích thước của tôm và cho ăn đúng giờ, đúng liều lượng.
– Phòng ngừa và trị bệnh cho tôm
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe của tôm để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh. Áp dụng các biện pháp phòng ngừa như: chọn con giống khỏe mạnh, không mang mầm bệnh; vệ sinh ao nuôi sạch sẽ trước khi thả tôm; và sử dụng các loại thuốc sát trùng có nguồn gốc rõ ràng để khử trùng ao nuôi. Sử dụng men vi sinh an toàn để gây màu nước và thả nuôi, trong quá trình nuôi nên cung cấp 2 chủng vi sinh Nitrosomonas và Nitrobacter để chuyển hóa các loại khí độc hình thành.
Giải pháp BIOGENCY giúp tôm ăn khỏe, cải thiện tình trạng tôm ăn không lên mồi
Giải pháp vi sinh trọn vụ từ BIOGENCY giúp tạo môi trường nước ao phù hợp tại đầu vụ nuôi, kiểm soát chất lượng nước và khí độc trong suốt vụ nhất là giai đoạn tôm 45-90 ngày tuổi, xử lý nhớt bạt, cặn bùn đáy ao hạn chế tôm ăn phải cặn bẩn này. Ngoài ra, bổ sung men đường ruột chứa đầy đủ các chủng lợi khuẩn cần thiết. Tổng hòa các yếu tố về môi trường nước và sức khỏe đường ruột tôm giúp tôm phát triển tốt, đề kháng cao, chống chọi lại các tác nhân gây bệnh khiến tôm chán ăn, lờ đờ và gây ra hiện tượng bất thường tại ao.
Giải pháp vi sinh đến từ Mỹ bao gồm sản phẩm men vi sinh thương hiệu Microbe-Lift mà bà con có thể tham khảo gồm:
- Microbe-Lift AQUA C – Làm sạch nước ao tôm.
- Microbe-Lift AQUA N1 – Xử lý khí độc ao.
- Microbe-Lift AQUA SA – Xử lý bùn đáy và nhớt bạt ao tôm.
- Microbe-Lift DFM – Men vi sinh đường ruột cho tôm nuôi.
Lưu ý: Bà con hạn chế thay nước (chỉ cấp bù nước xi-phông), hạn chế diệt khuẩn, nếu có cần bổ sung vi sinh liều gấp đôi ngay sau khi diệt khuẩn.
Hiện tượng “tôm ăn không lên mồi” ảnh hưởng lớn đến hiệu quả vụ nuôi tôm. Trên đây là quy trình vi sinh của BIOGENCY với liều lượng và cách sử dụng đơn giản, bằng cách phòng ngừa các vấn đề, bà con có thể hạn chế vấn đề trong khi nuôi, kiểm soát và xử lý phát sinh cũng dễ dàng hơn. Để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết, hãy liên hệ ngay với BIOGENCY theo số HOTLINE 0909 538 514 ngay hôm nay!
>>> Xem thêm: Tính lượng thức ăn cho tôm theo từng giai đoạn thả nuôi