Trại tôm giống cần làm gì để kiểm soát NH3?

Một trại tôm giống tốt không chỉ đảm bảo cung cấp những con tôm giống khỏe mạnh mà còn giúp người nuôi giảm bớt lo lắng về các vấn đề sức khỏe của tôm trong giai đoạn nuôi. Trong đó, vấn đề kiểm soát NH3 trong quá trình nuôi tôm giống là vô cùng quan trọng và được quan tâm. Khi trại tôm giống hoạt động chuyên nghiệp, áp dụng các biện pháp kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt và sử dụng công nghệ tiên tiến, người nuôi tôm sẽ có được sự an tâm, từ đó tập trung vào các khâu chăm sóc và phát triển tôm một cách hiệu quả hơn.

Trại tôm giống cần làm gì để kiểm soát NH3?

Khí NH3 ảnh hưởng như thế nào trong quá trình nuôi tôm giống?

Khí độc NH3 trong ao nuôi và trại tôm giống có bản chất giống nhau, nhưng sự ảnh hưởng và cách thức kiểm soát NH3 có phần khác nhau do điều kiện nuôi và môi trường nuôi khác biệt. Tôm giống thường nuôi trong các bể hoặc ao nhỏ với mật độ dày đặc và yêu cầu quản lý nước chặt chẽ hơn mà môi trường nuôi giống thường có diện tích nhỏ hơn và mật độ tôm cao hơn. Vì vậy, NH3 có thể tích tụ nhanh chóng nếu không có biện pháp kiểm soát NH3 tốt.

Khí độc NH3 nồng độ cao sẽ tấn công trực tiếp vào mang tôm có khả năng làm tổn thương hệ thống hô hấp, giảm khả năng miễn dịch và tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng. Ngoài ra, sự hiện diện của NH3 trong nước nuôi còn gây stress cho tôm, làm giảm tốc độ tăng trưởng và cuối cùng là ảnh hưởng đến chất lượng tôm giống, dẫn đến tỷ lệ sống sót thấp, trại giống thiệt hại về kinh tế và làm hiệu suất nuôi trồng của người nuôi tôm không đạt như mong đợi.

Khí độc NH3 có nguy cơ gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe tôm, do đó cần có biện pháp kiểm soát NH3 hiệu quả trong quá trình nuôi tôm giống.

Nguyên nhân xuất hiện khí NH3 trong quá trình nuôi tôm giống

Nguyên nhân xuất hiện khí NH3 (Amoniac) trong quá trình nuôi tôm giống chủ yếu xuất phát từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong môi trường nước. Cụ thể một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến xuất hiện khí NH3 trong quá trình nuôi tôm giống như:

  • Phân hủy chất hữu cơ: Cũng như tại ao nuôi thương phẩm, lượng phân tôm và các chất thải hữu cơ khác tồn đọng là nguồn gốc chính của NH3. Khi các chất này phân hủy bởi vi khuẩn trong nước, chúng tạo ra NH3. Nếu quá trình phân hủy diễn ra mạnh mẽ mà không được kiểm soát, nồng độ NH3 trong nước sẽ tăng cao. Cũng như vậy việc cung cấp thức ăn quá nhiều hoặc thức ăn kém chất lượng sẽ dẫn đến lượng thức ăn dư thừa tích tụ trong nước. Thức ăn không được tôm tiêu thụ sẽ nhanh chóng phân hủy, tạo ra NH3.
  • Mật độ nuôi cao: Trong các trại tôm giống, vì tôm còn rất nhỏ nên mật độ tôm nuôi thường cao để tối ưu hóa diện tích và sản lượng. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến lượng chất thải hữu cơ nhiều hơn, đẩy nhanh quá trình tích tụ NH3 trong nước.
  • Thiếu hệ thống sục khí hoặc lưu thông nước: Nếu hệ thống sục khí hoặc lưu thông nước trong bể nuôi không được duy trì tốt, NH3 có thể tích tụ do thiếu oxy và quá trình chuyển hóa NH3 qua lại NH4+, thậm chí hình thành NO2 trong nước nuôi tôm giống.
  • Chất lượng nước cấp: Nước sử dụng để nuôi tôm giống nếu không được kiểm tra và xử lý kỹ lưỡng có thể chứa NH3 từ nguồn nước tự nhiên. Tại các trại giống chất lượng nước là một quy trình khá chặt chẽ, ít có thể bị lây nhiễm chéo tuy nhiên cũng không được chủ quan tại yếu tố này.
Khí NH3 trong quá trình nuôi tôm giống chủ yếu xuất phát từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ.

Trại tôm giống cần làm gì để kiểm soát NH3?

Để ngăn ngừa sự tích tụ của NH3 trong quá trình nuôi tôm giống, việc quản lý chất lượng nước là yếu tố then chốt. Thực hiện kiểm tra chất lượng nước thường xuyên để kịp thời phát hiện và điều chỉnh các thông số môi trường như pH, nhiệt độ và nồng độ oxy hòa tan. Đồng thời, đảm bảo hệ thống lọc và sục khí hoạt động hiệu quả để duy trì mức oxy hòa tan cao và giảm thiểu sự phân hủy của các chất hữu cơ trong nước. Xem thêm: 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm bà con cần biết>>>

Khi đo thấy nồng độ NH3, kiểm soát NH3 bằng cách điều chỉnh các yếu tố sau:

  • Thay nước: Nhanh chóng thay một phần nước trong bể nuôi để làm loãng nồng độ NH3. Tuy nhiên, cần lưu ý thay nước một cách từ từ để tránh gây sốc cho tôm.
  • Điều chỉnh pH: NH3 trở nên độc hơn khi pH nước cao. Kiểm tra pH và điều chỉnh nó về mức an toàn (thường từ 7.0-8.0) để giảm độc tính của NH3.
  • Giảm mật độ tôm: Nếu mật độ tôm quá cao, hãy di chuyển một phần tôm sang các bể khác để giảm áp lực về mật độ, giúp giảm lượng chất thải hữu cơ sinh ra trong bể nuôi.
  • Giảm lượng thức ăn: Điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp để tránh tình trạng dư thừa, vì thức ăn dư thừa là nguyên nhân chính dẫn đến sự tích tụ NH3. Đồng thời, sử dụng thức ăn chất lượng tốt, dễ tiêu hóa để giảm thiểu chất thải.
  • Sử dụng men vi sinh: Bổ sung các chế phẩm vi sinh giúp phân hủy NH3 như các vi khuẩn Bacillus, vi khuẩn nhóm Nitro có thể hỗ trợ quá trình chuyển hóa NH3 thành các dạng ít độc hơn.
  • Hệ thống lọc: Đảm bảo hệ thống lọc nước hoạt động hiệu quả để loại bỏ các chất thải hữu cơ và NH3 khỏi bể nuôi. Vệ sinh hoặc thay thế các bộ phận lọc nếu cần thiết để đảm bảo lưu thông nước tốt.
  • Theo dõi NH3: Liên tục theo dõi nồng độ NH3, pH và các chỉ số chất lượng nước khác để kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề ngay khi chúng phát sinh.
Quản lý chất nước là yếu tố then chốt để kiểm soát NH3 trong quá trình nuôi tôm giống, tăng cường sức khỏe tôm cho giai đoạn sau đó.

Kết hợp sử dụng men vi sinh Microbe-Lift để kiểm soát NH3 trong quá trình nuôi tôm giống

Các nhóm vi sinh vật có lợi trong men vi sinh Microbe-Lift được sản xuất chuyên cho ngành nuôi trồng thủy sản có khả năng phân hủy nhanh chóng các chất hữu cơ và chuyển hóa NH3 thành các chất ít độc hại. Việc sử dụng men vi sinh nên được thực hiện định kỳ và theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đạt hiệu quả tốt nhất. Men vi sinh có thể được sử dụng đồng thời với các biện pháp kiểm soát NH3 khác như thay nước, sục khí và quản lý thức ăn để đảm bảo môi trường nuôi tôm luôn ở trạng thái tốt nhất.

  • Quy trình chuyển hóa khí độc đúng cách với sự hoạt động hiệu quả của các chủng vi sinh vật với khả năng phân giải hoặc chuyển hóa từ dạng Amoniac (NH3) gây độc và dạng Nitrit (NO2) rất độc đối với tôm sang dạng ít ảnh hưởng (NO3) hoặc không có khả năng gây độc cho tôm (sự chuyển hóa là [NH3/NH4+ → NO2 → NO3]) với sản phẩm nổi bật là Microbe-Lift AQUA N1.
  • Bên cạnh đó dòng vi sinh cho xử lý nước nuôi chứa tổ hợp 13 chủng vi sinh chọn lọc, được nuôi cấy dạng lỏng hoạt động mạnh gấp 5 đến 10 lần vi sinh thông thường là Microbe-Lift AQUA C giúp xử lý và làm sạch nước ao nuôi, phân hủy chất bẩn từ thức ăn thừa, phân tôm tạo môi trường tốt cho tôm phát triển.
Trại tôm giống cần làm gì để kiểm soát NH3?
Sử dụng kết hợp Microbe-Lift AQUA N1 và Microbe-Lift AQUA C để kiểm soát NH3 trong quá trình nuôi tôm giống.

Ngoài ra nếu có nhu cầu hỗ trợ về các vấn đề liên quan quá trình nuôi tôm, bà con có thể liên hệ ngay đến BIOGENCY qua HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết nhé!

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chọn và thả tôm giống để tăng tỷ lệ sống