Bể kỵ khí bị tràn bùn theo nước đầu ra: Nguyên nhân và cách khắc phục

Bể kỵ khí bị tràn bùn hay lớp bùn bị chảy ra ngoài theo dòng thải là một trong những sự cố thường gặp khi vận hành hệ thống xử lý nước thải. Vậy nguyên nhân của sự cố này là gì? Và làm thế nào để khắc phục cũng như hạn chế sự cố xảy ra khi vận hành? Cùng BIOGENCY tìm hiểu ngay.

Bể kỵ khí bị tràn bùn theo nước đầu ra: Nguyên nhân và cách khắc phục

Nguyên nhân dẫn đến bể kỵ khí bị tràn bùn đầu ra

Bể kỵ khí UASB (Upflow Anaerobic Sludge Blanket) là một dạng bể ứng dụng khả năng phân hủy chất thải của các vi khuẩn kỵ khí. Vai trò chính của bể kỵ khí là xử lý các chất thải có nồng độ ô nhiễm cao (BOD > 4000 mg/l và COD > 5000 mg/). Các vi sinh vật kỵ khí có nhiệm vụ chuyển đổi chất ô nhiễm hữu cơ thành khí sinh học.

Tuy nhiên, vi khuẩn kỵ khí có tốc độ phát triển chậm, thời gian ổn định hiệu suất xử lý của bể UASB cũng chậm hơn rất nhiều so với bể hiếu khí Aerotank. Mặt khác đặc điểm thiết kế bể kỵ khí kín hoàn toàn nên việc theo dõi, phân tích các thông số vận hành cũng sẽ khác với bể hiếu khí. Khi bể kỵ khí bị tràn bùn đầu ra, nguyên nhân có thể là do:

– Vi sinh bị sốc tải:

Vi sinh sốc tải là hiện tượng phổ biến trong một hệ thống xử lý nước thải. Nguyên nhân có thể do tải lượng COD đầu vào vượt quá tải lượng thiết kế khiến hệ thống hoạt động hết công suất, các tuyến thu gom nhanh hỏng. Hoặc việc tải lượng thay đổi, COD thấp cũng là nguyên nhân khiến vi sinh sốc tải.

Bên cạnh đó, vi sinh vật sinh khí trong bể kỵ khí UASB rất nhạy cảm và bị ức chế bởi các hợp chất, hoá chất độc hại, chlorine, kim loại nặng,… Nếu hàm lượng các chất ức chế cao cũng góp phần tác động làm vi sinh sốc tải.

Bể kỵ khí bị tràn bùn theo nước đầu ra: Nguyên nhân và cách khắc phục
COD đầu vào vượt quá tải lượng thiết kế khiến bể kỵ khí hoạt động hết công suất.

– TSS, dầu mỡ nước thải đầu vào cao:

Khi hàm lượng TSS (chất rắn lơ lửng) trong nước thải đầu vào cao (> 200 mg/l) sẽ gây hiện tượng vô cơ hóa bùn hoạt tính. Bên cạnh đó, nếu trong nước thải đầu vào có hàm lượng dầu mỡ cao thì dễ làm giảm hiệu suất xử lý của bể, gây ra hiện tượng trương bùn, dễ gây trào bùn.

– Vận tốc nước dâng cao > 1.2 m/h:

Vận tốc nước dâng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả vận hành của bể UASB. Nếu không kiểm soát tốt vận tốc nước dâng ổn định trong mức cho phép, ngược lại cao > 1.2m/h thì rất dễ xảy ra sự cố tràn bùn, mất sinh khối, giảm mật độ vi khuẩn Methane hóa, giảm độ pH, độ kiềm carbonate, cũng như tăng nồng độ COD đầu ra do quá tải xử lý,…

Cách khắc phục tình trạng bể kỵ khí bị tràn bùn đầu ra

Khi bể kỵ khí bị tràn bùn đầu ra, nhà vận hành cần kiểm tra sự phân phối nước tại các điểm trong bể có đồng đều (đối với bể UASB, IC,…), bình tĩnh thực hiện các bước sau:

  • Ngưng nạp nước thải, vận hành bơm nội tuần hoàn bể kỵ khí cho đến khi hết tràn bùn thì sẽ nạp nước thải bình thường.
  • Tăng hiệu suất xử lý giai đoạn tiền xử lý như hóa lý, DAF.
  • Bổ sung men vi sinh kỵ khí để phục hồi.
  • Giảm lưu lượng nạp vào bể, thay đổi vận tốc nước dâng ở mức phù hợp (0.3 – 1.2 m/h).
  • Phân tích mẫu nước, quy trình vận hành trong thời điểm sự cố, đầu vào có hóa chất hay chất độc hại nào không, nếu có cần lập tức xử lý.
Bể kỵ khí bị tràn bùn theo nước đầu ra: Nguyên nhân và cách khắc phục
Duy trì vận tốc nước dâng trong quá trình vận hành hệ thống.

Men vi sinh giúp tăng hiệu suất xử lý của bể kỵ khí, giảm thiểu sự cố khi vận hành

Để tăng hiệu suất xử lý của bể kỵ khí, hạn chế tình trạng tràn bùn cũng như một số sự cố trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải, nhà vận hành có thể bổ sung 2 dòng men vi sinh từ Microbe-Lift bao gồm: Microbe-Lift SAMicrobe-Lift BIOGAS.

Bể kỵ khí bị tràn bùn theo nước đầu ra: Nguyên nhân và cách khắc phục
Microbe-Lift SA – Men vi sinh được nghiên cứu thiết kế đặc biệt để đẩy nhanh quá trình xử lý bùn, giảm bùn rõ rệt.
Bể kỵ khí bị tràn bùn theo nước đầu ra: Nguyên nhân và cách khắc phục
Microbe-Lift BIOGAS – Men vi sinh xử lý nước thải có hàm lượng BOD, COD, TSS rất cao tới hàng ngàn mg/l.

Ưu điểm của men vi sinh Microbe-Lift:

  • Hoạt tính cao, khả năng phân huỷ cao gấp 5-10 lần vi sinh thường, sử dụng tốt kể cả ở nước thải có nồng độ chất hữu cơ cao.
  • Phân huỷ được các chất hữu cơ khó phân huỷ như Benzene-, Toluene- hay Xylene- (BTX).
  • Giảm được hiện tượng vi sinh chết do sốc tải, phục hồi nhanh hệ thống sau sự cố.
  • Vi sinh có khả năng thích nghi tốt, hoạt động được trong điều kiện độ mặn đến 4%.
  • Dạng lỏng, kích hoạt nhanh, không cần ngâm ủ trước.

Cách sử dụng men vi sinh Microbe-Lift vô cùng đơn giản, an toàn, về liều lượng sẽ tùy thuộc vào từng hệ thống. Đội ngũ kỹ sư BIOGENCY sẽ hướng dẫn nhà vận hành cụ thể từ bổ sung đến duy trì hàng tuần. Nếu quan tâm đến sự cách sử dụng men vi sinh Microbe-Lift xử lý sự cố bể kỵ khí bị tràn bùn bạn vui lòng liên hệ HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ tư vấn chi tiết.

>>> Xem thêm: [BIOGENCY] Giải pháp: Tăng hiệu suất bể kỵ khí hệ thống xử lý nước thải chế biến thực phẩm

Trả lời