Giảm xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản

Bà con hoàn toàn có thể chủ động giảm thiểu thời gian, công sức và chi phí xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản sau mỗi vụ nuôi bằng việc áp dụng một số phương pháp trong quá trình nuôi trồng.

Giảm xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản

Khó khăn trong xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản

Nước thải nuôi trồng thủy sản là nguồn nước thải sau khi thu hoạch tôm, cá,… thường có mùi hôi thối, chứa lượng lớn các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng (Nitơ, Phospho), tồn dư kháng sinh, thuốc trị bệnh, các chất lơ lửng (TSS) và nhóm các vi sinh Coliforms,.. khiến chỉ số ô nhiễm BOD5, COD, H2S,… tăng nhanh còn lượng oxy trong nước giảm.

Vì vậy, nước thải ao tôm cần được xử lý trước khi tái sử dụng nếu không sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước cấp, làm ô nhiễm môi trường ao nuôi, tăng nguy cơ lây lan, bùng dịch bệnh. Trường hợp xả thải sẽ gây hại cho các sinh vật khác, gây ô nhiễm trực tiếp cho nguồn nước ngầm, nước mặt và gián tiếp ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân khu vực xung quanh khu vực.

Tuy nhiên trên thực tế, công tác xử lý nước thải nuôi trồng thuỷ sản hiện nay vẫn chưa được chú trọng. Để xử lý nước thải thuỷ sản cần xây dựng hệ thống ao xử lý, đặc biệt với sự phát triển nhanh chóng của các mô hình nuôi trồng thuỷ sản mật độ cao, tình trạng lạm dụng kháng sinh, hoá chất, thức ăn công nghiệp,… lượng nước thải có mức độ ô nhiễm cao, điều này đòi hỏi người vận hành có chuyên môn, áp dụng quy trình xử lý phù hợp, ứng dụng công nghệ cao đáp ứng hiệu suất xử lý nước thải lớn, hiệu quả triệt để.

Đây cũng là lý do kiến nhiều vùng nuôi trồng tập trung ở nhiều tỉnh không có hệ thống xử lý đạt chuẩn theo quy định hoặc tự ý xả trực tiếp ra kênh, mương dẫn nước chung gây nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Giảm xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản
Nước xả thải từ hàng trăm hộ nuôi tôm xả thải tại An Hải, huyện Ninh Phước, Bình Thuận. (ảnh: Báo Tuổi trẻ)

>>> Xem thêm: Quy trình xử lý nước thải nuôi tôm đang được áp dụng trong hệ tuần hoàn RAS

Giải pháp giúp giảm xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản hiệu quả

Bà con hoàn toàn có thể chủ động giảm thiểu thời gian, công sức và chi phí xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản sau mỗi vụ nuôi bằng việc có kế hoạch nuôi trồng khoa học ngay từ khi bắt đầu. Dưới đây là một vài giải pháp giúp bà con quản lý nước thải trang trại nuôi trồng.

– Thiết lập chế độ ăn tốt hơn:

Nếu trang trại của bà con có tải trọng hữu cơ cao thì việc đầu tiên cần xem xét chế độ cho ăn. Vì hầu hết các chất hữu cơ được tạo ra trong ao là từ thức ăn thủy sản nên chất lượng và chế độ ăn ảnh hưởng trực tiếp đến lượng chất hữu cơ trong nước. Để giảm lượng chất dinh dưỡng dư thừa, bà con nên sử dụng thức ăn chất lượng, hoà tan chậm cùng phương pháp cho ăn phù hợp, đúng thời điểm, đúng lượng.

Giảm xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản
Lượng chất thải hữu cơ lớn trong ao đến từ thức ăn dư thừa của vật nuôi.

– Sử dụng ao lắng:

Để giảm chất rắn lơ lửng trong nước thải thì sử dụng ao lắng là một trong những cách hiệu quả. Nước thải từ ao thương phẩm được chuyển sang ao lắng, sau khi lắng một thời gian nước trong bên trên được xả ra ngoài, giảm tới 90% chất rắn lơ lửng. Kích thước ao lắng sẽ chiếm 10-15% kích thước ao thương phẩm.

– Nuôi ghép:

Bà con có thể nuôi ghép tôm với cá rô phi, rong biển, cá măng, những loài này sẽ hấp thụ chất thải của vật nuôi hiệu quả. Hoặc bà con cũng có thể sử dụng rừng ngập mặn để xử lý nước thải nuôi trồng thuỷ sản thông qua khả năng hấp thụ và sử dụng các chất dinh dưỡng, hữu cơ từ các hoạt động nuôi trồng.

– Sử dụng vi sinh làm sạch nước ao:

Trước khi xả nước, người nuôi có thể bổ sung men vi sinh vào ao sau xử lý để chúng hoạt động như chất xử lý sinh học. Sản phẩm men vi sinh có chứa các chủng vi khuẩn như Bacillus, Pseudomonas, Acinetobacter, Cellulomonas, Rhodopseudomonas, Nitrosomonas và Nitrobacter tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân hủy nhanh chóng các hợp chất hữu cơ khác nhau trong nước và giảm tải trọng hữu cơ. Vi khuẩn sẽ đồng thời cạnh tranh với mầm bệnh cơ hội và ức chế sự phát triển của chúng, ngăn chặn sự lây lan của mầm bệnh sang vùng nuôi xung quanh.

Bà con có thể tham khảo bộ đôi men vi sinh Microbe-Lift AQUA CMicrobe-Lift AQUA SA để đạt hiệu quả xử lý nước thải ao nuôi tối đa. Trong đó:

  • Men vi sinh Microbe-Lift AQUA C có vai trò phân hủy chất bài tiết và thức ăn thừa của tôm cá, xử lý và làm sạch nước ao nuôi.
  • Men vi sinh Microbe-Lift AQUA SA sẽ gia tăng quá trình phân hủy của lớp bùn đáy, tăng tốc độ phân hủy bề mặt của lớp váng cứng và các chất hữu cơ khó phân hủy, giảm các khí độc sinh ra từ bùn đáy.
Giảm xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản
Bộ đôi Microbe-Lift AQUA C và Microbe-Lift AQUA SA giúp xử lý nước nuôi trồng thủy sản hiệu quả.

Ưu điểm của sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift là khả năng xử lý vượt trội nhờ chứa các chủng vi sinh chuyên biệt được phân lập cho hoạt tính cao, gấp 5-10 lần vi sinh thường. Các chủng vi sinh có khả năng thích nghi tốt các môi trường ao, kể cả ao nuôi có độ mặn cao đến 40 ‰ (khoảng 4%).

Về cách sử dụng bộ đôi Microbe-Lift AQUA C và Microbe-Lift SA khá đơn giản, liều lượng tùy thuộc vào thời điểm, quy mô cũng như tình hình thực tế của ao. Men vi sinh giúp bà con giảm thải chất thải hữu cơ, hạn chế hình thành bùn đáy, tăng tỷ lệ sống cho vật nuôi, tiết kiệm chi phí thức ăn, nạo vét đáy ao. Đồng thời khi môi trường ao sạch cho phép bà con thả với mật độ cao hơn, tăng sản lượng thu hoạch từ 30 – 50%.

Như vậy nếu chủ động có phương án nuôi trồng khoa học ngay từ ban đầu bà con hoàn toàn có thể giảm được chi phí, công sức và thời gian xử lý nước thải nuôi trồng thuỷ sản. Nếu quan tâm đến sản phẩm men vi sinh hay có bất cứ băn khoăn nào bà con có thể liên hệ ngay cho BIOGENCY qua HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ.

>>> Xem thêm: Giải pháp 5G từ BIOGENCY – An toàn và hiệu quả cho ao nuôi tôm

Trả lời