Nên diệt khuẩn ao nuôi tôm vào ban ngày hay ban đêm?

Diệt khuẩn ao nuôi tôm là một việc quan trọng để duy trì môi trường ao nuôi sạch sẽ, nhờ đó đảm bảo an toàn sức khỏe cho tôm. Diệt khuẩn ao nuôi tôm đúng cách sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây hại, qua đó giúp tôm tăng trưởng và phát triển tốt hơn. Diệt khuẩn cần phải được thực hiện đúng thời điểm để không gây ảnh hưởng đến tôm. Vậy nên diệt khuẩn ao nuôi tôm vào ban ngày hay ban đêm? Hãy cùng BIOGENCY tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

Nên diệt khuẩn ao nuôi tôm vào ban ngày hay ban đêm?

Nên diệt khuẩn ao nuôi tôm vào ban ngày hay ban đêm?

– Thời điểm tốt nhất để diệt khuẩn ao nuôi tôm

Trước khi nuôi tôm, việc diệt khuẩn ao nuôi, nước ao nuôi và các vật dụng dùng trong nuôi tôm (quạt, vỉ oxy,…) là cần thiết để loại bỏ được các mầm bệnh từ các vụ nuôi trước. Lựa chọn thời điểm diệt khuẩn trong ao nuôi rất quan trọng vì khi diệt khuẩn không đúng thời điểm sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm.

Thời gian tốt nhất để diệt khuẩn thường là buổi sáng sớm hay buổi tối muộn, lúc này ánh nắng mặt trời không quá mạnh. Khi diệt khuẩn vào 2 thời điểm trên sẽ giúp giảm nguy cơ tác động tiêu cực của ánh nắng mặt trời và nhiệt độ cao đối với các chất diệt khuẩn, cũng như giảm nguy cơ cho sức khỏe của tôm. Buổi sáng sớm hoặc buổi tối muộn cũng là thời điểm mà tôm ít hoạt động hơn, khi diệt khuẩn vào buổi sáng sớm hoặc tối muộn sẽ giúp các chất diệt khuẩn phân tán đồng đều hơn trong ao nuôi mà không gây quá nhiều ảnh hưởng đến tôm.

Nên diệt khuẩn ao nuôi tôm vào ban ngày hay ban đêm?
Thời gian tốt nhất để diệt khuẩn ao nuôi tôm thường là buổi sáng sớm hay buổi tối muộn.

– Diệt khuẩn ao nuôi tôm trong từng giai đoạn

Ngoài yếu tố thời gian bà con cũng cần xem xét thêm các yếu tố khác như: thời tiết, tình trạng nước ao nuôi,… Luôn đảm bảo rằng quy trình diệt khuẩn phải được thực hiện một cách cẩn thận và đảm bảo an toàn cho cả tôm.

Nên diệt khuẩn ao nuôi tôm vào ban ngày hay ban đêm?
Xem xét các yếu tố khác để thực hiện quy trình diệt khuẩn ao nuôi tôm hiệu quả.

Bên cạnh thời điểm diệt khuẩn, để hạn chế rủi ro khi nuôi tôm, người nuôi nên diệt khuẩn thường xuyên. Có 3 giai đoạn cần lưu ý khi diệt khuẩn là:

  • Diệt khuẩn giai đoạn chuẩn bị thả giống: Ở giai đoạn này chủ yếu là bơm nước vào ao qua màn lọc để giảm bớt trứng và các ấu trùng mang mầm bệnh vào ao. Chạy quạt nước 5-7 ngày để các trứng và ấu trùng nở, sau đó mới tiến hành diệt khuẩn ao nuôi tôm bằng thuốc diệt khuẩn và sát trùng nước. Xem thêm: Hướng dẫn chọn và thả tôm giống để tăng tỷ lệ sống>>>
  • Diệt khuẩn giai đoạn tôm nhỏ đến khi tôm được 45 ngày tuổi: Giai đoạn này là giai đoạn tôm khá nhạy cảm với môi trường, và thức ăn ở giai đoạn này chủ yếu là thực vật phù du. Chính vì thế, BIOGENCY khuyến cáo bà con không nên diệt khuẩn ao nuôi tôm vào giai đoạn này để tránh gây sốc tôm và làm tôm chết đi.
  • Diệt khuẩn giai đoạn tôm 45 ngày tuổi đến khi thu hoạch: Đây là giai đoạn tôm đã lớn, cũng đã bớt nhạy cảm hơn và có sức chống chịu cao hơn so với giai đoạn trước nhưng bà con cũng nên hạn chế sử dụng thuốc diệt khuẩn bừa bãi để tránh gây ảnh hưởng đến tôm.

Những điều cần lưu ý khi diệt khuẩn ao nuôi tôm

Việc tạo ra một môi trường nuôi tôm không bị nhiễm khuẩn là mục tiêu hàng đầu của rất nhiều bà con nuôi tôm. Bởi khả năng kiểm soát khuẩn trong ao đóng vai trò quyết định đối với sự thành công của ngành công nghiệp nuôi tôm. Khuẩn trong ao nuôi gây ra rất nhiều vấn đề, từ suy giảm sản xuất đến thất thoát tài sản và nặng nhất là gây ảnh hưởng đến sản phẩm cuối cùng. Tuy nhiên, bà con nên tuân thủ những lưu ý dưới đây để tránh gây ảnh hưởng đến tôm:

– Lựa chọn phương pháp diệt khuẩn phù hợp

Để diệt khuẩn ao nuôi tôm hiệu quả và vẫn đảm bảo được tính an toàn, bà con nuôi tôm cần lưu ý lựa chọn phương pháp diệt khuẩn phù hợp dựa trên:

  • Giai đoạn phát triển của tôm: Mỗi giai đoạn phát triển của tôm đều có nhu cầu và sức chịu đựng khác nhau đối với từng biện pháp khác nhau. Giai đoạn tôm còn nhỏ cần được bảo vệ sẽ khác với giai đoạn tôm trưởng thành. Vì vậy nên lựa chọn thời điểm diệt khuẩn cho phù hợp tránh gây ảnh hưởng đến tôm.
  • Xác định nguyên nhân gây ô nhiễm: Nắm rõ nguyên nhân ao nuôi gặp vấn đề sẽ giúp bà con lựa chọn được phương pháp diệt khuẩn hiệu quả nhất. Nếu ao nuôi bị nhiễm khuẩn, bà con có thể diệt khuẩn, khi diệt khuẩn cần lựa chọn các loại hóa chất diệt khuẩn phù hợp để ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn có hại mà không gây ảnh hưởng đến vi khuẩn có lợi và môi trường ao nuôi. Ao nuôi nhiều tảo bà con nên sử dụng các chế phẩm sinh học để diệt tảo.
  • Tham khảo ý kiến chuyên gia: Nếu bà con không chắc chắn về các phương pháp diệt khuẩn thì nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia để lựa chọn được phương pháp diệt khuẩn tốt nhất cho ao nuôi của mình. Sau khi diệt khuẩn ao nuôi tôm, bà con cần quản lý ao và chăm sóc ao nuôi tốt để đảm bảo cho sức khỏe của tôm.

– Sử dụng hóa chất diệt khuẩn an toàn và hiệu quả

Phương pháp sử dụng hóa chất để diệt khuẩn ao nuôi tôm đã trở nên rất phổ biến. Nhưng để đảm bảo được an toàn và hiệu quả, cần lưu ý:

  • Lựa chọn nơi bán hóa chất uy tín: Ngày nay, trên thị trường có rất nhiều công ty bán hóa chất diệt khuẩn, bà con nên lựa chọn công ty uy tín, có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo rằng sản phẩm đó được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản
  • Tuân thủ theo liều lượng và hướng dẫn sử dụng: Tránh việc lạm dụng thuốc diệt khuẩn, chỉ diệt khuẩn khi thực sự cần thiết và tuân thủ theo liều lượng của nhà sản xuất để đảm bảo hiệu quả cho tôm và môi trường nuôi tôm.
  • Có biện pháp bảo hộ an toàn: Khi diệt khuẩn, bà con cần tuân thủ các biện pháp bảo hộ lao động như: đeo khẩu trang, găng tay, ủng,.. để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

– Theo dõi chất lượng nước sau khi diệt khuẩn

Sau khi diệt khuẩn cần thường xuyên kiểm tra các chỉ số trong ao như: pH, oxy hòa tan, độ mặn,… để đảm bảo môi trường nước ổn định cho tôm. Bên cạnh đó, cần theo dõi sức khỏe tôm chặt chẽ để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và có biện pháp xử lý kịp thời.

– Áp dụng các biện pháp phòng ngừa

Lựa chọn nguồn tôm giống khỏe mạnh từ các cơ sở cung cấp uy tín, kiểm tra sức khỏe tôm thường xuyên, quản lý ao nuôi hợp lý bằng cách cung cấp thức ăn đầy đủ, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm, vệ sinh ao nuôi định kỳ, bổ sung chế phẩm sinh học và Vitamin C vào ao nuôi,…

Cách để diệt khuẩn hiệu quả và an toàn nhất là bổ sung lượng lớn các vi khuẩn có lợi vào ao để chúng cạnh tranh với các khuẩn hại và kiểm soát tình trạng ao nuôi. Ngoài việc cạnh tranh, các khuẩn lợi còn giúp cải thiện sự cân bằng sinh học trong ao và giảm nguy cơ nhiễm khuẩn bởi các khuẩn hại. Bà con có thể sử dụng các chế phẩm sinh học chứa chủng Bacillus để diệt khuẩn, các chủng Bacillus thường tạo ra các enzyme và chất sinh học giúp hủy bỏ các chất hữu cơ trong ao, cải thiện chất lượng nước và giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.

Sau khi diệt khuẩn nên bổ sung vào ao nuôi lượng lớn vi sinh để cân bằng hệ sinh thái ao nuôi và xử lý lại nước ao. Bà con có thể tham khảo men vi sinh xử lý nước Microbe-Lift AQUA C đến từ thương hiệu giải pháp sinh học BIOGENCY. Đây là loại men chuyên làm sạch nước giúp xử lý và làm sạch nước ao nuôi, phân hủy chất bẩn từ thức ăn thừa, phân tôm, tảo tàn,… nhờ chứa 13 chủng vi sinh chọn lọc, được nuôi cấy dạng lỏng hoạt động mạnh gấp 5 đến 10 lần so với các dạng vi sinh thông thường khác.

Nên diệt khuẩn ao nuôi tôm vào ban ngày hay ban đêm?
Bổ sung vào ao nuôi lượng lớn vi sinh để cân bằng hệ sinh thái ao nuôi, giúp mang lại vụ nuôi thành công.

Diệt khuẩn ao nuôi tôm cần được thực hiện đúng phương pháp và đúng thời điểm để mang lại hiệu quả tốt nhất. Mọi thắc mắc về diệt khuẩn cũng như các vấn đề khác, bà con có thể liên hệ theo số HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời. BIOGENCY kính chúc bà con có một vụ mùa bội thu!

>>> Xem thêm: Các chất diệt khuẩn ao nuôi tôm và cách sử dụng đúng

Trả lời