Chỉ số TAN là gì? Lý do cần kiểm soát TAN trong ao tôm

Trong nuôi tôm thâm canh, kiểm soát chất lượng nước là yếu tố sống còn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tốc độ sinh trưởng của tôm. Một trong những chỉ tiêu quan trọng thường được theo dõi chính là chỉ số TAN. Đây là chỉ số có thể gây độc cho tôm nếu vượt ngưỡng cho phép. Vậy chỉ số TAN là gì và tại sao cần kiểm soát nghiêm ngặt chỉ số TAN trong ao nuôi tôm?

Chỉ số TAN là gì? Lý do cần kiểm soát TAN trong ao tôm

Chỉ số TAN trong ao nuôi tôm là gì?

TAN là viết tắt của Total Ammonia Nitrogen (tổng hàm lượng Nitơ dạng Amonia), bao gồm hai dạng tồn tại trong nước:

  • Amoniac không ion hóa (NH₃) – dạng độc với tôm.
  • Amoni ion hóa (NH₄⁺) – dạng ít độc hơn.

Công thức: TAN = [NH₃] + [NH₄⁺]

Khi đo chỉ số TAN, người nuôi đang đo tổng lượng Nitơ có trong cả hai dạng nói trên. Tuy nhiên, độc tính thực sự phụ thuộc vào tỉ lệ NH₃ – và tỉ lệ này bị ảnh hưởng bởi pH và nhiệt độ trong nước ao.

Chỉ số TAN hình thành như thế nào?

TAN là sản phẩm cuối cùng của quá trình phân hủy chất hữu cơ trong ao:

  • Phân tôm và thức ăn dư thừa bị phân hủy bởi vi khuẩn dị dưỡng.
  • Protein và các hợp chất chứa nitơ bị chuyển hóa thành Amonia (NH₃/NH₄⁺).

Nếu không được xử lý hiệu quả, lượng TAN sẽ tích tụ ngày càng cao, đặc biệt trong các hệ thống nuôi tôm thâm canh, mật độ cao, cho ăn nhiều. NH₃/NH₄⁺ khi đó sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành NO2 là một chất cực độc cho tôm ngay cả khi nồng độ rất thấp.

Chỉ số TAN tồn tại trong nước nhanh chóng chuyển hóa thành NO2 gây độc cho tôm.
Chỉ số TAN tồn tại trong nước nhanh chóng chuyển hóa thành NO2 gây độc cho tôm.

Mối liên hệ giữa chỉ số TAN, pH và nhiệt độ

Độc tính của TAN phụ thuộc chủ yếu vào pH và nhiệt độ:

  • Khi pH tăng (đặc biệt >8.5): tỷ lệ NH₃ (dạng độc) tăng cao.
  • Khi nhiệt độ nước tăng (đặc biệt >30°C): tỷ lệ NH₃ cũng tăng.

Ví dụ: Ở 30°C và pH = 8.5, khoảng 10% TAN có thể ở dạng NH₃ – đủ để gây chết tôm nếu TAN cao.

Do đó, một ao nuôi có chỉ số TAN thấp nhưng pH và nhiệt độ cao vẫn có thể gây nguy hiểm cho tôm.

Lý do cần kiểm soát chỉ số TAN trong ao tôm

– TAN khiến tôm yếu đi

Khi TAN trong nước vượt ngưỡng cho phép (thường >1 mg/L), tôm có thể gặp các vấn đề:

  • Tôm lờ đờ, ăn yếu, giảm tăng trưởng.
  • Ảnh hưởng đến chức năng hô hấp, gây tổn thương mang do NH₃ đi qua mô mang.
  • Làm giảm khả năng miễn dịch, khiến tôm dễ nhiễm bệnh.
  • Tăng tỷ lệ hao hụt, đặc biệt trong giai đoạn nước có pH cao.

Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của tôm – tôm giống và tôm lột xác đặc biệt nhạy cảm với TAN.

– TAN tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển

Một môi trường nước có TAN cao thường kéo theo:

  • Tăng mật độ vi khuẩn có hại như Vibrio spp.
  • Làm mất cân bằng hệ vi sinh vật có lợi trong ao.
  • Hình thành lớp bùn đáy dày, gây ô nhiễm ao, sản sinh thêm NH₃, H₂S.

Đây là nguyên nhân sâu xa dẫn đến bệnh phân trắng, gan tụy, EMS… gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi.

– TAN ảnh hưởng đến năng suất và chi phí sản xuất

Nếu không kiểm soát tốt TAN:

  • Người nuôi phải thay nước liên tục → tăng chi phí vận hành.
  • Tôm chậm lớn, kéo dài thời gian nuôi → tăng chi phí thức ăn, quản lý.
  •  Tăng tỷ lệ hao hụt, giảm năng suất cuối vụ.
  • Ảnh hưởng đến chất lượng tôm thương phẩm .

Trong khi đó, kiểm soát TAN hiệu quả giúp:

  • Giữ ổn định chất lượng nước
  • Tạo điều kiện cho tôm tăng trưởng tốt
  • Tối ưu hiệu quả sử dụng thức ăn và giảm chi phí

Cách kiểm soát chỉ số TAN hiệu quả trong suốt quá trình nuôi tôm

Để giảm thiểu rủi ro từ TAN, người nuôi cần chủ động thực hiện các biện pháp sau:

– Kiểm soát lượng thức ăn và quản lý chất thải:

  • Không cho ăn dư thừa, đảm bảo khẩu phần phù hợp với nhu cầu thực tế của tôm.
  • Sử dụng máy cho ăn tự động hoặc kiểm tra nhá thường xuyên.
  • Hút đáy, xi phông định kỳ để loại bỏ phân tôm, thức ăn thừa.

– Duy trì pH và nhiệt độ ổn định:

  • Giữ pH trong khoảng 7.5–8.3, tránh tăng đột ngột vào buổi trưa.
  • Quản lý độ sâu ao và che chắn ao khi nhiệt độ quá cao để hạn chế bốc hơi và tăng nhiệt.

– Sử dụng chế phẩm sinh học (men vi sinh):

  • Bổ sung vi sinh xử lý đáy định kỳ để phân hủy chất thải hữu cơ nhanh chóng.
  • Sử dụng vi sinh xử lý nước chứa vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter – giúp chuyển hóa NH₃/NH₄⁺  → NO₂⁻ → NO₃⁻ (quá trình Nitrat hóa).
  • Một số sản phẩm còn kết hợp vi sinh dị dưỡng và quang dưỡng, giúp khống chế TAN và cải thiện màu nước hiệu quả.
Gợi ý bộ sản phẩm vi sinh nhập khẩu nguyên đai nguyên kiện từ Mỹ.
Gợi ý bộ sản phẩm vi sinh nhập khẩu nguyên đai nguyên kiện từ Mỹ.
  • Tăng cường hệ vi sinh ổn định và lâu dài:
    + Tạo nền vi sinh ổn định ngay từ đầu vụ nuôi (sử dụng men vi sinh trước khi thả giống và duy trì ngay cả khi đo chỉ số TAN thấp).
    + Không lạm dụng hóa chất diệt khuẩn, tránh làm chết vi sinh có lợi.

Chỉ số TAN là một trong những chỉ số cảnh báo quan trọng về tình trạng ô nhiễm hữu cơ và chất lượng nước trong ao nuôi tôm. Việc kiểm soát TAN không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe và tăng trưởng của tôm, mà còn là yếu tố then chốt trong việc tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Đừng để chỉ số TAN trở thành “kẻ giết thầm lặng” trong ao tôm của bạn! Hãy chủ động kiểm tra, quản lý và sử dụng giải pháp sinh học hiệu quả để kiểm soát TAN từ gốc rễ. Liên hệ ngay BIOGENCY qua HOTLINE 0909 538 514 nếu bà con cần hỗ trợ thêm.

>>> Xem thêm: Đáy ao tôm dơ: Nguyên nhân và cách xử lý

Để lại một bình luận