Giải quyết “nỗi đau” của nhà máy xử lý nước thải chế biến mủ cao su thiên nhiên bằng men vi sinh Microbe-Lift

Nước thải chế biến mủ cao su chứa nhiều chất ô nhiễm, rất cần được xử lý cẩn thận trước khi xả thải ra môi trường. Vì sao mặc dù đã có công nghệ xử lý nước thải chế biến mủ cao su nhưng nhiều nhà máy vẫn gặp nhiều vấn đề trong quá trình xử lý? Và làm cách nào để khắc phục được những vấn đề này?

xử lý nước thải chế biến mủ cao su

Ô nhiễm từ nước thải chế biến mủ cao su

Việc xả nước thải chế biến mủ cao su thiên nhiên trực tiếp ra môi trường nếu không có biện pháp xử lý thích hợp sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cân bằng sinh thái.

Nước thải của quá trình chế biến mủ đặc từ mủ nước là nguồn gây ô nhiễm nặng nhất so với quá trình chế biến cao su khối và cao su hỗn hợp do chứa nhiều hạt cao su chưa đông tụ và mùn bã hữu cơ.

Nếu quy trình này bao gồm chế biến mủ tách béo, đặc tính của nước thải là có tính axit cao và có hàm lượng sunfat cao.

Tuy nhiên, nước thải sinh ra từ quá trình chế biến cao su nguyên khối thì ít ô nhiễm hơn vì nó bắt nguồn chủ yếu từ quá trình ngâm và rửa mủ tạp. Nước thải này chỉ chứa các chất ít độc hại hơn như lá cây, cát, sỏi, đất, v.v. và giá trị pH của nó là trung tính.

Nước thải từ quá trình chế biến mủ cao su thiên nhiên chứa nhiều chất ô nhiễm nặng

Hình 1. Nước thải từ quá trình chế biến mủ cao su thiên nhiên chứa nhiều chất ô nhiễm nặng.

Trong quá trình chế biến mủ SVR và RSS từ mủ nước, nước thải được thải ra ở các bước xử lý khác nhau như trộn, đông tụ và sản xuất cơ khí. Nước thải này có tính axit cao do lượng axit còn lại được sử dụng cho mủ đông tụ cũng như nồng độ cao của các hạt mủ chưa đông tụ.

“Nỗi đau” của nhà máy xử lý nước thải chế biến mủ cao su thiên nhiên

Hiện nay có rất nhiều công nghệ xử lý nước thải chế biến mủ cao su, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như:

  • Hiệu quả công nghệ thấp. Ví dụ, quy trình gạn lọc thông thường thường quá tải, do đó hàm lượng các hạt cao su chưa đông tụ trong nước thải rất cao, gây khó khăn cho quá trình xử lý sau. Ngoài ra, các công nghệ bao gồm UASB, bùn hoạt tính, mương oxy hóa, vv không đủ khả năng để loại bỏ hoàn toàn các chất ô nhiễm chứa Nitơ. Nhìn chung, các nhà máy chế biến cao su chưa đầu tư tốt công nghệ mới để có chất lượng nước thải tốt hơn.
  • Hầu như tổng Nitơ và Amoniac chưa được xử lý hoàn toàn.
  • Vi sinh thường chết do nồng độ chất hữu cơ cao.
  • Chi phí hóa chất và điện ở công đoạn đông tụ mủ rất cao (xấp xỉ 500.000 đồng / tấn sản phẩm cao su).
  • Chất lượng đầu ra của nước thải chế biến cao su phải đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 01:2015/ BTNMT).

Xử lý nước thải đạt chuẩn trước khi xả ra môi trường là “nỗi đau” lớn nhất của nhà máy chế biến mủ cao su thiên nhiên.

Hình 2. Xử lý nước thải đạt chuẩn trước khi xả ra môi trường là “nỗi đau” lớn nhất của nhà máy chế biến mủ cao su thiên nhiên.

  • Nồng độ đầu ra của COD, BOD, Nitơ (tổng N, N-NH3) và SS (chất rắn lơ lửng) vẫn cao hơn tiêu chuẩn thực tế.
  • Nhìn chung, công suất xử lý thực tế của nước thải chế biến cao su thiên nhiên tại hầu hết các nhà máy đều vượt công suất thiết kế ban đầu. Do đó, giai đoạn khởi động kéo dài, nước thải đầu ra không đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
  • Việc vận hành, bảo dưỡng định kỳ các công đoạn xử lý chưa được coi trọng nên hiệu quả của toàn hệ thống xử lý nước thải còn thấp.

Giải quyết “nỗi đau” của nhà máy xử lý nước thải chế biến mủ cao su bằng cách bổ sung men vi sinh Microbe-Lift

Để giải quyết những “nỗi đau” trên, có một giải pháp hiệu quả lâu dài và tiết kiệm chi phí cho các trạm xử lý nước thải chế biến mủ cao su thiên nhiên là bổ sung những chủng vi sinh vật có lợi và khỏe mạnh nhất vào cụm bể xử lý sinh học. Sản phẩm được tin dùng và phổ biến nhất là men vi sinh Microbe-Lift.

Sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift nhập khẩu Mỹ giúp giải quyết triệt để “nỗi đau” của nhà máy chế biến mủ cao su thiên nhiên

Hình 3. Sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift nhập khẩu Mỹ giúp giải quyết triệt để “nỗi đau” của nhà máy chế biến mủ cao su thiên nhiên.

Men vi sinh Microbe-Lift giúp giải quyết triệt để các “nỗi đau” như:

  • Tăng cường hiệu suất của quá trình xử lý kỵ khí và hiếu khí lên tối đa 85%.
  • Xử lý hoàn toàn nồng độ Nitơ Amonia lên tới 99%.
  • Hệ vi sinh hoạt động ổn định, chống chịu được các sự cố sốc tải, vượt công suất, …
  • Nước thải sau xử lý đạt QCVN 01:2015/ BTNMT.
  • Tiết kiệm chi phí vận hành, nhân công, …

Nguồn: Situation of wastewater treatment of natural rubber latex processing in the Southeastern region, Vietnam (Nguyen, Nhu Hien*; Luong, Thanh Thao)

—–

Liên hệ Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết về dòng men vi sinh Microbe-Lift IND cũng như các giải pháp sinh học xử lý nước thải chế biến mủ cao su hiệu quả.

>> Xem thêm: Tính chất nước thải ngành chế biến mủ cao su