Tính chất nước thải ngành chế biến mủ cao su

Đặc điểm của nước thải chế biến mủ cao su thuộc rất nhiều vào quy trình chế biến mủ như thế nào (mủ đông hay mủ nước). Chất ô nhiễm bị tác động nhiều nhất là BOD và COD. Cùng Biogency tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Nước thải chế biến mủ cao su

Nguồn gốc nước thải chế biến mủ cao su

Mủ cao su sau khi được thu hoạch ở vườn cây, tùy vào đơn vị thu mua thì người thu hoạch sẽ bảo quản nguyên liệu theo những cách khác nhau. Nhưng về cơ bản thì có hai cách chế biến để bảo quản đó là mủ nước (kháng đông bằng hóa chất) và mủ đông (đông tự nhiên). Nước thải cũng phát sinh từ đây.

Quy trình chế biến mủ cao su

Hình 1. Quy trình chế biến mủ cao su.

– Quy trình chế biến mủ đông:

Quy trình chế biến mủ đông (mủ chén, dây…) chủ yếu tạo ra thành phẩm là SV10, SV20. Trong quá trình sản xuất hầu như không sử dụng hóa chất gì, nước thải chủ yếu từ quá trình rửa.

Mủ chén nguyên liệu

Hình 2. Mủ chén nguyên liệu.

– Quy trình chế biến mủ nước:

Quy trình chế biến mủ nước, tùy thuộc vào thành phẩm mà chia ra các quy trình khác nhau:

  • Quy trình sản xuất SVR 3L, SVR CV 50, 60, mủ tờ RSS: Các hóa chất là NH3 kháng đông ở giai đoạn bảo quản nguyên liệu đầu vào, pha loãng mủ dùng hóa chất chống oxy hóa Na2S2O5 2% để giữ màu mủ, dùng hóa chất đánh đông là CH3COOH và HCOOH.
  • Quy trình sản xuất mủ kem: Sử dụng hóa chất NH3, C12H27NO2 kháng đông, (NH4)2HPO4 xử lý ion Mg2+ có trong mủ nước, lắng và gạn bỏ kết tủa.

Nước thải sản xuất phát sinh từ giai đoạn rửa, làm đông, gia công cơ học và rửa thiết bị, máy móc hoặc vệ sinh nhà xưởng.

Tính chất nước thải chế biến mủ cao su

Do quá trình chế biến mủ có sử dụng hóa chất nên nước thải thường có những đặc điểm sau đây:

  • BOD, COD cao, pH cao từ quá trình chế biến mủ nước

Trong quá trình chế biến mủ nước: Nước thải protein hòa tan, acid foomic/ acid acetic, N-NH3, pH thấp (do quá trình đánh đông mủ dùng acid), pH cao (sản xuất mủ kem), BOD, COD cao.

Tính chất nước thải chế biến mủ kem:

TT Chỉ tiêu DVT Giá trị
1 pH 8
2 Xác định nhu cầu oxy hóa học (COD) mg/l 8000
3 Tổng Nitơ mg/l 398
4 Tổng Phốtpho mg/l 208

(Nguồn: Nhà máy Tân Lập – Bình Phước)

  • BOD, COD tương đối thấp, pH ở mức trung tính từ quá trình chế biến mủ đông

Quá trình chế biến mủ đông: BOD, COD thấp hơn quá trình chế biến mủ nước, pH thấp đến trung tính.

Hồ thu gom nước thải từ nhà máy chế biến cao su

Hình 3. Hồ thu gom nước thải từ nhà máy chế biến cao su.

Tính chất nước thải đặc trưng của mủ đông:

Stt Chỉ Tiêu DVT Kết Quả
Đầu vào Anoxic Đầu vào hiếu khí Đầu ra bể lắng
1 pH 7,4 7,7 7,2
2 COD mg/l 864 310 120
3 Nitrate (N-NO3-) mg/l KPH KPH 178
4 Nitrit (N-NO2-) mg/l KPH KPH 42
5 Amoni (N-NH4) mg/l 356 145 0,76
6 Tổng Nitơ mg/l 395 161 83
7 Phốtpho mg/l >10 >10 >10

(Nguồn: Nhà máy CS Nhật Nam)

Trong một nhà máy thường có nhiều quy trình sản xuất mủ khác nhau có thể hòa trộn để ổn định dòng thải đầu ra.

—–

Nước thải chế biến mủ cao su có thành phần ô nhiễm cao, do đó không được phép xả thải trực tiếp ra môi trường. Cần làm sạch đạt Quy chuẩn QCVN01-MT:2015/BTNMT trước khi xả thải ra môi trường để tránh làm ô nhiễm nguồn tiếp nhận. Liên hệ Biogency qua Hotline 0909 538 514 để được tư vấn phương án chi tiết.

>>> Xem thêm: Xử lý nước thải chế biến cao su từ mủ đến thành phẩm