Dự án nuôi cấy vi sinh Hệ thống XLNT chế biến mủ cao su (Công suất 1000 m3/nđ) bằng Công nghệ vi sinh Microbe-Lift

Nuôi cấy vi sinh nước thải mủ cao su yêu cầu kỹ thuật và chuyên môn cao do tính chất của nước thải cao su thường theo mùa. Hệ thống XLNT chế biến mủ cao su (Công suất 1000 m3/nđ) đã thực hiện thành công dự án nuôi cấy lại hệ vi sinh cho bể sinh học Aerotank chỉ trong thời gian 01 tháng bằng Công nghệ vi sinh Microbe-Lift.

Dự án nuôi cấy vi sinh Hệ thống XLNT chế biến mủ cao su (Công suất 1000 m3/nđ) bằng Công nghệ vi sinh Microbe-Lift

Ô nhiễm môi trường từ nước thải chế biến mủ cao su như thế nào?

Ô nhiễm nước thải từ các ngành công nghiệp chế biến mủ cao su đang là một vấn đề thách thức cho môi trường do số lượng nhà máy sản xuất cao su ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu về quá trình công nghiệp hóa và phát triển kinh tế đất nước.

Các nhà máy sản xuất mủ cao su là một trong những ngành công nghiệp thải ra lượng lớn nước thải. Việc xả thải một lượng lớn nước thải chưa qua xử lý triệt để từ các nhà máy chế biến mủ cao su gây nguy hiểm cho con người và môi trường.

Hệ thống xử lý nước thải chế biến mủ cao su thiên nhiên.

Hình 1. Hệ thống xử lý nước thải chế biến mủ cao su thiên nhiên.

Tác động tiêu cực của nước thải chế biến mủ cao su thiên nhiên đối với môi trường đòi hỏi cần phải có các phương pháp xử lý đạt được hiệu quả cao nhất.

Tuy ở Việt Nam đã có nhiều công nghệ sẵn có được thiết lập và đưa vào sử dụng để xử lý nước thải chế biến mủ cao su nhưng chất lượng nước thải đầu ra còn kém và nồng độ các chất ô nhiễm cao hơn Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến cao su thiên nhiên (QCVN 01:2015/ Bộ Tài nguyên và Môi trường). Trong đó, một trong những chỉ tiêu khó xử lý nhất chính là chỉ tiêu Amonia Nitơ.

Bảng phân tích các thành phần ô nhiễm của nước thải chế biến mủ cao su:

STT Chỉ tiêu Đơn vị Đầu ra Anoxic 1 Đầu ra Anoxic 2
1 COD mg/l 554 283
2 Tổng Nitơ mg/l 240 145
3 Tổng Photpho mg/l 13 10
4 pH 7.7 7.6

Tóm tắt sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến mủ cao su thiên nhiên

Quá trình sản xuất mủ cao su thiên nhiên chỉ diễn ra khi mùa mưa bắt đầu (thông thường từ tháng 4 đến tháng 11 hàng năm). Điều này gây khó khăn cho các nhà vận hành hệ thống xử lý nước thải trong việc khởi động lại hệ thống xử lý nước thải khi cao su “vào mùa”.

Là một loại nước thải khó xử lý với nhiều chỉ tiêu ô nhiễm nồng độ cao, sơ đồ công nghệ xử lý của loại nước thải này cũng khá phức tạp. Thông thường, hệ thống xử lý nước thải cao su sẽ áp dụng công nghệ xử lý nước thải dưới đây:

Tóm tắt sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến mủ cao su.

Hình 2. Tóm tắt sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến mủ cao su.

Dự án nuôi cấy vi sinh nước thải mủ cao su công suất 1000 m3/nđ bằng Công nghệ vi sinh Microbe-Lift

Mục tiêu dự án: Nuôi cấy vi sinh nước thải mủ cao su để khởi động lại hệ vi sinh cho các bể hiếu khí Aerotank trong Hệ thống XLNT chế biến mủ cao su công suất 1000 m3/nđ.

Thời gian thực hiện dự án: 01 tháng.

Sản phẩm sử dụng: Men vi sinh Microbe-Lift IND.

Men vi sinh Microbe-Lift IND chuyên dùng để nuôi cấy vi sinh nước thải mủ cao su.

Hình 3. Men vi sinh Microbe-Lift IND chuyên dùng để nuôi cấy vi sinh nước thải mủ cao su.

Lý do lựa chọn Microbe-Lift IND: 

  • Vi sinh xử lý nước thải cao su Microbe-Lift IND là sản phẩm chuyên cho xử lý sinh học thiếu khí và hiếu khí, chứa quần thể vi sinh được nuôi cấy dạng lỏng hoạt động mạnh gấp 5 đến 10 lần vi sinh thông thường.
  • Tăng hàm lượng MLSS, tăng hiệu suất xử lý sinh học lên tối đa 85%.
  • Chịu được tải lượng COD cao lên đến 12.000 mg/l.
  • Phân hủy được những hợp chất hữu cơ khó phân hủy như Benzene-, Toluene- hoặc Xylene- (BTX).
  • Giảm hiện tượng vi sinh bị chết do tải lượng đầu vào tăng cao.
  • Phục hồi nhanh Hệ thống xử lý nước thải sau khi bị sự cố, tăng hiệu suất xử lý.

Liều lượng sử dụng:

  Liều lượng vi sinh Microbe-Lift IND để nuôi cấy vi sinh nước thải mủ cao su công suất 1000 m3/nđ
Hiếu khí 1 Hiếu khí 2 Hiếu khí 3 Hiếu khí 4
Liều lượng/ tháng 8 gallons 4 gallons 4 gallons 16 gallons
Tổng cộng 32 Gallons

Kết quả đạt được:

Sau thời gian một tháng nuôi cấy vi sinh nước thải mủ cao su cho hệ thống 1000 m3/nđ, kết quả đạt được vượt ngoài mong đợi:

  • Nước trong, bông bùn to và lắng nhanh sau 02 tuần.
  • Nồng độ MLVSS đạt từ 2000 – 2500 mg/l sau 04 tuần.

Hàm lượng bùn tăng nhanh sau khi sử dụng công nghệ vi sinh Microbe-Lift.

Hình 4. Hàm lượng bùn tăng nhanh sau khi sử dụng công nghệ vi sinh Microbe-Lift.


Sử dụng Microbe-Lift IND để nuôi cấy vi sinh nước thải mủ cao su được đánh giá là một giải pháp vừa an toàn cho công nhân, lại hiệu quả và giảm được thời gian nuôi cấy do mật độ vi sinh vật cao, hoạt tính mạnh. Bên cạnh đó, Microbe-Lift IND cũng có khả năng xử lý BOD, COD, TSS nhanh, đạt chuẩn chỉ từ 3 – 4 tuần. Hãy liên hệ ngay đến Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết.

>>> Xem thêm: Giải quyết “nỗi đau” của nhà máy xử lý nước thải chế biến mủ cao su thiên nhiên bằng men vi sinh Microbe-Lift