Xử lý nước thải chế biến cao su từ mủ đến thành phẩm

Nước thải từ các nhà máy chế biến mủ cao su chưa được xử lý triệt để là một trong những nguyên nhân làm cho tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng. Vì vậy việc xử lý nước thải chế biến cao su là một vấn đề quan trọng cần phải giải quyết.

Xử lý nước thải chế biến cao su

Nguồn gốc phát sinh nước thải cao su

Nước thải chế biến mủ cao phát sinh chủ yếu từ các công đoạn khuấy trộn, làm đông, gia công cơ học và nước rửa máy móc, bồn chứa. Theo Viện nghiên cứu cao su Việt Nam, lượng nước thải phát sinh trung bình trong chế biến cao su thành phẩm tại nước ta khoảng 25m3 nước thải/tấn sản phẩm.

Hệ thống xử lý nước thải chế biến cao su

Hình 1. Hệ thống xử lý nước thải chế biến cao su.

Đặc trưng của nước thải chế biến cao su

Thành phần và đặc tính của nước thải tại mỗi công đoạn chế biến cao su thường khác nhau.

  • Nước thải trong quá trình vận chuyển, tồn trữ mủ cao su có pH và N–NH3 cao do sử dụng amoniac để bảo quản chống đông tụ.
  • Tại các công đoạn khác, do sử dụng axít làm chất đông tụ cùng với sự phân huỷ sinh học Lipid và Photpho Lipid tạo thành các axit béo bay hơi, nước thải thường có độ pH thấp trong khoảng 5 – 6.

Hàm lượng COD trong nước thải chế biến cao su khá cao, có thể lên đến gần 10.000 mg/l. Đồng thời mùi hôi thối sinh ra do men phân hủy protein trong môi trường acid. Chúng tạo thành nhiều chất khí khác nhau như: NH3, CH3COOH, H2S…

Thông số ô nhiễm của một nhà máy xử lý nước thải chế biến cao su từ mủ đến thành phẩm

Hình 2. Thông số ô nhiễm của một nhà máy xử lý nước thải chế biến cao su từ mủ đến thành phẩm.

Để hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm thiểu tác động đến con người, theo quy định mỗi nhà máy sản xuất cao su cần có hệ thống xử lý nước thải đảm bảo đạt tiêu chuẩn xả thải đầu ra theo đúng quy chuẩn.

Quy chuẩn giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải cao su trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận theo quy định QCVN 01-MT : 2015/BTNMT.

QCVN 01-MT : 2015/BTNMT về các thông số ô nhiễm trong nước thải cao su

Hình 3. QCVN 01-MT : 2015/BTNMT về các thông số ô nhiễm trong nước thải cao su.

Trong đó:

  • Cột A Bảng 1 quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải sơ chế cao su thiên nhiên khi xả ra nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
  • Cột B Bảng 1 quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải sơ chế cao su thiên nhiên khi xả ra nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

Mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận nước thải được xác định tại khu vực tiếp nhận nước thải.

Phương pháp áp dụng để xử lý nước thải chế biến cao su

1. Phương pháp cơ học để loại bỏ chất rắn có kích thước lớn, không tan

Phương pháp xử lý nước thải cao su bằng cơ học là sử dụng song chắn rác hoặc lưới chắn để tách các chất rắn không tan, có kích thước lớn, lơ lửng ra khỏi nước thải dưới tác dụng của lực ly tâm hoặc trọng lực.

2. Phương pháp hóa – lý để trung hòa nước thải

Đây là phương pháp sử dụng hóa chất keo tụ để trung hòa nước thải về độ pH 6.5 – 8.5, sau đó, tách các chất lơ lửng ở dạng keo có kích thước lớn ra khỏi nước thải. Quy trình bao gồm các công đoạn xử lý sau bể keo tụ – tạo bông.

3. Phương pháp sinh học để xử lý chất ô nhiễm, đưa nước thải đạt chuẩn xả thải

Phương pháp này dùng để phân hủy các chất hữu cơ ô nhiễm có trong nước thải cao su nhờ vào hoạt động của các vi sinh vật.

Nước thải cao su có nồng độ chất ô nhiễm cao và là loại nước thải khó xử lý nên cần phải kết hợp nhiều phương pháp xử lý từ cơ học, hóa học, lý học đến sinh học để đưa nước thải đạt ngưỡng quy chuẩn đầu ra.

Cách tăng hiệu suất xử lý nước thải chế biến cao su

Trên thực tế nhiều hệ thống trong quá trình vận hành hệ thống thường gặp không ít khó khăn đối với vi sinh như bị sốc tải, bùn mịn, khó lắng, lắng nước không trong …hoặc hệ thống xây dựng đã lâu hiệu suất xử lý không cao, khiến nước thải xử lý không triệt để, tốn kém chi phí vận hành.

Để khắc phục tình trạng này, cách tối ưu nhất là bổ sung men vi sinh Microbe-Lift IND. Đây là dòng men vi sinh dạng lỏng, sở hữu 13 chủng vi sinh chuyên biệt có hiệu suất hoạt động cao gấp 5-10 lần vi sinh thông thường. Đồng thời với công nghệ nuôi cấy độc quyền giúp vi sinh thích nghi tốt các môi trường, hoạt động tốt, đặc biệt đối với những nước thải có chứa nồng độ chất hữu cơ, Amoni và Nitơ cao.

Men vi sinh Microbe-Lift IND cho thấy hiệu quả khi xử lý tốt nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải chế biến cao su.

Hình 4. Men vi sinh Microbe-Lift IND cho thấy hiệu quả khi xử lý tốt nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải chế biến cao su. 

Lợi ích khi bổ sung men vi sinh Microbe-Lift IND:

  • Giảm BOD, COD, TSS sau 3 – 4 tuần.
  • Phục hồi và giảm các hiện tượng sự cố về bùn sau 2 – 3 tuần.
  • Tăng cường quá trình khử Nitrat, do chứa chủng vi sinh Khử Nitrat Pseudomonas sp giúp giảm Nitơ tổng.

Ngoài ra với các hệ thống có hàm lượng Amoni cao có thể bổ sung thêm men vi sinh Microbe-Lift N1 để tăng hiệu suất xử lý Nitơ. Men vi sinh Microbe-Lift dễ sử dụng, dễ vận hành, dễ bảo quản. Đội ngũ kỹ thuật viên của Biogency sẽ hỗ trợ bạn cách sử dụng men vi sinh hiệu quả nhất, đồng thời tối ưu được chi phí trong thời gian dài.

  • Hiện trạng hệ thống xử lý nước thải chế biến cao su trước khi dùng vi sinh Microbe-Lift:
Bể hiếu khí nổi bọt trắng trên bề mặt bể Bùn mịn và lắng chậm
Bể hiếu khí nổi bọt trắng trên bề mặt bể Bùn mịn và lắng chậm
  • Hệ thống sau khi đã khắc phục bằng vi sinh Microbe-Lift:
Đang sử dụng vi sinh Microbe-Lift IND Sau 1 tuần châm vi sinh bọt trắng đã hết Sau 2 tuần bông bùn to và lắng nhanh hơn
Đang sử dụng vi sinh Microbe-Lift IND Sau 1 tuần châm vi sinh bọt trắng đã hết Sau 2 tuần bông bùn to và lắng nhanh hơn

Xử lý nước thải chế biến cao su từ mủ đến thành phẩm quan trọng cần vận hành đúng kỹ thuật và chọn đúng chủng loại vi sinh có khả năng xử lý chất ô nhiễm. Nếu hệ thống xử lý nước thải chế biến cao su của bạn đang gặp vấn đề cần được hỗ trợ, liên hệ ngay cho chúng tôi theo Hotline 0909 538 514. Biogency luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

>>> Xem thêm: Ứng dụng vi sinh Microbe-Lift xử lý hồ sinh học nhà máy sản xuất bia Hà Tây