Trong quá trình nuôi tôm hiện tượng nước ao tôm có màu xanh đậm có khá nhiều bà con gặp phải. Vậy nước ao tôm có màu xanh đậm báo hiệu điều gì và bà con cần làm gì khi thấy dấu hiệu này trong quá trình nuôi tôm? Hãy cùng Biogency tìm hiểu nhé!
Tại sao nước ao tôm có màu xanh đậm?
Nước ao tôm có màu xanh đậm hay có màu xanh rêu đã không còn xa lạ vì có rất nhiều bà con thấy tình trạng này trong quá trình nuôi. Câu hỏi tại sao nước ao nuôi có màu này cũng thường được bà con tìm kiếm và đặt ra trên các diễn đàn nuôi tôm.
Hình 1. Hình ảnh nước ao tôm có màu xanh đậm.
Thường khi nước ao nuôi tôm xuất hiện tình trạng có màu xanh đậm hay xanh rêu bà con sẽ thấy đi kèm với các hiện tượng sau:
- Nước có mùi hôi bốc lên.
- Các mảng, váng màu xanh nổi lên và trôi về hướng cuối gió.
- Vỏ tôm trong ao có xu hướng chuyển màu đen, ruột tôm có màu trắng đục hay trống ruột.
Tất cả các dấu hiệu trên đi kèm với màu nước ao tôm xuất hiện màu xanh đậm hay xanh rêu chính là dấu hiệu của việc tảo lam phát triển. Vậy điều này có phải là một dấu hiệu tốt cho ao tôm? Hay là một dấu hiệu cảnh báo cho bà con biết ao đang gặp tình trạng xấu?
Nước ao tôm có màu xanh đậm có tốt hay không?
Như đã nói ở phần trên, tảo lam phát triển chính là nguyên nhân dẫn đến nước ao tôm có màu xanh đậm hay xanh rêu. Vậy điều chúng ta cần biết chính là xác định được tảo lam có lợi hay có hại cho tôm để kịp thời có biện pháp xử lý thích hợp.
Hình 2. Hình ảnh tảo lam khi xem trên kính hiển vi và quan sát thực tế.
Tảo lam là một trong những loài tảo xuất hiện phổ biến trong hầu hết các ao tôm. Chúng có khả năng thích nghi và sức sống khá mạnh mẽ. Tuy nhiên chúng lại không hề có lợi cho tôm nuôi vì những lý do sau:
- Tảo lam tiết ra chất độc có mùi hôi vào môi trường nước.
- Khả năng phát triển cực kì nhanh khi gặp điều kiện thích hợp nên dễ gây ra hiện tượng tảo nở hoa, tạo điều kiện cho các vi khuẩn cơ hội (Vibrio) phát triển gây bệnh cho tôm.
- Tảo lam có lớp màng nhầy, khi bám vào mang tôm dễ làm tôm bị tắc nghẽn đường hô hấp.
- Tôm ăn phải tảo lam không tiêu hóa được sẽ gây ra các vết thương cho hệ tiêu hóa. Các bệnh đường tiêu hoá như viêm dạ dày, viêm ruột và hoạt tử gan sẽ xuất hiện trên tôm. Tôm cũng sẽ chậm lớn, ốm yếu và vỏ biến đổi màu khác thường.
- Sau khi tảo lam phát triển sẽ chết và bong tróc, sau đó nổi xác tảo lên bề mặt ao. Lượng xác tảo này phân hủy làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước ao nuôi do chúng sử dụng để phân hủy và tạo ra khí độc NO2, NH3, H2S,… gây ô nhiễm. Lúc này ao dễ dẫn đến việc bùng phát các dịch bệnh trên tôm, khiến tôm chết hàng loạt.
Hình 3. Tôm bị ngộ độc bởi tảo lam khiến vỏ tôm bị mềm, ốp thân, lệch cỡ, vỏ chuyển màu, tôm có dấu hiệu yếu, lờ đờ, tấp mé.
Như vậy, hiện tượng nước ao tôm có màu xanh đậm hay xanh rêu là một dấu hiệu báo động đến bà con nông dân. Bà con cần có các giải pháp xử lý kịp thời, đặc biệt cần kiểm soát được sự phát triển của tảo lam trong ao tôm. Điều này sẽ là yếu tố quyết định sự thành công trong mùa vụ của bà con.
Cần làm gì khi nước ao tôm có màu xanh đậm?
Bà con có thể thực hiện các biện pháp sau để cải thiện tình trạng này. Bà con chú ý cần áp dụng đồng thời và phối hợp để đạt được kết quả tốt nhất.
– Biện pháp hoá học: Sử dụng hóa chất diệt tảo
Bà con cần thực hiện các biện pháp hoá học này trong tình trạng tảo lam đã phát triển quá mức. Hóa chất BKC (Benzalkonium Chloride) là loại mà bà con có thể sử dụng để xử lý.
Liều lượng sử dụng hóa chất BKC (Benzalkonium Chloride) sẽ là khoảng 1lit/1000m3 nước ao nuôi. Bà con sẽ tiến hành sử dụng cho vào ao nuôi và tiến hành chạy quạt, sục khí liên tục từ 9 đến 10 giờ sáng.
Bà con chú ý cần xử lý giảm tảo bằng hóa chất từ từ cho khi tảo chết sẽ làm mất nhiều oxy trong nước. Nếu thực hiện liên tục sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi. Vì vậy thời gian lý tưởng để thực hiện là xử lý cách nhau khoảng 10 ngày. Cần chạy quạt và sục khí liên tục để đảm bảo cung cấp đủ oxy cho tôm trong khoảng thời gian xử lý giảm tảo này.
– Biện pháp vật lý: Vớt tảo
Tiến hành thay nước tối thiểu 30% nước ao nuôi và thực hiện trong vòng 2 đến 3 ngày, mỗi ngày thay 1 lần. Điều này sẽ giúp cho nồng độ sinh dưỡng trong ao sẽ ít mật độ tảo, giảm điều kiện phát triển của tảo.
Việc chạy và sục khí vẫn cần thực hiện liên tục. Điều này vừa giúp cung cấp đủ oxy cho tôm vừa giúp tạo dòng chảy để gom các hợp chất hữu cơ tích tụ. Bà con sẽ dễ dàng trong việc loại bỏ các chất hữu cơ dư thừa tích tụ này, giải phóng khí độc và ngăn phân tầng nguồn nước. Đồng thời bà con cần vớt tảo thường xuyên và thay nước bề mặt ao.
– Biện pháp sinh học: Sử dụng men vi sinh kiểm soát tảo
Biện pháp sinh học là bà con sẽ bổ sung thêm các loại men vi sinh có lợi vào ao tôm. Các loại men vi sinh này sẽ hỗ trợ xử lý nước ao nuôi giữ được môi trường lý tưởng cho tôm phát triển và giảm lượng khí độc do tảo lam gây nên.
Hai loại men vi sinh hiệu quả để giải quyết vấn đề này là:
- Men vi sinh xử lý nước Microbe-Lift AQUA C: Giúp xử lý và làm sạch nước ao nuôi, phân hủy chất bẩn từ thức ăn thừa, phân tôm, phân hủy xác tảo tàn, tránh việc ô nhiễm nước ao…nhờ tổ hợp 13 chủng vi sinh hoạt động cực mạnh như: Bacillus amyloliquefaciens, Bacillus licheniformis, Bacillus subtilus, Clostridium butyricum, Methanomethylovorans hollandica, Pseudomonas citronellolis….
- Men vi sinh xử lý khí độc Microbe-Lift AQUA N1: Với 2 chủng vi sinh hiệu quả nhất trong xử lý khí độc là Nitrobacter và Nitrosomonas. Sản phẩm sẽ giúp giảm nhanh lượng khí độc do tảo lam gây ra. Ngăn khả năng phát sinh dịch bệnh trong ao tôm.
—
Vậy là bài viết này đã cho bà con biết nước ao tôm có màu xanh đậm báo hiệu điều gì và cách xử lý. Mong rằng bài viết này hữu ích và bà con có thể ứng dụng được vào thực tế. Nếu bà con còn thắc mắc hoặc gặp khó khăn trong quá trình thực hiện bà con hãy liên hệ với Biogency qua số HOTLINE 0909 538 514, đội ngũ kỹ sư thủy sản của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và cùng đồng hành với bà con để có mùa vụ thành công!
>>> Xem thêm: Tôm rớt đáy: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục