Tôm rớt đáy: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Tôm rớt đáy làm cho nhiều bà con nuôi tôm phải đau đầu. Vậy nguyên nhân dẫn đến việc tôm rớt đáy là gì? Và biện pháp nào giúp khắc phục tình trạng tôm rớt đáy để bà con nuôi tôm đạt hiệu quả cao? Biogency sẽ giúp bà con giải đáp qua bài viết dưới đây.

Tôm rớt đáy: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Nguyên nhân dẫn đến việc tôm rớt đáy

Tôm rớt đáy làm ảnh hưởng đến chất lượng tôm và năng suất mùa vụ của bà con. Nguyên nhân dẫn đến việc tôm rớt đáy có rất nhiều, có thể kể đến như:

– Sự thay đổi của các chỉ tiêu môi trường nước

Khi các chỉ tiêu của môi trường nước như: pH, độ kiềm, nhiệt độ, oxy, độ trong của nước, ô nhiễm từ đáy ao… đặt biệt là hàm lượng khí độc NH3, NO2 trong ao nuôi tôm tăng cao dẫn đến việc tôm bị mắc bệnh và rớt đáy hàng loạt.

Tôm rớt đáy do nhiễm khí độc

Hình 1. Tôm rớt đáy do nhiễm khí độc.

– Mật độ tôm nuôi dày, không có đủ không gian cho tôm phát triển

Số lượng tôm nuôi trong ao quá cao, dẫn đến khi lột xác làm cho hàm lượng vi lượng trong ao thay đổi khiến môi trường ao tôm trở nên xấu đi. Do đó, khi mật độ quá cao dễ gây ra các loại bệnh khiến tôm rớt đáy.

– Chất lượng thức ăn kém, thời tiết thay đổi, môi trường thiếu khoáng

Chất lượng thức ăn kém cũng ảnh hưởng đến đời sống của tôm. Tôm không nạp đủ dưỡng chất cho quá trình sinh trưởng và phát triển dẫn đến còi cọc, thiếu chất, dễ nhiễm bệnh và rớt đáy.

Tôm là động vật biến nhiệt, nhiệt độ của tôm phụ thuộc rất lớn vào nhiệt độ môi trường, do đó khi thời tiết thay đổi thất thường như mưa kéo dài, nắng gắt… rất dễ làm tôm bị sốc nhiệt và rớt đáy.

Môi trường thiếu khoáng cũng là một yếu tố dễ khiến tôm rớt đáy mà bà con cần quan tâm. Vì nhu cầu khoáng chất đối với tôm là điều không thể thiếu, nó ảnh hưởng đến quá trình sống và phát của tôm. Việc nước ao không có đầy đủ khoáng chất sẽ dẫn đến việc chết tôm do lột xác không thành công.

Khoáng chất rất quan trọng trong quá trình lột xác của tôm

Hình 2. Khoáng chất rất quan trọng trong quá trình lột xác của tôm.

Biện pháp khắc phục tôm rớt đáy bà con cần biết

Tôm rớt đáy nếu không được khắc phục kịp thời rất dễ khiến việc rớt đáy xảy ra hàng loạt, khó cứu vãn năng suất mùa vụ. Vì thế, bà con cần nắm một số biện pháp giúp phòng ngừa và khắc phục hiện tượng tôm rớt đáy trong suốt quá trình nuôi tôm để có một mùa vụ nuôi thành công.

Biogency chia sẻ đến bà con một số biện pháp giúp phòng tránh hiện tượng tôm rớt đáy và xử lý khi hiện tượng tôm rớt đáy xảy ra như sau:

– Vệ sinh ao nuôi trước khi bắt đầu thả tôm

Trước khi tiến hành thả tôm, bà con nên vệ sinh kỹ đáy ao, nếu là ao bạt thì nên vệ sinh kỹ bạt, tránh để lại các chất thải, cặn gây ô nhiễm nguồn nước, môi trường sống của tôm. Tạo môi trường thuận lợi cho tôm phát triển ngay từ đầu là một trong những cách giúp hạn chế các bệnh trên tôm và hiện tượng tôm rớt đáy.

Chuẩn bị ao tôm sạch là cách giúp nuôi tôm đạt chất lượng

Hình 3. Chuẩn bị ao tôm sạch là cách giúp nuôi tôm đạt chất lượng.

Thông thường, bà con đã vệ sinh ao một lần ngay sau khi thu hoạch tôm. Tuy nhiên, đối với những ao bạt mà mùa vụ trước bà con nuôi tôm có xuất hiện tình trạng tôm nhiễm bệnh nấm hay ao tôm để lâu ngày mới nuôi lại, trước khi thả giống bà con nên vệ sinh kỹ thêm một lần nữa bằng cách:

  • Đối với ao bị ô nhiễm, để lâu ngày: Chà bạt thật sạch, sau đó ngâm 2 – 3 tấc nước với 20kg Clorin cho 1.200m2 trong 1 ngày, đồng thời dùng bơm chìm hút nước Clorin này xịt rửa bờ ao, quạt, phao. Sau đó rút hết nước chứa Clorin ra và thả nước nuôi tôm đạt chất lượng vào.
  • Đối với ao tôm từng nhiễm bệnh nấm: Thực hiện các bước như ao tôm để lâu ngày ở trên, nhưng trước khi tiến hành chà bạt, bà con cần tiến hành xịt ướt bạt, rải vôi nóng (CaO). Sau khi chà bạt xong, bà con xịt ướt bạt rắc vôi nóng lên lần nữa, rồi mới cho nước vào ao khoảng 2 – 3 tấc ngâm Clorin như ở trên.

– Nuôi tôm với mật độ vừa phải

Thả tôm với mật độ quá dày sẽ khiến tôm thiếu không gian phát triển, khả năng lột bị hạn chế, và sẽ dễ dẫn đến hiện tượng tôm rớt đáy. Do đó, sau khi chọn được con giống chất lượng (tôm giống có nguồn gốc rõ ràng; tôm mẹ đảm bảo chất lượng; có phiếu xét nghiệm âm tính về các mầm bệnh đốm trắng, đầu vàng, taura…; cỡ tôm đạt 9 – 11 mm…) bà con nên thả tôm với mật độ vừa phải như sau:

  • Đối với ao có lót bạt: 100 – 150 con/m2.
  • Đối với ao đất: 60 – 80 con/m2.

– Lựa chọn thức ăn chất lượng và thay đổi chế độ ăn phù hợp cho tôm

Lựa chọn thức ăn chất lượng giúp tôm hấp thu tối đa dưỡng chất để phát triển và thay đổi chế độ ăn phù hợp cho tôm giúp tránh việc tôm bị nhiễm bệnh do ô nhiễm nguồn nước từ thức ăn dư thừa đọng lại dưới đáy ao.

Bà con có thể bổ sung thêm men đường ruột Microbe-Lift DFM giúp tôm tiêu hóa tốt, có đường ruột khỏe mạnh, từ đó làm giảm khả năng tôm nhiễm bệnh và rớt đáy.

– Sử dụng men vi sinh để khắc phục tình trạng tôm rớt đáy

Chất lượng môi trường nước nuôi kém, ao tôm xuất hiện khí độc là nguyên nhân hàng đầu khiến tôm rớt đáy. Khi hiện tượng rớt đáy đã xảy ra rải rác trong ao nuôi tôm, bà con nên khắc phục ngay bằng cách sử dụng men vi sinh xử lý khí độc NO2, NH3 để xử lý tình trạng này.

Một trong những dòng men vi sinh hàng đầu trong việc xử lý khí độc ao nuôi tôm đã được nhiều bà con tin dùng là Microbe-Lift AQUA N1. Microbe-Lift AQUA N1 giúp giải quyết vấn đề tôm rớt đáy do khí độc hiệu quả nhờ sở hữu 2 chủng vi khuẩn Nitrosomonas spNitrobacter sp chuyên cho quá trình xử lý khí độc ao nuôi tôm.

Men vi sinh xử lý khí độc Microbe-Lift AQUA N1

Hình 4. Men vi sinh xử lý khí độc Microbe-Lift AQUA N1.

Để men vi sinh Microbe-Lift mang lại hiệu quả khi sử dụng, bà con nên lưu ý một số yếu tố sau:

Sử dụng sản phẩm vào khung thời gian trời tối, khi đã hết ánh nắng mặt trời để đảm bảo vi sinh được hoạt động tốt.

  • Không được để sản phẩm ở những nơi có ánh mặt trời trực tiếp vì nó sẽ làm cho sản phẩm bị hư hỏng, dẫn đến việc sử dụng không đạt được hiệu quả cao.
  • Phải đảm bảo rằng độ kiềm trong ao nuôi tôm đạt mức 150mg/l. Nếu không thì việc xử lý khí độc trong ao nuôi sẽ không đạt được hiệu quả.

Ngoài việc phải hiểu về cách sử dụng sản phẩm, bà con cũng cần phải nắm rõ tình trạng của ao tôm để việc xử lý đạt hiệu quả:

  • Nồng độ NO2 trong ao tôm đo được là bao nhiêu (<= 5 mg/l, khoảng 5mg/l< NO2 < 10 mg/l hay NO2 > 10 mg/l), tùy vào nồng độ NO2 đã xuất hiện trong ao tôm mà liều lượng sử dụng men vi sinh Microbe-Lift AQUA N1 cũng khác nhau.
  • Nếu ao chưa xuất hiện NO2, bà con cũng hoàn toàn có thể sử dụng men vi sinh Microbe-Lift AQUA N1 với liều lượng thấp để ngăn chặn tình trạng xuất hiện khí độc.

Biogency khuyến khích bà con nên chủ động phòng ngừa hiện tượng tôm rớt đáy hơn là để tôm xuất hiện bệnh mới tìm cách chữa trị. Để được hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng men vi sinh Microbe-Lift cho ao tôm cũng như các giải pháp sinh học giúp nuôi tôm hiệu quả, bà con hãy liên hệ đến Biogency theo HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>>> Xem thêm: Cách cho tôm ăn như thế nào để mang lại hiệu quả?