Nước thải công nghiệp rất đa dạng, khác nhau về thành phần, tính chất, và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Loại hình công nghiệp, công nghệ sử dụng, quy trình sản xuất… Cũng vì thế mà công nghệ xử lý nước thải công nghiệp cũng có nhiều dạng khác nhau. Dưới đây Biogency sẽ giới thiệu đến bạn một công nghệ xử lý nước thải công nghiệp thường được các doanh nghiệp áp dụng hiện nay.
Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp nào thường được áp dụng hiện nay?
Nước thải công nghiệp là nước thải được sinh ra trong quá trình sản xuất các ngành công nghiệp, từ các công đoạn sản xuất và các hoạt động phục vụ cho sản xuất. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp thường áp dụng công nghệ xử lý nước thải công nghiệp dưới đây để xử lý chất ô nhiễm:
Hình 1. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải công nghiệp điển hình.
Theo sơ đồ trên, nước thải công nghiệp từ các nguồn phát sinh được dẫn về cụm bể thu gom. Bể này có chức năng tiếp nhận trung chuyển nước thải, tách dầu mỡ ra khỏi dòng nước thải. Rác, dầu mỡ sẽ được người vận hành thu gom định kỳ. Nước thải trong bể thu gom sẽ tiếp tục được đưa sang bể phản ứng hóa lý (Keo tụ – Tạo bông).
– Bể keo tụ, tạo bông
Tại bể keo tụ, tạo bông sẽ được bổ sung thêm các hóa chất trợ lắng và keo tụ, các chất ô nhiễm như các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, các cặn bẩn, hay ion kim loại… chúng sẽ kết dính với nhau tạo thành các bông bùn. Bông bùn được hình thành sẽ lớn dần lên và lắng xuống đáy, phần nước trong hơn sẽ được đưa về bể điều hòa.
– Bể điều hòa
Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa, ổn định lưu lượng và nồng độ nước thải, giúp quá trình vận hành được ổn định và liên tục cho các công trình xử lý, tránh hiện tượng hệ thống xử lý bị quá tải. Nước thải trong bể điều hòa được sục khí liên tục từ máy thổi khí và hệ thống phân phối khí nhằm tránh hiện tượng yếm khí cũng như lắng cặn dưới đáy bể. Sau đó nước thải sau bể điều hòa được bơm qua bể thiếu khí.
– Bể thiếu khí
Bể thiếu khí có chức năng xử lý Nitrat (trong nước thải dòng vào và dòng tuần hoàn lại từ bể hồi lưu), thủy phân các hợp chất hữu cơ phức tạp thành các hợp chất hữu cơ đơn giản, xử lý một phần các hợp chất hữu cơ thành CO2, H2O, CH4, H2S, sinh khối mới…
Hàm lượng BOD giảm đáng kể sau khi qua bể này. Nước sau khi qua bể xử lý thiếu khí được đưa sang bể hiếu khí MBBR để thực hiện quá trình xử lý hiếu khí.
– Bể MBBR
Tại bể MBBR sẽ sử dụng giá thể vi sinh di động MBBR nhằm tăng lượng vi sinh vật có sẵn để xử lý nước thải. Các vi sinh vật sẽ phân hủy hết các chất hữu cơ có trong nước thải. Tiếp đó, hệ thống thổi khí sẽ giúp khuấy trộn các giá thể trong bể nhằm đảm bảo các giá thể vi sinh được xáo trộn liên tục trong quá trình xử lý nước thải.
Hình 2. Bể MBBR được áp dụng trong công nghệ xử lý nước thải công nghiệp.
Quá trình phân hủy các chất hữu cơ bởi hệ vi sinh vật hiếu khí là tạo ra các chất vô cơ đơn giản như CO2, H2O, NO3-, … và sinh khối mới.
Nước thải sau khi qua bể MBBR vẫn còn có thành phần Nitrat cao (do quá trình Nitrat hóa xử lý Amoni tạo thành), cần được xử lý nhờ hệ vi sinh vật thiếu khí. Nước thải từ cuối bể hiếu khí sẽ được bơm tuần hoàn về đầu bể thiếu khí để giúp xử lý hiệu quả Nitrat. Nước thải sau quá trình xử lý sinh học hiếu khí sẽ được bơm qua bể lắng sinh học.
Hình 3. Giá thể trong bể MBBR.
– Lắng sinh học
Bể lắng sinh học có chức năng tạo thời gian lưu cần thiết để dưới tác dụng của trọng lực bùn cặn còn sót lại trong nước thải sẽ lắng xuống đáy bể, nước sau lắng được đưa sang bể khử trùng để loại bỏ vi sinh vật trong nước thải.
Bùn cặn thu được tại đáy bể lắng định kỳ được bơm về bể chứa bùn nhờ bơm bùn đặt chìm.
– Bể khử trùng
Bể này có chức năng loại bỏ các loại vi sinh vật gây bệnh ra khỏi nước thải bằng hóa chất khử trùng trước khi xả thải.
Làm thế nào để vận hành công nghệ xử lý nước thải công nghiệp hiệu quả?
Để vận hành công nghệ xử lý nước thải công nghiệp đạt được hiệu quả, an toàn, cán bộ kỹ thuật vận hành cần lưu ý một số điều sau:
- Nắm rõ các quá trình kỹ thuật và quy trình vận hành của hệ thống xử lý nước thải.
- Kiểm tra thường xuyên song chắn rác, lưới chắn rác hay giỏ thu rác để vệ sinh tránh tắc nghẽn hay tràn rác.
- Kiểm tra các thiết bị điện trong tủ điều khiển đảm bảo quá trình hoạt động ổn định.
- Kiểm tra sục khí ở bể hiếu khí và điều hòa là phải luôn liên tục để tránh tình trạng chết vi sinh và hình thành vùng kỵ khí gây mùi hôi.
- Kiểm tra nồng độ bùn ở bể vi sinh, bùn lắng tốt và nước trong để có đánh giá sơ bộ về tình trạng của hệ thống.
- Kiểm tra các thông số đầu vào và ra của nước thải sau xử lý để đánh giá hiệu quả có hệ thống.
- Theo dõi hoạt động của hệ thống để có thể kịp thời khắc phục khi xảy ra sự cố.
- Lưu lại các thông tin về vận hành bảo trì hằng ngày.
Để được tư vấn chi tiết hơn về công nghệ xử lý nước thải công nghiệp cũng như các giải pháp sinh học giúp tăng hiệu suất xử lý của công nghệ này, hãy liên hệ ngay đến Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh nhất!
>>> Xem thêm: 4 phương pháp xử lý độ màu trong nước thải công nghiệp dệt nhuộm