Máy thổi khí là một trong những thiết bị được sử dụng rộng rãi trong ngành xử lý nước thải tại các nhà máy sản xuất, khu công nghiệp, khu chế xuất… Máy thổi khí trong xử lý nước thải có những loại nào? Đặc điểm và công dụng của chúng ra sao? Để giải đáp những thắc mắc trên, mời bạn tham khảo những nội dung sau nhé!
Lợi ích của máy thổi khí trong xử lý nước thải
Đối với các khu công nghiệp, xí nghiệp sản xuất, các khu dân dư thì việc xử lý nước thải là điều cần được quan tâm. Vì vậy mà các hệ thống xử lý nước thải có vai trò rất quan trọng. Một trong những thiết bị hỗ trợ quá trình xử lý nước thải được các nhà máy chuyên sử dụng là máy thổi khí. Cùng Biogency điểm qua một số lợi ích mà máy thổi khí đem lại:
- Máy thổi khí trong xử lý nước thải có tác dụng điều hòa, ổn định môi trường trong bể, cung cấp khí oxy cho các sinh vật yếm khí để giai đoạn phân hủy các chất hữu cơ xảy ra nhanh hơn.
- Bên cạnh việc xử lý nước thải công nghiệp, máy thổi khí còn được dùng trong nhà máy sản xuất nước máy sạch. Trong các công đoạn thổi khí, máy nén không khí có tác dụng cung cấp khí oxy cho hệ thống, thực hiện sục khí, vô hiệu vi trùng, mùi hôi của các các chất hữu cơ, vô cơ khác.
- Máy thổi khí trong xử lý nước thải giúp tăng cường khí oxy hòa tan, đẩy nhanh quá trình oxy hoá chất bẩn hữu cơ có trong nước.
- Giúp cho lượng nước thải được hòa trộn với bùn hoạt tính, tạo điều kiện để vi sinh vật phát triển và tiếp xúc với các chất cần được xử lý.
- Giữ cho bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng, đảm bảo oxy dùng cho quá trình oxy hóa các chất hữu cơ.
Hình 1. Hệ thống máy thổi khí trong xử lý nước thải.
Các loại máy thổi khí được sử dụng phổ biến trong xử lý nước thải
Hiện nay trong ngành xử lý nước thải có ba dòng máy thổi khí được nhiều công trình sử dụng bao gồm: Máy thổi khí con sò, máy thổi khí kiểu root và máy sục khí chìm. Cùng Biogency tìm hiểu về các đặc điểm của ba dòng máy thổi khí trong xử lý nước thải này qua bảng dưới đây:
Hạng mục | Máy thổi khí con sò | Máy thổi khí kiểu root | Máy bơm sục khí chìm |
Cấu tạo | Là dòng máy với công suất hơn, thường được dùng trong các ngành xử lý nước thải, sản xuất công nghiệp và chế biến. Cấu tạo máy bao gồm: động cơ và cánh quạt gắn kết với nhau. |
Loại máy này được sử dụng nhiều trong các hệ thống mương oxy hóa. Cấu tạo của máy gồm có trục điều chỉnh, mô-tơ, cánh khuấy, hệ thống các dây cáp neo, khung nổi trên mặt nước và một số chi tiết khác ghép lại. |
Máy sục khí chìm được lắp đặt trong các hệ thống nhỏ, khu dân cư, tòa nhà, văn phòng, khách sạn,… Cấu tạo của máy gồm 1 bơm chìm và 1 vòi sục khí. |
Ưu điểm | Máy thổi khí con sò có kích thước nhỏ gọn, tiết kiệm điện năng, giá thành rẻ, tạo được lượng khí lớn lại ít gây ra tiếng ồn. | Máy được thiết kế không cần đến hệ thống đĩa phân phối khí, mà lấy oxy trực tiếp từ không khí và phân tán oxy vào nước tạo được dòng nước chảy. Vì vậy nếu gặp sự cố, dễ dàng kiểm tra và bảo trì. | Máy sục khí chìm ít gây ra tiếng ồn khi hoạt động, chi phí thấp, dễ dàng kiểm tra và bảo trì khi có vấn đề. |
Nhược điểm | Máy thổi khí con sò chỉ phù hợp với các công trình có lưu lượng nhỏ, chiều cao của bể thấp. | Công suất máy quá lớn, dẫn đến mức độ tiêu hao điện năng cũng lớn. | Máy có công suất thấp, lượng lưu khí nhỏ. |
Hình 2. Máy thổi khí con sò.
Máy thổi khí mang lại sự hiệu quả lớn, góp phần quan trọng trong việc điều hòa và tăng quá trình trao đổi khí hiện nay trong các hệ thống xử lý nước thải. Tùy vào ưu nhược điểm khác nhau mà lựa chọn loại máy thổi khí phù hợp.
Hy vọng rằng sau khi đọc xong bài viết trên bạn đọc sẽ có thêm kiến thức về máy thổi khí trong xử lý nước thải. Ngoài ra, để được tìm hiểu thêm về các giải pháp sinh học trong xử lý nước thải, bạn đọc hãy liên hệ ngay cho Biogency qua HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất!
>>> Xem thêm: Hóa chất xử lý nước thải chỉ nên sử dụng khi nào? Phương án nào có thể thay thế hóa chất?