Hiện nay, việc ứng dụng men vi sinh trong xử lý nước thải là đã khá quen thuộc với kỹ sư vận hành, ban quản lý hệ thống xử lý nước thải cũng như chủ đầu tư. Men vi sinh dùng trong xử lý nước thải hiện nay được sản xuất ở 2 dạng chính là: Dạng lỏng và dạng bột. Hãy cùng xem nội dung “So sánh hiệu quả của Men vi sinh dạng lỏng và Men vi sinh dạng bột” mà Biogency chia sẻ dưới đây và lựa chọn cho mình dạng men vi sinh phù hợp khi muốn xử lý các chỉ tiêu ô nhiễm của nước thải nhé!
Tổng quan về Men vi sinh trong xử lý nước thải
– Men vi sinh xử lý nước thải là gì?
Men vi sinh xử lý nước thải hiểu đơn giản là các dòng sản phẩm chứa các chủng vi sinh vật có khả năng xử lý các chất ô nhiễm có trong nước thải. Tùy theo chất ô nhiễm cần xử lý, mà mỗi dòng men vi sinh sẽ chứa các chủng vi sinh vật khác nhau, ví dụ như:
- Men vi sinh xử lý BOD, COD, TSS, thường sẽ chứa các chủng: Bacillus amyloliquefaciens, Bacillus licheniformis, Bacillus subtilis, Rhodopseudomonas palustris, Geobacter lovleyi, Pseudomonas citronellolis…
- Men vi sinh xử lý Nitơ, Amonia, thường sẽ chứa các chủng: Nitrosomonas, Nitrobacter.
- Men vi sinh xử lý bùn, thường sẽ chứa các chủng: Bacillus amyloliquefaciens, Bacillus licheniformis, Bacillus megaterium, Bacillus subtilis, Humic, humate…
- Men vi sinh xử lý mùi hôi, thường sẽ chứa các chủng: Bacillus amyloliquefaciens, Bacillus licheniformis, Bacillus megaterium, Bacillus subtilis…
– Vì sao việc ứng dụng men vi sinh trong xử lý nước thải ngày càng trở nên phổ biến?
Hiện nay, việc ứng dụng men vi sinh trong xử lý nước thải là đã khá quen thuộc với kỹ sư vận hành, ban quản lý hệ thống xử lý nước thải cũng như chủ đầu tư. Men vi sinh ngày càng được ứng dụng nhiều là do:
- Hầu hết các hệ thống xử lý nước thải hiện nay đều được xây dựng theo phương pháp xử lý nước thải sinh học, do đó việc sử dụng men vi sinh để xử lý nước thải là điều cần thiết.
- Men vi sinh dùng trong xử lý nước thải có tính an toàn cao, vì thành phần chính của men vi sinh là các chủng vi sinh vật có khả năng xử lý chất ô nhiễm trong nước thải, nhưng hoàn toàn không gây hại cho con người và môi trường. Do đó việc sử dụng men vi sinh thay vì hóa chất xử lý nước thải sẽ giúp môi trường trong sạch hơn, an toàn hơn.
- Hầu hết các chủng vi sinh vật xử lý nước thải đều có khả năng tự sinh sản, do đó liều lượng men vi sinh để bổ sung vào hệ thống để duy trì nước thải luôn đạt chuẩn là khá thấp, từ đó giúp tiết kiệm được chi phí vận hành.
Men vi sinh dùng trong xử lý nước thải hiện nay được sản xuất ở 2 dạng chính là: Dạng lỏng và dạng bột. Cơ chế hoạt động và hiệu quả của mỗi dạng men vi sinh khi được sử dụng trong hệ thống xử lý nước thải cũng có sự khác nhau. Hãy cùng xem tiếp nội dung “So sánh hiệu quả của Men vi sinh dạng lỏng và Men vi sinh dạng bột trên thị trường” mà Biogency chia sẻ dưới đây và lựa chọn cho mình dạng men vi sinh phù hợp khi muốn xử lý các chỉ tiêu ô nhiễm của nước thải nhé!
So sánh 2 dạng “Men vi sinh dạng lỏng” và “Men vi sinh dạng bột” trên thị trường hiện nay
– Các so sánh cơ bản về đặc tính của men vi sinh
Hạng mục so sánh | Men vi sinh dạng lỏng | Men vi sinh dạng bột |
– Về mật độ vi sinh | 3×10^7 CFU/mL Trung bình, mỗi ml men vi sinh dạng lỏng chứa mật độ vi sinh vật khoảng 3×10^7 CFU/mL. Nhìn chung, men vi sinh dạng lỏng có mật độ vi sinh vật thấp hơn men vi sinh dạng bột. |
5×10^9 CFU/g Trung bình, mỗi gram men vi sinh dạng bột chứa mật độ vi sinh vật khoảng 5×10^9 CFU/mL. Nhìn chung, men vi sinh dạng bột có mật độ vi sinh vật cao hơn men vi sinh dạng lỏng. |
– Về khả năng sống của vi sinh khi đưa vào hệ thống xử lý nước thải | Tối đa 99% Khi đưa vào hệ thống xử lý nước thải men vi sinh dạng lỏng, khả năng sống của các chủng vi sinh vật có thể đạt đến 99% vì các chủng vi sinh vật được bảo quản ở dạng lỏng – là dạng nguyên thủy của chúng khi được sản xuất ra, do đó sẽ ít thất thoát vi sinh hơn. |
Tối đa 80% Khi đưa vào hệ thống xử lý nước thải men vi sinh dạng bột, khả năng sống của các chủng vi sinh vật thường chỉ đạt tối đa đến 80% vì sau quá trình sản xuất, chúng đã phải trải qua quá trình sấy khô, chuyển thành dạng bột để bảo quản, do đó một lượng vi sinh vật yếu sẽ không còn khả năng sống sót sau quá trình này. |
– Về thời gian kích hoạt | 20 – 30 phút Men vi sinh dạng lỏng thường sẽ có thời gian kích hoạt nhanh hơn, vi sinh có thể kích hoạt ngay khi cho vào nước thải trong 30 phút, cứ 30 phút vi sinh sẽ tiến hành nhân đôi một lần. |
30 – 60 phút Men vi sinh dạng bột thường sẽ phải mất thêm thời gian ngâm ủ, hòa tan trong nước khoảng 30 phút – 60 phút để có thể kích hoạt, sau đó mới tiến hành nhân đôi. |
– Về cách sử dụng | Khi sử dụng men vi sinh dạng lỏng, chỉ cần lắc đều và đổ trực tiếp vào bể đối với men vi sinh xử lý nước thải và phun xịt trực tiếp lên bề mặt đối với men vi sinh xử lý mùi hôi. Nhìn chung, sử dụng men vi sinh dạng lỏng đơn giản hơn. |
Khi sử dụng men vi sinh dạng bột, cần hòa tan vi sinh vào nước, khuấy đều, chờ khoảng từ 30 phút đến 01 giờ để vi sinh kích hoạt, sau đó, đổ vào bể xử lý. Nhìn chung, sử dụng men vi sinh dạng bột phức tạp hơn. |
– Về vận chuyển và bảo quản | Men vi sinh dạng lỏng yêu cầu về nhiệt độ bảo quản khắt khe hơn, thường là từ 10°C – 40°C. Vận chuyển men vi sinh dạng lỏng cũng khó khăn hơn do chúng được bảo quản trong các chai/thùng bằng nhựa => dễ xảy ra rơi bể trong quá trình vận chuyển. |
Men vi sinh dạng bột vận chuyển và bảo quản nhìn chung là dễ dàng hơn so với men vi sinh dạng lỏng. |
– Về thời hạn sử dụng | Khi được bảo quản đúng cách, thời hạn sử dụng của men vi sinh dạng lỏng thời sẽ là 2 năm. Tuy nhiên, men vi sinh dạng lỏng bị giới hạn về thời gian sử dụng sau khi mở nắp để đảm bảo hiệu quả hoạt động tối đa của các chủng vi sinh vật, thường là 6 tháng sau khi mở seal niêm phong. |
Thời hạn sử dụng của men vi sinh dạng bột cũng thường là 2 năm và không có giới hạn về thời gian sử dụng sau khi mở sản phẩm. |
– Về chi phí | Chi phí để sản xuất ra các chai/thùng nhựa để bảo quản men vi sinh dạng lỏng và chi phí để duy trì được các chủng vi sinh sống là khá cao, do đó thông thường men vi sinh dạng lỏng sẽ có giá cao hơn. | Men vi sinh dạng bột thường sẽ có giá thấp hơn do ít tốn chi phí trong việc sản xuất vật liệu bảo quản và chi phí chuyển sang dạng vi sinh bột cũng tương đối thấp hơn. |
– So sánh về hiệu quả xử lý chất ô nhiễm của men vi sinh
Nếu chỉ so sánh về đặc tính của sản phẩm, có thể thấy rằng men vi sinh dạng bột sẽ chiếm nhiều ưu thế hơn so với men vi sinh dạng bột. Nhưng vì sao trong các hệ thống xử lý nước thải quy mô lớn hiện nay lại ưu tiên sử dụng men vi sinh dạng lỏng hơn?
Lý do là vì men vi sinh dạng lỏng tuy chỉ chứa một vài ưu thế, nhưng chúng lại có tính quyết định đến hiệu quả/hiệu suất xử lý chất ô nhiễm và chi phí đầu tư lâu dài. Cụ thể là:
Thứ nhất, khả năng sống của các chủng vi sinh vật và thời gian kích hoạt quyết định đến hiệu quả/hiệu suất xử lý chất ô nhiễm: Điều này men vi sinh dạng lỏng chiếm ưu thế hơn so với men vi sinh dạng bột. Hiệu quả khi sử dụng men vi sinh dạng lỏng được các kỹ sư vận hành và ban quản lý hệ thống xử lý nước thải đánh giá cao hơn so với men vi sinh dạng bột, cụ thể là cần ít thời gian hơn để đưa nước thải về trạng thái đạt chuẩn và dưới chuẩn.
Thứ hai, vi sinh vật được bảo quản ở dạng nguyên thủy, đảm bảo khả năng xử lý chất ô nhiễm vượt trội hơn: Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi hệ thống xử lý nước thải đang muốn xử lý các chỉ tiêu liên quan đến Nitơ, Amonia.
Hiện nay, trên thị trường có hai chủng vi sinh vật dùng trong xử lý Nitơ, Amonia hiệu quả nhất là Nitrosomonas và Nitrobacter. Sự kết hợp của 2 chủng này có khả năng chuyển hóa Amoni (NH4+) về dạng Nitrat (NO3-) – giai đoạn của quá trình Nitrat hóa, điều mà nhiều chủng vi sinh vật khác không làm được hoặc làm được nhưng không hiệu quả bằng.
Điểm đặc biệt của 2 chủng vi sinh Nitrosomonas và Nitrobacter là chúng rất khó để phân lập, nuôi cấy và bảo quản do không ở dạng bào tử, và càng khó khăn hơn khi không thể chuyển chúng sang dạng khô hoặc bột để bảo quản, nếu chuyển sang dạng bột Nitrosomonas và Nitrobacter sẽ bị mất khả năng hoạt động, khi đưa vào hệ thống xử lý nước thải sẽ không có khả năng xử lý Amoni, Nitrit.
Hình 1. Microbe-Lift N1 – Men vi sinh dạng lỏng chứa 2 chủng Nitrosomonas và Nitrobacter giúp xử lý hiệu quả các chỉ tiêu Nitơ, Amonia trong nước thải.
Thứ ba, về lâu dài men vi sinh dạng lỏng ít tốn chi phí hơn do liều dùng duy trì thấp: Mặc dù có chi phí đầu tư ban đầu khá cao, nhưng vì chứa các chủng vi sinh có hoạt tính mạnh, khả năng sống cao và hiệu quả xử lý chất ô nhiễm tốt, do đó liều dùng để duy trì cho các chỉ tiêu của nước thải luôn đạt chuẩn là khá thấp, giúp tối ưu hơn chi phí vận hành cho doanh nghiệp.
Kết luận, để đánh giá và lựa chọn dòng men vi sinh dạng lỏng hay dạng bột sử dụng trong hệ thống xử lý nước thải của mình, bạn cần quan tâm đến các yếu tố:
- Loại chỉ tiêu ô nhiễm bạn đang muốn xử lý là gì?
- Thời gian mong muốn để xử lý các chỉ tiêu ô nhiễm là bao lâu?
- Giới hạn khoảng chi phí đầu tư cho phép.
- Và một số yếu tố khác liên quan đến nội tại doanh nghiệp.
Hy vọng bài viết so sánh về “Men vi sinh dạng lỏng” và “Men vi sinh dạng bột” trên đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn. Để được tư vấn chi tiết hơn về các dòng men vi sinh dạng lỏng, đặc biệt là Men vi sinh dạng lỏng chứa 2 chủng Nitrosomonas và Nitrobacter trong xử lý Nitơ, Amonia, hãy liên hệ ngay HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu về Chu trình Nitơ và ứng dụng của nó trong xử lý nước thải