Kiểm soát ô nhiễm đối với nước rỉ rác là mối quan tâm trên toàn thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Xử lý nước rỉ rác đóng vai trò quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt hằng ngày của con người và cả toàn bộ hệ sinh thái nói chung. Cụ thể hơn về nước rỉ rác và cách xử lý nước rỉ rác sẽ được Biogency chia sẻ qua bài viết dưới đây.
Nước rỉ rác là gì?
Nước rỉ rác là sản phẩm phụ có nguồn gốc từ chất thải rắn đô thị do quá trình biến đổi vật lý, hóa học và sinh học của chúng và sẽ được hình thành trong các bãi chôn lấp, nhà máy đốt rác, nhà máy sản xuất phân compost và trạm trung chuyển với cường độ và độc tính cao. 4 nguồn nước là nguyên nhân hình thành nên nước rỉ rác là:
- Nước có trong rác chôn lấp và quá trình phân hủy rác.
- Nước mưa.
- Nước mặt, nước ngầm.
- Nước có trong vật liệu phủ.
Hình 1. Nước rỉ rác được hình thành từ quá trình phân hủy của rác thải.
Hàm lượng ô nhiễm trong nước rỉ rác
Hàm lượng ô nhiễm có trong nước rỉ rác phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: Nguồn gốc rác thải, thành phần, điều kiện tự nhiên, khí hậu tại khu vực chôn lấp, cũng như thời gian rác thải tồn tại…
Bảng dưới đây thống kê thành phần và hàm lượng ô nhiễm điển hình của bãi rác có phát sinh nước rỉ rác:
Hình 2. Thống kê thành phần và hàm lượng ô nhiễm điển hình của bãi rác có phát sinh nước rỉ rác.
Theo đó, trong một bãi chôn lấp tiếp nhận hỗn hợp chất thải đô thị, thương mại và công nghiệp hỗn hợp, nước rỉ rác của bãi chôn lấp thường bao gồm 4 nhóm chất gây ô nhiễm:
- Chất hữu cơ hòa tan (rượu, Axit, Aldehyde, đường mạch ngắn, v.v.).
- Các thành phần đa lượng vô cơ (các Cation và Anion phổ biến bao gồm Sunfat, Clorua, Sắt, Nhôm, Kẽm và Amoniac).
- Kim loại nặng (Pb, Ni, Cu, Hg).
- Các hợp chất hữu cơ Xenobiotic như chất hữu cơ Halogen hóa, (PCB, dioxin, v.v.).
Bên cạnh đó, một số chất gây ô nhiễm hữu cơ phức tạp cũng đã được phát hiện trong nước rỉ bãi chôn lấp. Các mẫu từ nước rỉ bãi chôn lấp thô và đã xử lý tạo ra 58 chất gây ô nhiễm hữu cơ phức tạp bao gồm 2-OH-benzothiazole trong 84% mẫu và axit perfluorooctanoic trong 68%. Bisphenol A, valsartan và 2-OH-benzothiazole lần lượt có nồng độ trung bình cao nhất trong nước rỉ rác thô, sau khi xử lý sinh học và sau khi thẩm thấu ngược..
Với nồng độ và hàm lượng ô nhiễm cao, nước rỉ rác phải được xử lý đúng cách trước khi thải vào nguồn tiếp nhận nước hoặc tái chế bằng phương pháp xử lý nước rỉ rác để đảm bảo đạt chuẩn theo QCVN 25:2009/BTNMT – QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI CỦA BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN.
>>> Xem thêm: Ảnh hưởng của nước rỉ rác đến môi trường như thế nào?
Phương pháp xử lý nước rỉ rác
Xử lý nước rỉ rác có thể ứng dụng phương pháp hóa xử lý lý kết hợp với xử lý sinh học. Trong đó, phương pháp xử lý sinh học là quá trình sử dụng hỗn hợp vi sinh vật và vi khuẩn nhằm phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước thải. Sơ đồ công nghệ xử lý nước rỉ rác điển hình bằng phương pháp hóa lý kết hợp sinh học như sau:
Hình 3. Sơ đồ công nghệ xử lý nước rỉ rác điển hình bằng phương pháp hóa lý kết hợp sinh học.
Trong giai đoạn xử lý nước rỉ rác bằng phương pháp sinh học, ngoài vi sinh vật bản địa trong các bể sinh học, ta có thể sử dụng các sản phẩm bổ trợ nhằm tăng hiệu suất và tăng tốc quá trình phân hủy các chất hữu cơ BOD, COD như Microbe-Lift IND và Microbe-Lift N1 chuyên khử Nitơ Amonia.
Hình 4. Men vi sinh Microbe-Lift giúp xử lý hiệu quả các chỉ tiêu ô nhiễm trong nước rỉ rác.
Tất cả các quá trình xử lý hóa và quá trình xử lý sinh học là hai quá trình kết hợp không thể tách rời để giúp nước thải đầu ra đạt được Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 25:2009/BTNMT về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Hình 5. Bể SBR pha nạp nước – Hệ thống xử lý nước rỉ rác.
Ưu điểm của men vi sinh Microbe-Lift trong xử lý nước rỉ rác:
– Microbe-Lift IND:
- Đưa chỉ tiêu BOD, COD, TSS về đạt chuẩn đầu ra chỉ trong 3 – 4 tuần.
- Thúc đẩy quá trình khử Nitrat, góp phần xử lý chỉ số Nitơ, Amonia đạt chuẩn.
- Chịu được tải lượng chất ô nhiễm cao trong nước rỉ rác.
- .v.v…
– Microbe-Lift N1:
- Xử lý Nitơ Amonia lên đến 99% và đưa nước thải về đạt chuẩn xả thải về Nitơ chỉ trong vòng từ 2 đến 4 tuần.
- Thúc đẩy quá trình Nitrat hóa diễn ra nhanh chóng và ổn định.
- Sử dụng được cho cả nước thải rỉ rác có nồng độ ô nhiễm cao.
- .v.v…
Liên hệ ngay Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn về cách xử lý nước rỉ rác hiệu quả, an toàn và tối ưu nhất!
>>> Xem thêm: Xử lý BOD cao trong nước rỉ rác như thế nào cho hiệu quả?