Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị chế biến thực phẩm với nhiều loại hình khác nhau như chế biến thủy hải sản, bánh kẹo, đồ uống có cồn, đồ uống có gas,… đang trên đà phát triển. Cùng với sự phát triển của ngành chế biến thực phẩm, yến sào cũng là một nhóm thực phẩm đang có sự phát triển cao. Cũng vì thế mà yêu cầu về xử lý nước thải cũng khắt khe hơn bởi nước thải sản xuất yến sào chứa nhiều thành phần, tính chất gây ô nhiễm môi trường.
Nguồn gốc phát sinh nước thải trong sản xuất yến sào
Quy trình sản xuất yến sào thường bao gồm 4 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Ngâm yến thô trong nước lạnh với nhiệt độ trung bình khoảng 28 độ C trong khoảng thời gian 2 tiếng để yến nở và hút nước đến độ bão hòa.
- Giai đoạn 2: Làm sạch yến. Dùng nhíp kẹp lấy sạch lông chim yến và tạp chất khỏi ổ, tách sợi bỏ vào rây giũ nhiều lần cho lông được tách sạch sẽ.
- Giai đoạn 3: Xếp các sợi yến vào khuôn để có hình dạng như ban đầu sau đó sấy khô.
- Giai đoạn 4: Kiểm tra chất lượng yến thành phẩm và đóng gói.
Trong 4 giai đoạn trên, có thể thấy nước thải sản xuất yến sào sẽ phát sinh chủ yếu ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2, thành phần trong nước thải chủ yếu là cặn TSS, chất hữu cơ COD, BOD, vi sinh vật.
Hình 1. Yến sào là thực phẩm được nhiều người tiêu dùng ngày nay quan tâm.
Thành phần, tính chất nước thải sản xuất yến sào
Nước thải sản xuất yến sào mang thành phần và tính chất đặc trưng của nước thải chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, do đặc trưng của nguyên liệu, nồng độ các chất ô nhiễm sẽ có sự khác biệt, cụ thể là:
- Hàm lượng TSS tương đối cao chủ yếu là lông yến, tạp chất, cặn vô cơ.
- Nước thải sản xuất yến sào trong điều kiện thiếu oxy sẽ gây phản ứng lên men yếm khí tạo thành H2S rất độc hại và có mùi hôi thối rất khó chịu.
- Các chỉ tiêu ô nhiễm BOD và COD trong nước thải sản xuất yến sào cũng vượt ngưỡng cho phép hàng trăm lần. Nếu nước thải chứa các chỉ tiêu vượt ngưỡng này được thải ra môi trường nước sẽ làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước, các nhu cầu của sinh vật trong nước không được đáp ứng sẽ làm chết hàng loạt vi sinh và thủy sản, gây mất cân bằng sinh thái.
Với đặc trưng ô nhiễm của nước thải cao, có thể thấy việc xử lý nước thải sản xuất yến sào đạt chuẩn là vô cùng cần thiết, được coi là một lợi thế cũng như bước tiến trong ngành của các công ty sản xuất nhằm đảm bảo cho môi trường bên ngoài và sức khỏe con người được an toàn và bền vững.
Công nghệ xử lý nước thải sản xuất yến sào đang được doanh nghiệp áp dụng hiện nay
Hình 2. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sản xuất, chế biến yến sào đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng.
Mô tả quá trình xử lý:
- Nước thải từ quá trình sản xuất sản xuất sẽ đưa về hệ thống thu gom và dẫn vào hố thu, các hố này thường có kích thước khá sâu. Trong quá trình dẫn về hố thu, nước thải sẽ đi qua song chắn rác và các loại rác có kích thước lớn như lông hoặc tạp chất sẽ được giữ lại.
- Nước thải từ hố thu sẽ chảy qua bể lắng cát với thời gian lưu lại tùy thuộc vào quá trình thiết kế của hệ thống nhằm lắng cặn lơ lửng và cát trong quá trình tẩy rửa yến.
- Sau đó, nước tiếp tục được dẫn qua bể điều hòa, điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải được ổn định, giúp nâng cao hiệu quả của quá trình xử lý phía phía sau. Tại bể điều hòa, nên lắp đặt máy thổi khí để xáo trộn nước thải nhằm làm giảm việc phát sinh mùi và lắng cặn.
- Ở bể Aerotank xử lý sinh học và vi sinh vật hiếu khí, các chất hữu cơ có trong nước thải sẽ được phân hủy bằng vi sinh. Vi sinh vật sẽ giúp phân hủy các chất hữu cơ có trong hệ thống xử lý nước thải sản xuất yến sào cũng như giảm BOD, COD, SS trong nước thải đầu ra của hệ thống. Máy thổi khí đặt trong bể hoạt động 24/24 để cung cấp đủ oxy cho vi sinh vật. Sau đó, bùn được tuần hoàn định kỳ từ bể lắng tới bể Aerotank với mục đích duy trì vi sinh vật có trong bể.
- Bể lắng có chức năng lắng bùn sinh học, sau đó bùn ở bể lắng được bơm vào bể nén bùn.
- Tại bể khử trùng, hóa chất khử trùng được bơm vào bằng bơm định lượng để tiêu diệt vi khuẩn và vi sinh có trong nước thải, đảm bảo yêu cầu khi xả thải.
- Nước sau xử lý đầu ra đạt QCVN 40:2011/BTNMT – QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP.
Làm thế nào để hệ thống xử lý nước thải sản xuất yến sào hoạt động hiệu quả?
Đối với hệ thống xử lý nước thải sản xuất yến sào, hệ thống xử lý sinh học đóng vai trò quan trọng, vì vậy cần có mật độ vi sinh cao để duy trì và ổn định hiệu suất xử lý COD, BOD, TSS. Men vi sinh Microbe-Lift IND sẽ được sử dụng cho bể hiếu khí.
Men vi sinh Microbe-Lift IND được lựa chọn để xử lý nước thải sản xuất yến sào bởi những ưu điểm sau:
- Giảm BOD, COD, TSS trong nước thải sản xuất yến sào hiệu quả.
- Giảm hiện tượng vi sinh chết do tăng cao tải lượng đầu vào.
- Phục hồi nhanh hệ thống xử lý nước thải sản xuất yến sào sau khi gặp sự cố.
- Tăng cường quá trình khử Nitrat với chủng vi sinh khử Nitrat Pseudomonas sp góp phần giảm Nitơ tổng, Ammonia, Nitrit, Nitrat.
- Đẩy nhanh quá trình phân hủy sinh học của toàn hệ thống.
- Giảm mùi hôi và lượng bùn thải.
Hình 3. Men vi sinh Microbe-Lift IND là sự lựa chọn tối ưu cho hệ thống sinh học hiếu khí trong xử lý nước thải sản xuất yến sào.
Xử lý nước thải sản xuất yến sào sẽ đơn giản hơn nếu biết cách sử dụng đúng loại men vi sinh xử lý nước thải và vận hành hệ thống hoạt động ổn định. Nếu có bất kỳ khó khăn nào trong xử lý nước thải sản xuất yến sào, bạn hãy liên hệ ngay Biogency qua HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất!
>>> Xem thêm: Chỉ tiêu nào thường bị vượt khi xử lý nước thải chế biến thực phẩm? Đâu là giải pháp khắc phục?